Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021

pdf 24 trang Người đăng ngahiepq2 Ngày đăng 29/03/2023 Lượt xem 380Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trạng nguyên môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021
1 
2 
ĐỀ THI TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 3 
(Năm học 2020 – 2021) 
SƠ KHẢO CẤP TRƯỜNG 
Bài 1: Khỉ con nhanh trí 
Em hãy giúp bạn khỉ nối ô trên với ô giữa và ô giữa với ô dưới 
để tạo thành từ đúng. 
Chú ý: Có những ô không ghép được với ô giữa. 
3 
Bài 2: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ ngữ để tạo thành câu. 
ồng ằng b đ 
 xuất quân. Sư tử bàn chuyện 
 có Đăng Lừa. Kì phố Đồng 
 cày ruộng vỡ Tháng ba ra. 
 thuỷ tình ân Nhớ ai tiếng hát chung. 
4 
 hương sen trời. Gặp mê đầm nở mà 
 nghỉ hè. quê Em ngoại về 
 Gió sắc. thắm tô đẫm nắng thơm, hương 
 Bác Mau tận đến Cà nhìn cuối trời. 
 đầu gọi trăng. Dang tay gió, đón gật 
5 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng. 
1. Trong câu ca dao dưới đây, những sự vật nào được so sánh với nhau? 
 Anh em như thể tay chân 
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. 
A. anh, em C. anh em, tay chân 
B. tay chân, rách lành D. anh em, đùm bọc 
2. Câu "Chim bay về đất phương nam." thuộc câu kiểu: 
• A. Ai thế nào? C. Ai là gì? 
B. Ai làm gì? 
D. Ở đâu? 
3. Dòng nào gồm những sự vật thường xuất hiện ở vùng nông thôn? 
 A. phố cổ, chung cư, xóm trọ 
 B. lũy tre, giếng nước, đồng lúa 
 C. trung tâm thương mại, siêu thị, công viên 
 D. rạp chiếu phim, nhà hát, toà nhà cao tầng 
4. Giải câu đố sau: 
 Bình thường dùng gọi chân tay 
Muốn có bút vẽ thêm ngay dấu huyền 
 Hỏi vào làm bạn với kim 
Có dấu nặng đúng người trên mình rồi. 
 Từ thêm hỏi là từ gì? 
 A. chải B. vải C. chỉ D. mở 
5. Trong bài tập đọc "Nhà rông ở Tây Nguyên", nơi nào là gian trung tâm? 
• A. nơi thờ thần làng • C. nơi có bếp lửa 
B. nơi nghỉ ngơi của mọi người 
D. nơi có nhà ăn 
6 
6. Đoạn thơ sau có bao nhiêu lỗi chính tả? 
 Con ghặp trong lời mẹ hát 
 Cánh cò trắng, rải đồng xanh 
 Con yêu màu vàng hoa mướp 
 "Con gà cục tác lá tranh". 
 (Theo Trương Nam Hương) 
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
7. Trong bài tập đọc "Đôi bạn", ai đã cứu cậu bé bị đuối nước ở giữa hồ? 
 A. Thành B. Mến C. Thương D. Trung 
 8. Dòng nào dưới đây thuộc câu kiểu "Ai thế nào?" ? 
• A. Hoàng tử thi bắn cung. C. Công chúa xinh đẹp. 
• B. Hoàng hậu ngồi chải tóc. 
D. Nhà vua tổ chức cuộc thi tài. 
9. Từ nào dưới đây không phải từ chỉ đặc điểm? 
 A. bát ngát B. gồ ghề C. trong trẻo D. hội hè 
10. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? 
 A. sâm lăng 
 B. chăn trở C. sâu nặng D. chiền miên 
7 
 THI HƯƠNG - CẤP HUYỆN 
Bài 1: Trâu vàng uyên bác 
Em hãy giúp bạn trâu điền từ còn thiếu vào chỗ trống. 
