PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 (Thời gian 120 phút - Không kể thời gian giao đề) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM) Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi lại vào tờ giấy thi. Câu 1. Dòng nào nêu không đúng hàm ý của câu thành ngữ “bóc ngắn, cắn dài”? A. Cách làm việc không hiệu quả. B. Chi tiêu phung phí, không biết lo xa. C. Cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. D. Làm thì ít mà ăn thì nhiều. Câu 2. Ý nào nêu không đúng về giá trị nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”? A. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. B. Ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc, nghệ thuật đối linh hoạt đã lột tả được thần thái, cốt cách của nhân vật. C. Sử dụng nhiều điển tích, điển cố, những biện pháp ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa tạo nên tính hàm súc, biểu cảm. D. Tả cảnh ngụ tình, kết hợp với nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật sâu sắc và tinh tế. Câu 3. Các câu “Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát.” sử dụng phép liên kết nào? Phép đồng nghĩa. B. Phép nối. C. Phép lặp từ ngữ. D. Phép thế. Câu 4. Dòng nào nêu đúng tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn văn sau? “Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tớikhông đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?” (Trích “Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê”) Căng thẳng và lo lắng. B. Hồi hộp và lo lắng. C. Bình thản và bất cần. D. Lo lắng và sợ hãi. Câu 5. Phần gạch chân trong câu văn sau thuộc thành phần nào? “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.” Thành phần khởi ngữ. B. Thành phần tình thái. C. Thành phần trạng ngữ. D. Thành phần phụ chú. Câu 6. Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim hót, nhành hoa, nốt trầm” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân. B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống. C. Là những mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ. D. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có. Câu 7. Tình huống nào sau đây cần viết thư (điện) thăm hỏi? Em được tin chị gái vừa nhận học bổng xuất sắc trong khóa học ở nước ngoài Em trai của em đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 cấp tỉnh. Đội bóng đá trường em đăng quang ngôi vô địch giải bóng đá thanh thiếu niên toàn huyện. Em được tin ở quê ông bà nội đang có dịch bệnh cúm gà H5N1. Câu 8. Những câu văn dưới đây cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên? “Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!...Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học cơ quan cháu ở dưới đấy” (Trích “Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long”) A. Dũng cảm, gan dạ. B. Khiêm tốn, thành thực. C. Chăm chỉ cần cù. D. Nhút nhát, thành thực. PHẦN II. TỰ LUẬN (8 ĐIỂM) Câu 1 (1,5 điểm) “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi” (Sang thu - Hữu Thỉnh - Sách Ngữ văn 9 tập 2 - trang 70) a. Giải thích nghĩa của từ “đứng” trong hai câu thơ? Từ “đứng” được sử dụng với vai trò của từ loại nào? b. Em hãy chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý của hai câu thơ? Câu 2 (2,5 điểm) Em hãy viết một bài văn ngắn về hiện tượng bắt nạt bạn bè trong nhà trường hiện nay. Câu 3 (4,0 điểm) Cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam qua bài thơ “Ánh trăng - Nguyễn Duy”. HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ TUYỂN SINH LẦN I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9 N¨m häc 2013 - 2014 PhÇn I tr¾c nghiÖm (2 điểm) Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D C A B C D B phÇn II tù luËn (8 điểm) C©u Néi dung §iÓm C©u 1 1,5®iÓm a. Giải thích nghĩa của từ “đứng” - Giải thích nghĩa của từ đứng: độ tuổi trung niên (hoặc “cứng tuổi”, “nhiều tuổi”) - Từ đứng trong câu thơ trên dùng với vai trò của tính từ (động từ chuyển sang tính từ) b. Nghĩa tường minh và hàm ý: - Nghĩa tường minh: Lúc sang thu đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, đồng thời cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn liền cùng với những cơn mưa rào mà mùa hạ thường có. - Nghĩa hàm ý: + “Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh. + “Hàng cây đứng tuổi” gợi liên tưởng đến những con người từng trải, bản lĩnh trước sóng gió của cuộc đời. + Đặt trong mạch cảm xúc của tác giả hai câu thơ đã mở ra ý nghĩa triết lí sâu sắc cho bài thơ: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh và cuộc đời.. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 2,5điểm 1. Hình thức: Câu hỏi kiểm tra học sinh kiến thức, phương pháp viết bài văn ngắn nghị luận xã hội về một vấn đề thiết thực trong các trường học hiện nay. Không hạn định độ dài cụ thể, không có điểm riêng cho hình thức bài văn song hs phải có kĩ năng viết bài có dung lượng phù hợp với mức độ điểm của câu hỏi. Nếu quá dài hoặc quá ngắn hoặc viết sai từ 3-5 lỗi chính tả, lỗi câu hoặc diễn đạt không lưu loát trừ 0,25 điểm A. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng: Bắt nạt bạn bè trong nhà trường hiện nay. B. Thân bài: 1. Giải thích bản chất hiện tượng: - Bắt nạt bạn bè trong nhà trường là những hành vi thô bạo, ngang ngược diễn ra trong phạm vi giữa các học sinh trong lớp, trong khối lớp hoặc giữa các học sinh ở trường học này với trường học kia gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác. - Bắt nạt bạn bè trong nhà trường hiện nay có xu hướng gia tăng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam, trở thành một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội. 2. Biểu hiện: - Học sinh lớp trên bắt nạt học sinh lớp dưới, học sinh nam bắt nạt học sinh nữ...Học sinh xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. - Ví dụ: + Doạ nạt bằng lời nói. Gọi tên chế giễu bạn. + Làm mất thanh thế của bạn và gia đình bạn. Gia đình của một bạn nào đó có hoàn cảnh không bình thường: Ví dụ nghèo đói hay cha mẹ li hôn.... cũng có thể bị mang ra trước lớp bàn luận. + Buộc tội sai, vu cáo bạn. + Nhận xét tiêu cực về ngoại hình của bạn, một khiếm khuyết về hình thức của bạn cũng bị mang ra làm trò đùa giễu cợt. + Bình luận về tình dục với bạn khác giới khi bạn không yêu cầu. - Bạn bè bắt nạt nhau còn được biểu hiện rõ như đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khoẻ, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực (Dẫn chứng: Chỉ cần làm rơi một quyển sách của bạn, mặc dù đã xin lỗi nhưng vẫn bị tát ; đấm đá, lăng mạ ; đe doạ bạn làm bạn sợ hãi, gây chuyện cãi lộn, không cho bạn gặp gỡ bạn bè, làm bạn bẽ mặt hoặc phớt lờ bạn trước nơi công cộng. + Xô đẩy, đụng chạm vào cơ thể bạn khi bạn không muốn. + Cưỡng ép xem sách báo, văn hoá phẩm đồi trụy... 3. Nguyên nhân: - Có thể do thiếu sự quan tâm của cha mẹ, gia đình và người thân. - Một số cha mẹ, giáo viên chưa gương mẫu, thậm chí còn thô bạo trong cách giáo dục các em, nhất là đối với hs cá biệt. - Cơ chế thị truờng, sự xuống cấp của đạo đức xã hội có ảnh hưởng xấu đến lứa tuổi thanh thiếu niên. - Xã hội chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. - Sự bùng nổ của phương tiện thông tin, nhất là Internet và điện thoại di động làm các em dành quá nhiều thời gian cho chát, yêu đương, chơi điện tử, xem phim ảnh thiếu lành mạnh. - Nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hoá, còn coi nhẹ dạy kỹ năng sống. 4. Hậu quả: - Học sinh bị bắt nạt bị ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, tới kết quả học tập. - Học sinh bắt nạt bạn bè: Sẽ phát triển không toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, mất dần nhân tính, làm gương xấu cho các bạn xung quanh, là mầm mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên của sự biến đổi xã hội, của lương tri con người, gây nguy hại cho gia đình và xã hội. 5. Mở rộng: - Bắt nạt bạn bè trong nhà trường hôm nay là 1 biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh. - Phê phán những học sinh có thái độ, hành vi bắt nạt bạn bè, những học sinh nhu nhược để bạn bè bắt nạt thái quá. - Cách khắc phục: + Học sinh cần chủ động tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn. Học sinh phải hạn chế xem phim hành động, phim bạo lực, rèn cho mình cách sống nhân ái hơn. + Cha mẹ hs thường xuyên theo dõi những thay đổi trong tư duy nhận thức, trong tâm lý tình cảm của con em mình để tư vấn, khuyên răn mang tính giáo dục. Tạo mối quan hệ thân thiện giữa cha mẹ và con cái. + Nhà trường cần thiết có những hình thức, biện pháp hiệu quả để giáo dục học sinh cá biệt, giáo viên thân thiện quan tâm rèn kĩ năng sống cho học sinh, tạo điều kiện để các em chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm thân thiện với bạn bè, thầy cô. + Cần có sự phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội C. Kết bài: - Nhấn mạnh hiện tượng bắt nạt bạn bè trong nhà trường hiện nay - Rút ra bài học 0,25 0,25 0,5 0, 25 0,25 0,75 0,25 Câu 3 (4,0điểm) Yêu cầu: Học sinh biết: Hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài thơ, biết phân tích đảm bảo mô hình bài nghị luận về tác phẩm thơ nói chung. Cụ thể: Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu nội dung khái quát của bài thơ. Thân bài: 1. Khái quát về vẻ đẹp ân tình thuỷ chung của con người VN. Tình cảm đó mang nét đẹp truyền thống của dân tộc và được Nguyễn Duy khắc hoạ rõ trong bài thơ " Ánh trăng" của ông. Phân tích bài thơ để thấy được nét đẹp ân tình thuỷ chung của con người VN. a. Nét đẹp ân tình thuỷ chung của con người VN được khắc hoạ theo dòng mạch cảm xúc của bài thơ. Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ của nhà thơ về nét đẹp đó men theo dòng tự sự đó mà bộc lộ. * Khổ 1+2.: Cảm nghĩ của người lính về vầng trăng trong quá khứ từ hồi nhỏ đến hồi chiến tranh người lính đã từng sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không bao giờ quên được "cái vầng trăng tình nghĩa"- vầng trăng bầu bạn nơi làng quê, vầng trăng tri kỉ nơi chiến trường ác liệt. * Khổ 3: Đất nước được giải phóng, người lính từ chiến trường trở về sống nơi phố phường hiện đại, người lính vội quên đi vầng trăng tình nghĩa thuở nào, coi trăng như người dưng qua đường không ai biết, không ai hay. Hình ảnh nhân hoá, so sánh trong khổ thơ đã khắc hoạ hố sâu ngăn cách giữa người với trăng, giữa người với quá khứ ân tình của nhân dân, đất nước. *Khổ 4: - Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm (chú ý các từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột”). Vầng trăng tròn ở ngoài kia đối lập với “phòng buyn-đinh tối om”. Nơi thành phố hiện đại lắm ánh điện cửa gương, người ta chẳng mấy lúc cần và cũng ít khi chú ý đến ánh trăng. Chính vì xuất hiện đột ngột trong bối cảnh ấy, vầng trăng bất ngờ mà tự nhiên gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình, gây ấn tượng mạnh trong người lính. b. Nét đẹp ân nghĩa thuỷ chung của con người VN được bộc lộ rõ nét qua những suy tư của người lính trước phát hiện bất ngờ về sự hiện diện của vầng trăng. *Khổ 5: - Vầng trăng là một hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ đến thời chiến tranh ở rừng. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí người lính bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao bình dị hiền hoà. - Cách sử dụng hai từ “mặt” trong một câu thơ, hình ảnh so sánh liên tiếp “Như là đồng....là rừng” diễn tả nỗi nhớ ào ạt trào dâng trong cảm xúc “rưng rưng” của người lính, của con người đang sống nơi phố phường hiện đại. Cuộc gặp gỡ không tay bắt mặt mừng đã lắng lại ở độ sâu cảm nghĩ, trong cảm xúc thiết tha có phần thành kính trọng tư thế “Ngửa mặt lên nhìn mặt. Có cái gì rưng rưng” của người lính. - Khổ thơ cuối sử dụng một loạt hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ. “Trăng cứ tròn vành vạnh” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị của cuộc sống vẫn vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở người lính: Con người có thể vô tình vô nghĩa, có thể lãng quên thiên nhiên, nhân dân, đồng đội nhưng quá khứ nghĩa tình thì vẫn luôn tròn đầy bất diệt. - Nhận ra ánh trăng ân nghĩa thuỷ chung người lính giật mình. Cái giật mình nối quá khứ với hiện tại, giật mình vì đã nhận ra thái độ vô tình của mình đối với quá khứ. Cái giật mình của sự ăn năn hối lỗi, tự mình hoàn thiện mình hơn. * Khổ 6. - Khổ thơ cuối có cấu trúc đối lập. Đối lập giữa vầng trăng đầy đặn thuỷ chung im lặng, nghiêm khắc với con người vô tình vô nghĩa thức tỉnh lương tâm. Cấu trúc đối lập ấy đã diễn tả những suy ngẫm của người lính về con người trong cuộc sống hiện tại trước vầng trăng. - Từ cuộc đời thực của nhà thơ, từ hoàn cảnh ra đời của bài thơ, có lẽ hình ảnh người lính trong bài thơ chính là hình ảnh của nhà thơ - một con người cũng đã từng là người lính sau chiến tranh trở về sống nơi thành phố phồn hoa. Từ những cảm nhận suy tư ấy, tác giả không chỉ tự nhắc nhở bản thân mà còn nhắc nhở mọi thế hệ phải luôn trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và giá trị truyền thống của dân tộc, thôi thúc con người nhớ về lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. - Bài thơ gieo vần cách, cả bài thơ chỉ có một dấu chấm kết thúc bài thơ và chỉ viết hoa chữ đầu tiên của mỗi khổ tạo sự liền mạch trong cảm xúc trào tuôn của nhà thơ. 3. Đánh giá: Học sinh đánh giá những thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, sau đó nhấn mạnh nội dung đã định hướng ở đề bài. Có thể liên hệ với các bài thơ khác cùng thời kì. - Bài thơ có giọng điệu tâm tình, tự nhiên, khi tha thiết, lúc trầm lắng suy tư. Thể thơ năm chữ sáng tạo, gieo vần cách, sử dụng linh hoạt hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá...Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian... - Bài thơ là tiếng lòng suy ngẫm của nhà thơ về quá khứ tốt đẹp của dân tộc, nhắc nhở mọi người về cội nguồn, về lẽ sống thuỷ chung với quê hương, với chính mình... - Bài thơ “Ánh trăng” đã cùng với các bài thơ khác như: “Sang thu” của Hữu Thỉnh... cho ta những kinh nghiệm sống thật đáng quí. C. Kết bài: Học sinh nhấn mạnh vấn đề vừa nghị luận và liên hệ bản thân. *Lưu ý: Bài viết của học sinh sai từ 7-10 lỗi chính tả, lỗi câu hoặc lỗi diễn đạt, giám khảo trừ 0,25 điểm. *Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cần cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lí, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh. Điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn. ----------------Hết-------------------- 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 0,5 0,25
Tài liệu đính kèm: