Đề thi Tiết 76: Kiểm tra tiếng Việt (bài số 3) lớp: 9 - Năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 747Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Tiết 76: Kiểm tra tiếng Việt (bài số 3) lớp: 9 - Năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Tiết 76: Kiểm tra tiếng Việt (bài số 3) lớp: 9 - Năm học: 2015 – 2016 môn: Ngữ văn thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát, chép đề)
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
 TIẾT 76: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (BÀI SỐ 3) LỚP: 9 - NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
A. MA TRẬN ĐỀ:
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biêt
Thông hiểu
Vận dung
Cộng
Cấp độ Thấp
Cấp độ Cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1: Từ vựng
Biết nghĩa của từ, nguồn gốc củatừ,các biện pháp tu từ, cấu tạo của từ.
Hiểu giá trị của biện pháp tu từ và nghĩa của từ
.
Xác định và phân tích các biện pháp tu từ đã được sử dụng
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2(C1,2)
1
10%
2(C3,5)
1
10%
1(C7)
2
20%
5
4
40%
Chủ đề 2:
Lời dẫn trực tiếp,lời dẫn gián tiếp
Nhận ra lời dẫn trực tiếp trong câu văn.
Viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1(C9)
3
30%
1
3
30%
Chủ đề 3:
Phương châm hội thoại.
Nhớ các PCHT đã học
.
Xác định PCHT trong tình huống cụ thể
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
2(C4,6)
1
10%
1(C8)
2
20%
3
3
30%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4
2
20%
3
3
30%
1
2
20%
1
3
30%
9
10
100%
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
 TIẾT 76: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (BÀI SỐ 3) LỚP: 9 - NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
Họ và tên HS: ......
Lớp: ..
Điểm:
Lời phê:
Đề: (Đề kiểm tra có 02 trang)
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) *Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là thành ngữ ?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.	 B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
C. Cao lương mĩ vị.	D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Câu 2: Nghĩa của từ “đồng chí” là:
A. Người cùng chung chí hướng,lý tưởng.	B. Những người nghèo.
C. Những người nông dân.	D. Những người cùng cảnh ngộ.
Câu 3: Trong câu thơ:”Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
A.So sánh.	B. Ẩn dụ.	C. Nhân hóa.	D. Hoán dụ.
Câu 4: Học sinh điền đáp án đúng, sai vào ô trống thích hợp:
STT
Nội dung
Đáp án
Đúng
Sai
1
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa ( PC về lượng).
2
Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay là không có bằng chứng xác thực (PC về chất)
3
Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (PC lịch sự).
4
Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (PC cách thức)
Câu 5: Hãy nối những dữ kiện ở cột A (ví dụ cụ thể) tương ứng với dữ kiện ở cột B (biện pháp tu từ):
Ví dụ cụ thể (A)
Biện pháp tu từ (B)
Đáp án
1
Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây.
a
So sánh
1 .
2
Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
b
Nhân hóa
2 .
3
Gác kinh viện sách đôi nơi,
Trong gang tấc lại gấp mười quan san.
c
Nói quá
3 .
4
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
d
Hoán dụ
4 .
e
Ẩn dụ
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (các phương châm hội thoại, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, các biện pháp tu từ): 
	Việc vận dụng các (1)cần phù hợp với đặc điểm của(2).(Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?)
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 7: (2điểm) Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Câu 8:(2 điểm) Cho biết các thành ngữ sau liên quan đến các phương châm hội thoại nào?
Nói có đầu có đũa.
Đánh trống lảng.
Nửa úp nửa mở.
Nói bóng nói gió.
Câu 9: (3 điểm) Dùng câu sau đây để viết thành lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu).
“Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù”.
 (Làng- Kim Lân)
Bài làm:
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN 
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN 
 TIẾT 76: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (BÀI SỐ 3) LỚP: 9 - NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát, chép đề)
ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
BIỂU ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM:
3đ
Câu 1: Chọn C
0,5
Câu 2: Chọn A
0,5
Câu 3: Chọn C
0,5
Câu 4: Chọn 1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ)
0,5
Câu 5: Chọn 1e, 2a, 3c, 4b (nếu sai 1-2 đáp án cho 0,25đ)
0,5
Câu 6: 1 (các phương châm hội thoại), 2 (tình huống giao tiếp)
(đúng 1 đáp án cho 0,25đ)
0,5
II. TỰ LUẬN:
Câu 7: -Đoạn thơ trích trong bài thơ Cây tre Việt Nam của Nguyễn Duy sử dụng nghệ thuật nhân hóa, điệp ngữ.
- Nhân hóa cây tre: “thân bọc lấy thân”, “tay ôm tay níu” quấn quýt nhau trong gió bão gợi lên tình yêu thương, đoàn kết giữa con người với con người.
* Mức đầy đủ: HS trả lời đúng hai ý trên.
* Mức chưa đầy đủ: Hs chỉ xác định được biện pháp tu từ mà không phân tích được.
* Mức không tính điểm: HS không có câu trả lời hoặc trả lời khác.
2đ
1,75à0,25
0
Câu 8: - Nói có đầu có đũa. à PC cách thức.
 - Đánh trống lảng. à PC quan hệ.
 - Nửa úp nửa mở. à PC cách thức.
 - Nói bóng nói gió. à PC quan hệ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 9: HS viết được đoạn văn có nội dung và sử dụng lời dẫn trực tiếp đã cho, số câu đúng theo yêu cầu.
* Mức đầy đủ: HS viết đoạn văn đúng theo yêu cầu.
* Mức chưa đầy đủ: Hs viết đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp nhưng chưa đủ số câu theo quy định, nội dung chưa đảm bảo.
* Mức không tính điểm: HS không có câu trả lời hoặc trả lời khác.
3đ
2,75->0,25
0
------- HẾT -------

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 76 HUE.doc