 Đen như củ thất 
 Danh thắng cảnh 
 Đồng hiệp lực 
 Tre dễ uốn 
 Rừng biển bạc 
 Mẹ tròn con 
 Chân đá mềm 
 Tay làm hàm tay quai miệng trễ 
Không có lửa làm sao có 
Thuốc đắng dã 
8 
Bài 2: Ngựa con dũng cảm 
Em hãy giúp bạn ngựa ghép từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải. 
 Hoa mai như tiếng sáo. 
 Tiếng gió vi vu bung nở vàng tươi. 
 Chú mèo lạch bạch đi trên sân. 
 Anh gà trống chăm chỉ tha mồi về tổ. 
 Cô vịt bầu nằm sưởi nắng bên cửa sổ. 
 Đàn kiến ưỡn ngực gáy vang. 
 Hoa khế lấp lánh trên bầu trời đêm. 
 Tiếng mưa từ từ lặn xuống sau dãy núi. 
 Ngôi sao bung nở từng chùm tím biếc. 
lấp lánh trên bầu trời đêm. 
 Mặt trời rào rào như thác đổ. 
9 
Bài 3: Trắc nghiệm 
Em hãy khoanh tròn trước chữ cái có câu trả lời đúng. 
1. Những sự vật nào được nhân hoá trong khổ thơ dưới đây? 
 Đồng làng vương chút heo may 
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim 
 Hạt mưa mải miết trốn tìm 
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. 
 (Đỗ Quang Huỳnh) 
 A. đồng làng, heo may, hạt mưa 
 B. vườn, tiếng chim, mầm cây 
 C. mầm cây, hạt mưa, cây đào 
 D. mắt, vườn, cây đào 
2. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? 
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các 
trùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và chải màu lúa non sáng 
dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần chụi, đen xám. Trên những bãi đất phù 
sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm 
đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. 
 (Theo Nguyễn Đình Thi) 
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
3. Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ viết đúng chính tả? 
 A. thức giậy, gianh giá, giục giã 
 B. gieo trồng, phút dây, dành dụm 
 C. giẫm đạp, đường ray, chui rúc 
 D. dinh dưỡng, giản dị, gia giẻ 
4. Trong bài thơ “Bàn tay cô giáo”, những sự vật được sáng tạo từ bàn tay cô sẽ tạo ra 
bức tranh về cảnh gì? 
 A. cảnh đêm khuya trên biển 
 B. cảnh hoàng hôn trên biển 
 C. cảnh buổi trưa trên biển 
 D. cảnh bình minh trên biển 
10 
5. Từ nào dưới đây không cùng nghĩa với các từ còn lại? 
 A. quốc gia B. đất nước C. non sông D. sông nước 
6. Câu ca dao dưới đây viết về địa danh nào? 
Đồng Đăng có phố Kì Lừa 
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. 
 A. Sơn La B. Cao Bằng C. Lạng Sơn D. Bắc Cạn 
7. Câu văn nào dưới đây sử dụng dấu phẩy chưa hợp lí? 
 A. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. 
 B. Bao năm rồi mà tôi vẫn không sao, quên được vị thơm ngậy của chiếc bánh khúc. 
 C. Bác sĩ, giáo viên là những người trí thức cống hiến hết mình cho đất nước. 
 D. Bầu trời mùa thu cao lồng lộng, thăm thẳm xanh. 
8. Giải câu đố sau: 
Có sắc: nhảy nhót lùm cây 
Bỏ sắc: sáng chín tầng mây đêm về. 
Từ có sắc, bỏ sắc là những từ nào? 
 A. cáo – cao B. sáo – sao C. dế - dê D. trắng – trăng 
9. Có bao nhiêu từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn dưới đây? 
 Cây rơm như một cây nấm khổng lồ không chân. Cây rơm đứng từ mùa gặt này 
đến mùa gặt tiếp sau. Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp, cho bữa ăn 
rét mướt của trâu bò. 
 (Phạm Đức) 
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được câu tục ngữ đúng: 
Ngựa chạy có , chim bay có  
 A. bầy - bạn B. bầy – đàn C. đàn - bạn D. đàn - bầy 
11. Đoạn văn dưới đây có bao nhiêu lỗi sai chính tả? 
