Đề thi thuyển sinh vào lớp 10 năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thuyển sinh vào lớp 10 năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thuyển sinh vào lớp 10 năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 9 thời gian làm bài: 120 phút
MÃ KÍ HIỆU ĐỀ THI THUYỂN SINH VÀO LỚP 10
. Năm học: 2015- 2016
 MÔN: Ngữ Văn 9
 Thời gian làm bài:120 phút
 ( Đề gồm 9 câu 01 trang)
I/ Đọc hiểu: (3điểm)
 Đoạn văn: 
“ Cổ họng tôi nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, thì tôi quyết về lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào:
A/ Tắt đèn. B/ Lão Hạc.
C/ Những ngày thơ ấu. D/ Tôi đi học.
Câu 2: Tác phẩm đó được viết theo thể loại nào:
A/ Truyện ngắn. B/ Hồi kí.
C/ Nhật kí. D/ Tiểu thuyết.
Câu 3: Tác phẩm đó có hoàn cảnh ra đời cùng giai đoạn lịch sử với tác phẩm nào?
A/ Lão Hạc. B/ Làng
C/ Những ngôi sao xa xôi D/ Chiếc lược ngà.
Câu 4: Câu văn: “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, thì tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.” Là kiểu câu nào:
A/ Câu đơn. B/ Câu ghép chính phụ.
C/ Câu ghép đẳng lập. D/ Câu đặc biệt.
Câu 5: Khổ thơ:
 Trăng cứ tròn vành vạnh
 kể chi người vô tình
 ánh trăng im phăng phắc
 đủ cho ta giật mình.
 Nêu ý nghĩa của hình ảnh “ Trăng, ánh trăng” trong đoạn thơ trên?
Câu 6: Hãy điền tiếp vào dấu (...) cho nhận định sau:
 	Bài thơ “ Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy được viết theo thể thơ...(1) hàm súc gợi nhắc trong ta về đạo lí...(2), và thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Câu 7: Viết 1 đoạn văn ( khoảng 10 dòng) nêu suy nghĩ của em về đạo lí được gợi ra từ khổ thơ trên.
II/ Làm văn: ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm): Cảm nhận về vẻ đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ :
 Không có kính rồi xe không có đèn.
 Không có mui xe thùng xe có xước.
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 ( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)
Câu 2: (4 điểm) Cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
MÃ KÍ HIỆU ĐÁP ÁN ĐỀ THI THUYỂN SINH VÀO LỚP 10
. Năm học: 2015- 2016
 MÔN: Ngữ Văn 9
I/ Đọc hiểu: (3điểm)
Câu1: 0,25 điểm
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: C
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu2: 0,25 điểm
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: B
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu3: 0,25 điểm
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: A
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu4 : 0,25 điểm
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: B
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu5: 0,5 điểm
- Mức độ tối đa: HS nêu được ý nghĩa của hình ảnh “ trăng, ánh trăng” trong khổ thơ cuối bài là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình chung thủy...
- Mức độ chưa tối đa: HS nêu được hoặc là “ hình ảnh ẩn dụ” hoặc là “tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình chung thủy” .
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu6: 0,5 điểm
- Mức độ tối đa: HS chọn đáp án: (1) – năm chữ ( hoặc ngũ ngôn); (2) – Uống nước nhớ nguồn ( hoặc Ăn quả nhớ kẻ trồng cây)
- Mức độ chưa tối đa: HS điền được (1) hoặc (2)
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
Câu7: 1,0 điểm
- Mức độ tối đa: HS viết được những yêu cầu sau:
+ Hình thức: (0.25 điểm) đúng 1 đoạn văn khoảng 10 dòng ( có thể hơn, kém 2 dòng)
+ Nội dung: - ý 1 ( 0,25điểm): Nêu được tên đạo lí gợi ra từ khổ thơ : Uống nước nhớ nguồn (hoặc Ăn quả nhớ kẻ trồng cây)
 - ý 2 ( 0,5 điểm): Biết liên hệ được đạo lí đó vào thực tế cuộc sống hôm nay - một cuộc sống với bao mối lo toan và nhiều mối quan hệ phức tạp... con người dễ quên đi những năm tháng đã qua, cũng có thể là thờ ơ với quá khứ... Vậy chúng ta phải có thái độ sống đúng đắn, biết sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ, biết trân trọng giữ gìn những năm tháng đã qua, những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ...
- Mức độ chưa tối đa: (0,5 điểm) HS có làm nhưng còn thiếu ý.
