Đề thi thử tuyển sinh đại học lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Địa lý 12 - Khối C thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 21 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh đại học lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Địa lý 12 - Khối C thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử tuyển sinh đại học lần 3 năm học 2015 - 2016 môn: Địa lý 12 - Khối C thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GD – ĐT BẮC GIANG
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐH LẦN 3 NĂM HỌC 2015-2016
TRƯỜNG THPT YÊN THẾ
Môn: Địa lý 12- Khối C
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,5 điểm):
1. Nguyên nhân, biểu hiện của sự phân hóa đai cao ở Việt Nam?
2. Phân tích các xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta? Phương hướng giải quyết vấn đề việc làm ở Việt Nam?
3. Vì sao khu vực Bắc Trung Bộ có gió Phơn hoạt động mạnh nhất trên cả nước?
Câu 2 (3,0 điểm). 
1. Phân tích thực trạng phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển nước ta?
2. So sánh giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa hiện đại?
3. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện lực Việt Nam?
Câu 3 (1,5 điểm): Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam, anh (chị) hãy:
1. Kể tên các tỉnh giáp Trung Quốc, giáp Lào và giáp biển của Trung du miền núi Bắc bộ
Kể tên 3 cửa khẩu của vùng giáp Trung Quốc.
2, Lập bảng số liệu thống kê về diện tích cây công nghiệp ở nước ta.
 Hãy giải thích tại sao diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm có tốc độ phát triển nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. 
Câu 4 (2,5 điểm) Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lúa nước ta.
Năm
1995
1998
2000
2005
2007
Diện tích (nghìn ha)
6760
7360
7666
7329
7207
Sản lượng (nghìn tấn)
24960
29150
32530
35832
35942
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng, năng suất lúa.
b. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.
Câu 5 (0,5 điểm): Nhận xét và giải thích về chế độ mưa ở khu vực Duyên hải miền trung? 
------------Hết-------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt nam từ năm 2009
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 3 – KHỐI 12 
MÔN ĐỊA LÝ - NĂM HỌC 2015 - 2016
CÂU
Ý
NÔI DUNG
ĐIỂM
1
1
1. Nguyên nhân, biểu hiện của sự phân hóa đai cao ở Việt Nam?
- Nguyên nhân
- Biểu hiện:
+ Đai nhiệt đới gió mùa
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa
+ Đai ôn đới gió mùa
1
2
2. Phân tích các xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta? 
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành thị nông thôn
1
3
3. Vì sao khu vực Bắc Trung Bộ có gió Phơn hoạt động mạnh nhất trên cả nước?
- Do ảnh hưởng của áp thấp Bắc bộ hút gió Tây nam
- Do địa hình dãy Trường sơn chắn gió Tây nam, làm gió vượt núi bị biến tính
- Do bề mặt địa hình Bắc trung bộ là cát pha, làm tăng sức nóng của bề mặt đệm.
0,5
TỔNG ĐIỂM CÂU 1
2,5 điểm
2
1
1. Phân tích thực trạng phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển nước ta?
- Đường bộ
- Đường sắt
- Đường biển
1,0
2
2. So sánh giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa hiện đại?
- nông nghiệp cổ truyền
- nông nghiệp hàng hóa
1,0
3
3. Tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp điện lực Việt Nam?
- Thủy điện
- Nhiệt điện
1,0
TỔNG ĐIỂM CÂU 2
3 điểm
3
1
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam, anh (chị) hãy:
1. Kể tên các tỉnh giáp Trung Quốc, giáp Lào và giáp biển của Trung du miền núi Bắc bộ
Kể tên 3 cửa khẩu của vùng giáp Trung Quốc.
- Các tỉnh giáp Trung quốc: gồm 7 tỉnh: Quảng Ninh; Lạng Sơn; Cao Bằng; Hà Giang; Lào Cai; Lai Châu và Điện Biên
- Các tỉnh giáp lào: Điện Biên và Sơn La
- Tỉnh giáp biển: Quảng Ninh.
- 3 cửa khẩu: Móng Cái; Hữu Nghị và Lào Cai.