 Ngủ một giấc dậy, tôi đã thấy dì mang trõ bánh lên. Vung vừa mở ra, hơi nóng nghi 
ngút. Những cái bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo sôi nếp trắng được đặt vào những 
miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm, chông đẹp như những bông hoa. 
 (Theo Ngô Văn Phú) 
 A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
11 
12. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây không chính xác? 
 A. Đi đến nơi, về đến chốn B. Đi sớm về khuya 
 C. Đi chào về hỏi D. Đi guốc đau bụng 
13. Bài tập đọc "Người liên lạc nhỏ" kể về người anh hùng nào? 
 A. Vừ A Dính B. Lý Tự Trọng 
 C. Nguyễn Văn Trỗi D. Nông Văn Dền 
14. Trong bài tập đọc "Cửa Tùng", người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như sự 
vật nào? 
 A. một chiếc cặp tóc bạch kim cài lên mái tóc bồng bềnh của biển 
 B. một tấm thảm khổng lồ làm bằng ngọc thạch 
 C. một chiếc khăn dát bạc cài vào mái tóc xanh của biển 
 D. một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển 
15. Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi "Ở đâu?" trong câu sau? 
Những tia nắng ấm áp dịu dàng chiếu khắp cánh đồng. 
 A. ấm áp B. những tia nắng C. khắp cánh đồng D. dịu dàng 
16. Giải câu đố sau: 
 Tên như con vật biển xa 
Hóa ra lại ở ngay nơi rất gần 
 Dẫu rằng đen, đỏ, tím, xanh 
Cũng đều vì sự học hành của ta. 
 Đố là từ gì? 
 A. tôm B. mực C. cua D. cá 
17. Dòng nào dưới đây phù hợp để đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong 
câu sau? 
 Cánh đồng làng như một tấm lụa màu thiên lí căng tít tận chân đê. 
 A. Cánh đồng làng ở đâu? B. Cánh đồng làng như thế nào? 
 C. Cánh đồng làng làm gì? D. Cánh đồng làng được miêu tả khi nào? 
18. Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? 
 A. trắc trở B. trắc nịch C. chung chuyển D. chen trúc 
12 
19. Dấu phẩy trong câu văn nào dưới đây được sử dụng đúng? 
 A. Giữa những đám, mây màu xám đục vòm trời hiện ra những khoảng xanh vời vợi. 
 B. Hai bên bờ sông những bãi ngô, bắt đầu xanh tốt. 
 C. Trưa nước biển, xanh lơ và khi chiều thì đổi sang màu xanh lục. 
 D. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau 
toả hương. 
20. Câu thơ nào dưới đây không xuất hiện hình ảnh so sánh? 
 A. Trẻ em như búp trên cành 
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. 
 (Hồ Chí Minh) 
 B. Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc 
 Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng. 
 (Đồng Xuân Lan) 
 C. Giàn giáo tựa cái lồng che chở 
 Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. 
 (Đồng Xuân Lan) 
 D. Quê hương là chùm khế ngọt 
 Cho con trèo hái mỗi ngày. 
 (Đỗ Trung Quân) 
21. Thành ngữ nào dưới đây viết đúng? 
 A. Muôn nhà như một B. Muôn dân như một 
 C. Muôn người như một D. Muôn màu như một 
22. Ai được nhân dân tôn là "Ông tổ nghề thêu" ? 
 A. Trần Quang Khải B. Trần Quốc Tuấn 
 C. Trần Quốc Khái D. Trần Quốc Toản 
23. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với những từ còn lại? 
 A. tốt bụng B. hiền hậu C. nhân hậu D. nhân dân 
13 
24. Câu văn nào dưới đây có từ viết sai chính tả. 
 A. Giữa cánh đồng, có một túp lều bằng phên dạ màu vàng sỉn, xung quanh xếp 
 đầy những hàng gạch mới dòng. 
 B. Mặt trời chiếu vào những ngọn sóng nhỏ lăn tăn lóng lánh như những hạt 
 kim cương rải rác trên mặt biển. 
 C. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho đoàn quân danh dự 
 đứng trang nghiêm. 
 D. Trong rừng, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim chóc gọi nhau ríu ran không ngớt. 
25. Ai là tác giả của bài thơ "Anh Đom Đóm"? 
 A. Quang Huy B. Định Hải C. Võ Quảng D. Nguyễn Ngọc 
26. Bộ phận nào trong câu sau trả lời cho câu hỏi "Như thế nào?" ? 
 Những bông hoa mướp vàng tươi như những đốm nắng. 
 A. như những đốm nắng B. vàng tươi như những đốm nắng 
 C. những bông hoa mướp D. những bông hoa mướp vàng tươi 
27. Nhóm từ nào dưới đây có từ viết sai chính tả? 
 A. giúp đỡ, dỗ rành, giao lưu 
 B. giàn giáo, giãy giụa, rực rỡ 
 C. dược sĩ, rang cơm, róc rách 
 D. giơ tay, khu rừng, tứ giác 
28. Câu văn nào dưới đây sử dụng sai dấu phẩy? 
 A. Những buổi bình minh, mặt trời bẽn lẽn núp sau sườn núi. 
 B. Màn sương, trắng buông nhẹ trên mặt sông 
 C. Ngoài kia, bầu trời đang chở nặng những đám mây xám xịt. 
 D. Ánh trăng dát bạc trên những vòm lá um tùm, trải bạc xuống dòng sông lấp lánh. 
14 
29. Câu thơ nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa? 
 A. Tiếng suối trong như tiếng hát xa. 
 B. Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm. 
 C. Suối là tiếng hát của rừng. 
 D. Bác mặt trời đạp xe qua ngọn núi. 
30. Giải câu đố sau: 
 Không là thợ dệt 
 Không guồng quay tơ 
 Không học bao giờ 
 Chăng tơ bừa bãi. 
 Là con gì? 
 A. con muỗi B. con ong C. con nhện D. con bướm 
15 
THI HỘI - CẤP TỈNH 
Bài 1: Mèo con nhanh nhẹn 
Em hãy giúp bạn mèo ghép 2 ô đã cho để tạo thành cặp tương ứng. 
cuống quýt yêu đời quán quân lạc quan bát ngát 
 đồi mồi gần gũi kiên trì niềm nở rùa biển 
 bao la nhẫn nại vô địch vội vàng khoan thai 
 đon đả thong thả cố gắng nỗ lực thân thiết 
16 
Bài 2: Hổ con thiên tài 
Em hãy giúp bạn hổ sắp xếp lại trật tự các từ ngữ để tạo thành câu. 
 nước biếc Non xanh hoạ tranh như đồ 
• biếc 
 ngon mát, cơm. thì bát sạch Nhà sạch 
 thương cùng. nước một phải trong nhau Người 
 Mẹ che lá nghiêng nón về 
 nhỏ tre hương Quê cầu là 
17 
chuối hoa Rừng đỏ tươi xanh 
 Con như mẹ có măng bẹ. ấp 
 oà nh h ì b 
 xanh vườn cây. ruộng Nước lúa, về 
 nh á ân i 
18 
Bài 3: Điền từ 
1. Điền từ phù hợp vào chỗ trống: 
 Quê hương là cầu tre nhỏ 
 Mẹ về nón lá nghiêng che 
 Quê hương là đêm trăng tỏ 
 Hoa  rụng trắng ngoài hè. 
 (Theo Đỗ Trung Quân) 
2. Điền số thích hợp vào chỗ trống để được nhận xét đúng. 
 1. Ông ngoại là người tôi yêu thương nhất. 
 2. Hoa mận trắng xóa thung lũng Bắc Hà. 
 3. Bố em tập thể dục vào mỗi buổi sáng. 
Câu  là câu kiểu "Ai làm gì?". 
Câu  là câu kiểu "Ai là gì?". 
