Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1911Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn thi: Ngữ văn thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
 	ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ A 
Câu 1 (2.0 điểm)
1. Từ hoa trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
 ( Nguyễn Du , Truyện Kiều)
2. Tìm thành phần biệt lập và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau: 
 Từ ngày xảy ra chuyện ấy, hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích. 
	 	(Kim Lân, Làng)
3. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:
 Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu.
 	 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 2 (3.0 điểm) Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo. 
Từ ý kiến trên hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn thầy cô giáo của học sinh.
Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 	 Ta hát bài ca gọi cá vào, 
 	Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
 	Biển cho ta cá như lòng mẹ 
 	Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
 (Trích Ngữ Văn 9, tập 1, trang 140, NXB Giáo dục, 2010)
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
 MÔN THI: NGỮ VĂN
 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ B
Câu 1 ( 2.0 điểm)
1. Từ “đầu” trong những câu thơ sau được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
 	Đêm nay rừng hoang sương muối,
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
Đầu súng trăng treo.
 (Chính Hữu-Đồng chí)
2. Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:
Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa xù xì
 (Kim Lân –Làng)
3. Tìm thành phần biệt lập và gọi tên các thành phần biệt lập trong câu sau: 
Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 2 ( 3.0 điểm) Hạnh phúc của trẻ thơ là được đến trường, được học tập, được sống trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô giáo. 
Từ ý kiến trên hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thầy cô giáo với học sinh.
Câu 3 (5.0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
 (Trích Ngữ Văn 9, tập 1, trang 140, NXB Giáo dục, 2010)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_10.doc