0,5
2
2, Lập bảng số liệu thống kê về diện tích cây công nghiệp ở nước ta.
 Hãy giải thích tại sao diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm có tốc độ phát triển nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. 
- Bảng số liệu thể hiện diện tích cây công nghiệp ở Việt Nam. 
2000
2005
2007
Tổng số
2229
2494
2667
Cây công nghiệp hàng năm
778
861
846
Cây công nghiệp lâu năm
1451
1633
1821
- Diện tích cây công nghiêp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm vì những lý do sau:
+ Cây công nghiệp lâu năm mang lại giá trị lợi nhuận cao.
+ Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. 
+ Góp phần bảo vệ môi trường: Trồng cây công nghiệp có ý nghĩa như trồng rừng. 
+ Tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 
+ Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng (dẫn chứng).
1,0
TỔNG ĐIỂM CÂU 3
1,5 điểm
4
1
 Vẽ biểu đồ
- Thể loại: Biểu đồ đường tăng trưởng
- Đơn vị: %
- Xử lý số liệu:
+ Bảng số liệu thể hiện năng suất lúa (tạ/ha)
+ Bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa
- Yêu cầu: 
+ Vẽ chính xác, khoa học.
+ Có tên biểu đồ, bảng chú giải.
1,5
2
Nhận xét.
- Tổng giá trị.
- Giá trị xuất khẩu
- Giá trị nhập khẩu
- Cán cân xuất nhập khẩu
1,0
TỔNG ĐIỂM CÂU 4
2,5 điểm
Câu 5 Nhận xét và giải thích về chế độ mưa ở khu vực Duyên hải miền trung? 
- Mưa vào thu đông (thời gian)
- cụ thể: Từ trạm khí hậu Đà nẵng trở vào
- Nguyên nhân:
+ Do địa hình chắn gió
+ Do front, dải hội tụ nhiệt đới
+ Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc qua biển
0, 5 điểm
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI
10 điểm
SỞ GD – ĐT BẮC GIANG
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐH LẦN 2 NĂM HỌC 2015-2016
TRƯỜNG THPT YÊN THẾ
Môn: Địa lý 12- Khối C
 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 (2,5 điểm):
1. Hoạt động của bão và ngập lụt ở Việt Nam? Hậu quả và biện pháp phòng chống?
2. Dân số Việt nam có những đặc điểm gì? Ảnh hưởng của những đặc điểm trên đối với quá trình phát triển KT - XH?
3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Câu 2 (3,0 điểm). 
1. Thực trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. Chứng minh nước ta đã và đang phát huy có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
2. Chứng minh hoạt động công nghiệp ở Việt Nam có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của thực trạng trên?
3. Vì sao diện tích cây công nghiệp tăng trong những năm gần đây?
Câu 3 (1,5 điểm)
1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2, Trình bày về vai trò, tình hình phát triển, cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta.
Câu 4 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD)
Năm
1999
2003
2005
2007
2010
Xuất khẩu
11541,4
20149.3
32447,1
48561,4
72236,4
Nhập khẩu
11742,1
25255,8
36761,1
62764,7
84838,6
a. Tính tổng giá trị xuất – nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam.
b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm.
c. Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta.
------------Hết-------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt nam từ năm 2009
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 – KHỐI 12 
MÔN ĐỊA LÝ - NĂM HỌC 2015 - 2016
CÂU
Ý
NÔI DUNG
ĐIỂM
1
1
Hoạt động của bão và ngập lụt ở Việt Nam? Hậu quả và biện pháp phòng chống?
- Bão
- Ngập lụt
1
2
Dân số Việt nam có những đặc điểm gì? Ảnh hưởng của những đặc điểm trên đối với quá trình phát triển KT - XH?
- Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
1
3
 Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Tích cực
- Hạn chế
0,5
TỔNG ĐIỂM CÂU 1
2,5 điểm
2
1
Thực trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. Chứng minh nước ta đã và đang phát huy có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. - Thành tựu
- Khó khăn.
- Phát huy thế mạnh
1
2
Chứng minh hoạt động công nghiệp ở Việt Nam có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của thực trạng trên?
- Phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
- Nguyên nhân.
1,5
3
 Vì sao diện tích cây công nghiệp tăng trong những năm gần đây?
0,5
TỔNG ĐIỂM CÂU 2
3 điểm
3
1
Dựa vào Atlat địa lý Việt nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Đồng bằng sông Cửu long.
0,5
2
 Trình bày về vai trò, tình hình phát triển, cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta.
- Vai trò.
+ Rất quan trọng: chiếm 23,7% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2007.
+ Vai trò đang có xu hướng giảm: từ 24,9% xuống 23,7%.
- Tình hình phát triển.
+ Giá trị sản xuất tăng từ 49,4 lên 135,2 nghìn tỉ đồng.
+ Tăng đượctăng gấp.tăng trung bình
- Về cơ cấu; gồm 6 phân ngành: dẫn chứng.
- Phân bố:
+ Gần nguồn nguyên liệu (dẫn chứng).
+ Gần thị trường tiêu thụ (dẫn chứng).
1,0
TỔNG ĐIỂM CÂU 3
1,5 điểm
4
1
Lập bảng tính tổng XNK, cán cân XNK
0,5 
2
Vẽ biểu đồ
- Thể loại: Biểu đồ miền
- Đơn vị: %
- Yêu cầu: 
Vẽ chính xác, khoa học.
Có tên biểu đồ, bảng chú giải.
1,5 
3
Nhận xét.
- Tổng giá trị.
- Giá trị xuất khẩu
- Giá trị nhập khẩu
- Cán cân xuất nhập khẩu
1,0
TỔNG ĐIỂM CÂU 4
3 điểm
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI
10 điểm
TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
MÔN: ĐỊA LÝ
Thời gian làm bài: 180 phút
Câu I. (2,0 điểm)
1. Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta.
2. Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình Đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
Câu II. (3,0 điểm)
1. Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta? Tại sao cần phải đẩy mạnh việc đánh bắt thủy sản xa bờ?
2. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp hàng hóa. Vì sao kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long? 
Câu III. (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta.
2. Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Tại sao ở nước ta có thể trồng được các cây cận nhiệt và ôn đới?
Câu IV. (3,0 điểm)
	Cho bảng số liệu sau:
Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: Nghìn người)
Năm
Tổng số
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị
Nông thôn
1990
66016.7
12880.3
53136.4
1995
71995.5
14938.1
57057.4
2000
77630.9
18725.4
58905.5
2005
82392.1
22332.0
60060.1
2013
89708.9
28874.9
60834.0
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014)
1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1990 – 2013.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2013.
-------HẾT-------
- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) trong làm bài thi.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: ĐỊA LÍ
Câu
Ý
	Nội dung
Điểm
I
(2,0 điểm)
1
Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta.
1,00
- Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào 
- Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè.
- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều.
 - Hàng năm nước ta chịu ảnh hưởng của Bão từ Biển Đông
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta
1,00
- Thúc đẩy nhanh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH
0,25
- Đóng góp phần lớn vào các chỉ số phát triển KT- XH quốc gia (dẫn chứng)
0,25
- Thị trường có sức mua lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
0,25
- Có cơ sở VCKT, hạ tầng hiện đại,sức hút vốn đầu tư nước ngoài lớn,tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động;đồng thời tạo động lực cho sự phát triển KT-XH quốc gia.
0,25
II
(3,0 điểm
1
Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta. Tại sao cần phải đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ?
1,50
a.Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta. 
* Thuận lợi:
- Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn (Dẫn chứng)
- Vùng biển rộng,nguồn lợi hải sản rất phong phú (Dẫn chứng)
-Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, ao hồ sông suối, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản; nhiều đảo gần bờ rất giàu có các loài đặc sản (Dẫn chứng) 
* Khó khăn
-Thiên tai, bão (9-10 cơn), gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra (30-35 đợt), môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Tại sao cần phải đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ?
0,5
- Mang lại hiệu quả cao về KT-XH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ
- Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo nước ta
0,25
0,25
2
So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp hàng hóa? Vì sao kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
1,5
So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp hàng hóa
1,0
* Nền nông nghiệp cổ truyền
- Sản xuất tự cấp tự túc, người sản xuất quan tâm đến số lượng.