Câu  là câu kiểu "Ai thế nào?". 
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 
 Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè 
 Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. 
 (Theo Tế Hanh) 
Từ so sánh trong câu thơ trên là từ: .. . 
4. Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống: 
Người lao động trí óc có trình độ cao (bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, ) được gọi là . thức. 
5. Điền cặp từ trái nghĩa để hoàn thành câu tục ngữ sau: 
 Mau sao thì  vắng sao thì . . 
6. Điền số thích hợp vào chỗ trống: 
Vị trí nào thích hợp để điền dấu phẩy trong câu sau? 
Những âm thanh (1) của sự sống (2) trăm ngả tụ về (3) theo gió ngân lên (4) vang vọng. 
 (Theo Thi Sảnh) 
Đáp án: vị trí  
19 
7. Giải câu đố sau: 
 Bà già thì thích 
Trẻ nít không ưa 
Mất huyền, con vật cày bừa cho ta 
Thiếu đầu là của ông già 
Bay mũ thành thứ dân ta ăn nhiều. 
Từ mất dấu huyền là từ gì? 
Đáp án:  
8. Điền ch hoặc tr vào chỗ trống để được các từ đúng chính tả. 
 í thức ý í òn trĩnh 
9. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 
 Ai dậy sớm 
 Chạy lên đồi 
 Cả đất trời 
 Đang chờ đón. 
 (Theo Võ Quảng) 
Từ chỉ đặc điểm trong khổ thơ trên là từ:  
10. Điền tiếng bắt đầu bằng s hoặc x vào chỗ trống sau: 
Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà  để ở. 
20 
Bài 4: Trắc nghiệm 
1. Các từ được gạch chân trong đoạn thơ dưới đây thuộc nhóm từ nào? 
Gió sắc tựa gươm mài đá núi 
Rét như dùi nhọn chích cành cây 
Chùa xa chuông giục người nhanh bước 
Trẻ dắt trâu về tiếng sáo bay. 
 (Hồ Chí Minh) 
 A. từ chỉ sự vật B. từ chỉ hoạt động 
 C. từ chỉ tính chất D. từ chỉ trạng thái 
2. Quang Huy là tác giả của bài tập đọc nào dưới đây? 
 A. Bàn tay cô giáo B. Mùa thu của em 
 C. Về quê ngoại D. Bộ đội về làng 
3. Câu nào dưới đây sử dụng dấu phẩy hợp lí? 
 A. Tiếng chim không ngớt vang xa vọng mãi lên, trời cao xanh thẳm. 
 B. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập, quán riêng. 
 C. Biển lúa chín vàng óng dát một, lớp bạc óng ánh như thủy ngân. 
 D. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. 
4. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây viết đúng? 
 A. Con có cha như nhà có mái 
 B. Con hiền cháu ngoan 
 C. Sinh nghề lập nghiệp 
 D. Con hơn cha là nhà có phúc 
5. Bài tập đọc nào dưới đây viết về những kỉ niệm trong sáng và đẹp đẽ của ngày khai 
trường đầu tiên? 
 A. Mùa thu của em 
 B. Một trường tiểu học vùng cao 
 C. Nhớ lại buổi đầu đi học 
 D. Người lính dũng cảm 
21 
6. Dòng nào dưới đây có thể ghép với "chim én" để tạo thành câu kiểu "Ai là gì?"? 
 A. là sứ giả của mùa xuân 
 B. bay đến báo hiệu mùa xuân về 
 C. chao liệng trên nền trời xanh trong 
 D. bay về phương Nam tránh rét vào mùa đông 
7. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? 
 A. tài năng B. tài ba C. tài trợ D. tài giỏi 
8. Nhóm nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả? 
 A. chung chuyển, trạy chữa, chắc chở 
 B. trong chẻo, chích dẫn, chẩy hội 
 C. chách cứ, tranh dành, chôi chảy 
 D. trung bình, trợ giúp, trêu chọc 
9. Những câu ca dao dưới đây viết về nơi nào? 
Gió đưa cành trúc la đà, 
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương. 