- Mức độ không đạt: không trả lời hoặc có câu trả lời khác
II/ Làm văn: 7 điểm
1/ Câu 1: (3 điểm)
- Mức độ tối đa: Học sinh cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
* Về phương diện nội dung: 
- Đúng kiểu bài nghị luận văn học- nghị luận về hình tượng trong 1 đoạn thơ.
- Bài viết làm nổi bật được vẻ đẹp tinh thần của người lính lái xe trong khổ thơ kết của bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Cụ thể là:
1/ Mở bài: 0,5 điểm
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giới thiệu khổ thơ và khái quát được nội dung của khổ thơ: ca ngợi tình yêu nước và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn những năm chống Mĩ.
2/ Thân bài :2 điểm.
HS cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Về nội dung: ( 1,25 điểm)+ Sự tàn phá ác liệt của bom đạn quân thù được hiện hữu qua dung mạo thô sơ đến trần trụi của những chiếc xe...
 + Vẻ đẹp tinh thần của người lính lái xe: yêu nước, dũng cảm, gan dạ, kiên cường ... với ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam...
 * Đó là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam, sẵn sàng “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” ...
- Về nghệ thuật: ( 0,75 điểm) Nêu được 
 + Ngôn ngữ giọng điệu trẻ trung sôi nổi ngang tàng tinh nghịch mang đậm chất anh hùng của người lính trẻ...
 + Hình ảnh thơ : độc đáo mang ý nghĩa khái quát hiện thực cao...
 + Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, liệt kê, hoán dụ- nhất là hình ảnh hoán dụ “ trái tim” kết thúc bài thơ....
3/ Kết bài: 0.5 điểm
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe- cội nguồi của sức mạnh giúp cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta thắng lợi...
- Cảm nghĩ của bản thân...
* Về phương diện hình thức: bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Mức độ chưa tối đa: ( 1,5 điểm) HS nhận nhưng còn sơ sài: thiếu ý, thiếu nghệ thuật, sai chính tả...
- Mức độ không đạt: HS không làm hoặc làm lạc đề
1/ Câu 2: (4 điểm)
- Mức độ tối đa: Học sinh cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
* Về phương diện nội dung: 
- Đúng kiểu bài nghị luận văn học- nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Bài viết làm nổi bật được nhân vật ông Sáu một người lính với tình yêu thương con và nỗi mong nhớ được gặp con, được nghe con gọi 1 tiếng “ Ba” trong những ngày về phép ngắn ngủi và những ngày tháng ở chiến trường...
Cụ thể là:
1/ Mở bài: 0,5 điểm
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, giới thiệu nhân vật ông Sáu một người cha với tình yêu thương con sâu nặng và tha thiết...
2/ Thân bài :3 điểm.
HS cần đảm bảo được các ý cơ bản sau:
- Về nội dung: ( 2 điểm) HS cần là rõ được những đặc điểm của nhân vật ông Sáu:
+ Ông Sáu trong những ngày nghỉ phép: một người cha yêu thương con, mong chờ khao khát được nghe con gọi mình là cha nhưng lại bị con cự tuyệt, xa lánh...
+ Niềm xúc động của ông Sáu khi bé Thu nhận ông là cha trước giây phút ông phải lên đường...
+ Tình yêu thương con của ông Sáu trong những ngày ở chiến trường được ông dồn vào việc làm cho con cây lược bằng ngà voi...
+ Sự hi sinh của ông Sáu...
- Về nghệ thuật: ( 1,0 điểm) Nêu được 
 + Nghệ thuật tạo dựng tình huống éo le- sự khốc liệt của chiến tranh...
 + Ngôn ngữ truyện mang màu sắc địa phương Nam bộ, tạo nên không khí thực của cuộc sống và con người Nam bộ...
 + Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo...
 + Cách lựa chọn ngôi kể thích hợp...
3/ Kết bài: 0.5 điểm
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn nhân vật và ý nghĩa truyện...
- Cảm nghĩ của bản thân...
* Về phương diện hình thức: bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu..
- Mức độ chưa tối đa: ( 2,0 điểm) HS nhận nhưng còn sơ sài: thiếu ý, thiếu nghệ thuật...
- Mức độ không đạt: HS không làm hoặc làm lạc đề.
 (Hết )
 PHẦN KÍ XÁC NHẬN
TÊN FILE ĐỀ THI: Đề thi và đáp án đề thi môn ngữ Văn vào lớp 10.
MÃ ĐỀ THI:
TỔNG SỐ TRANG: 04 TRANG 

Tài liệu đính kèm:

  • docV1.doc