 Mịt mù khói tỏa ngàn sương, 
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. 
 A. Hà Nam B. Hà Nội C. Hà Tĩnh D. Hà Giang 
10. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây viết đúng? 
 A. Học một biết nhiều 
 B. Đất lành chim bay 
 C. Nhường cơm sẻ bánh 
 D. Học rộng tài cao 
11. Tố Hữu là tác giả của bài tập đọc nào dưới đây? 
 A. Nhà bố ở B. Về quê ngoại 
 C. Tiếng ru D. Bàn tay cô giáo 
22 
12. Những dòng thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh? 
 A. Ông trời nổi lửa đằng đông 
 Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay. 
 (Trần Đăng Khoa) 
 B. Hạt mưa mải miết trốn tìm 
 Cây đào trước cửa lim dim mắt cười. 
 (Đỗ Quang Huỳnh) 
 C. Trăng tròn như mắt cá 
 Chẳng bao giờ chớp mi. 
 (Trần Đăng Khoa) 
 D. Mặt nước dập dềnh 
 Quanh thuyền sóng lượn. 
 (Nguyễn Trọng Hoàn) 
13. Những dòng thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp nhân hóa? 
 A. Quê hương là cầu tre nhỏ 
 Mẹ về nón lá nghiêng che. 
 (Đỗ Trung Quân) 
 B. Đây con sông như dòng sữa mẹ 
 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây. 
 (Hoài Vũ) 
 C. Ông sấm vỗ tay cười 
 Làm bé bừng tỉnh giấc. 
 (Đỗ Xuân Thanh) 
 D. Dòng sông con nước đầy vơi 
 Quê hương là một góc trời tuổi thơ. 
 (Nguyễn Đình Huân) 
23 
14. Dòng nào dưới đây có thể ghép với "các bạn học sinh" để tạo thành câu kiểu "Ai 
làm gì?"? 
 A. siêng năng, chăm chỉ học tập 
 B. ùa ra sân vui đùa vào giờ ra chơi 
 C. vô cùng thông minh và nhanh nhẹn 
 D. là mầm non tương lai của đất nước 
15. Câu nào dưới đây sử dụng dấu phẩy hợp lí? 
 A. Những âm thanh, của sự sống trăm ngả tụ, về theo gió ngân lên vang vọng. 
 B. Những chú gấu, đi kiếm mật ong về dự trữ thức, ăn cho mùa đông. 
 C. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. 
 D. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ, đi lại nườm nượp. 
16. Nhóm từ nào dưới đây gồm các từ viết đúng chính tả? 
 A. năng xuất, diễn suất, dũ dượi 
 B. tập chung, sương sườn, ghe suồng 
 C. xộc xệch, xao xuyến, trĩu nặng 
 D. sóng xánh, suồng xã, siêu vẹo 
17. Bài tập đọc nào dưới đây ca ngợi tinh thần yêu nước căm thù giặc, không quản 
ngại gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống Pháp? 
 A. Trên đường mòn Hồ Chí Minh 
 B. Bộ đội về làng 
 C. Ở lại với chiến khu 
 D. Em vẽ Bác Hồ 
18. Các từ được gạch chân trong đoạn thơ dưới đây thuộc nhóm từ nào? 
 Hoa treo đèn đỏ 
 Lá thắp nến xanh 
 Cây gạo mở hội 
 Mùa xuân trên cành. 
 ( Nguyễn Ngọc Hưng) 
 A. từ chỉ sự vật B. từ chỉ hoạt động 
 C. từ chỉ tính chất D. từ chỉ trạng thái 
24 
19. Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại? 
 A. hoà nhạc B. hoà bình C. hoà ca D. hoà tấu 
20. Nhà rông là nhà chung của buôn làng các dân tộc ở vùng nào dưới đây? 
 A. Miền núi phía Bắc 
 B. Đồng bằng sông Cửu Long 
 C. Duyên hải miền Trung 
 D. Tây Nguyên 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_trang_nguyen_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2020_2021.pdf