- Quy mô nhỏ, sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh.
- Công cụ thủ công, năng suất lao động thấp, phân bố ở những vùng có điều kiện sản xuất khó khăn.
* Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
- Người sản xuất quan tâm tới thị trường và lợi nhuận.
- Quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc hiện đại.
- Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết công nông nghiệp, phân bố ở những vùng có điều kiện thuận lợi.
0,5
0,5
Vì sao kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
0,5
- ĐB rộng lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi (Đất, nước, khí hậu...diễn giải)
0,25
- Truyền thống sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
0,25
III
(2,0 điểm)
1
Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta. 
1,00
Trung du và miền núi Bắc Bộ; ĐBSH; BTB, NTB, Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSCL.
(Kể tên đầy đủ các vùng cho 1,0 điểm; kể được 3 – 5 vùng đạt 0,5 điểm)
1,0
2
Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Tại sao ở nước ta có thể trồng được các cây cận nhiệt và ôn đới?
1,00
Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
0,75
- Thế mạnh:
+ Địa hình, đất (Diễn giải)
0,25
+ Khí hậu, nguồn nước (Diễn giải)
0,25
- Hạn chế
0,25
Mùa khô kéo dài; địa hình đồi núi cắt xẻ khá mạnh
Tại sao ở nước ta có thể trồng được các cây cận nhiệt và ôn đới?
0,25
Nước ta có một mùa đông lạnh (ở miền Bắc), một số nơi có địa hình cao 
0,25
IV
(3,0 điểm
1
- Xử lý số liệu
0,5
Bảng: Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2013 (%)
Năm
Thành thị 
Nông thôn
1990
19,5
80,5
1995
20,7
79,3
2000
24,1
75,9
2005
27,1
72,9
2013
32,2
67,8
Vẽ biểu đồ
Yêu cầu:
- Vẽ đúng biểu đồ miền 
- Chia đúng tỉ Lệ khoảng cách năm
- Có bảng chú giải và tên biểu đồ.
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 1990 - 2013
1990
1995
2000
2005
2013
Năm
1,5
2
Nhận xét và giải thích.
1,00
a) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu
0,50
- Tỷ lệ dân thành thị giai đoạn 1990 – 2013 tăng, nhưng còn chậm (dẫn chứng);
0,25
- Tỷ lệ dân nông thôn giảm, nhưng vẫn chiếm đa số (dẫn chứng);
0,25
b) Giải thích:
0,50
Do tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ thấp;
0,5
Câu I + II + III + IV = 10,00 điểm
------HẾT------
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ
KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I
Môn: Địa lý – Lớp 12
Đề gồm 04 câu – Thời gian 180 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 2 điểm
a- Trình bày đặc điểm khí hậu của các đai: Nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi, ôn đới gió mùa trên núi và giải thích sự thay đổi khí hậu theo độ cao địa hình ở nước ta? 
b- Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra như thế nào?
Câu 2: 3 điểm
a- Trình bày những thuận lợi, khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới và giải thích vì sao nước ta có thể sản xuất đa dạng các loại nông sản?
b- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những thế mạnh tự nhiên gì để phát triển các ngành kinh tế biển? Vì sao phải đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ ở vùng này?
Câu 3: 2 điểm
a- Dựa vào Átlat Địa lý Việt Nam, kể tên các vườn quốc gia của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
b- Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta?
Câu 4: 3 điểm
Cho bảng số liệu sau:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)
 Năm
Ngành kinh tế
2005
2010
2012
2014
(Sơ bộ)
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
176 402
 407 467
 638 368
 696 969
Công nghiệp và xây dựng
348 519
 824 904
1 253 572
 1 307 935
Dịch vụ
389 080
 925 277
1 353 479
 1 537 197
Tổng số
914 001
2 157 648
3 245 419
 3 937 856
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014)
a- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta thời kì 2005-2014.
b- Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế của nước ta trong thời gian trên.
(Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lý Việt Nam trong thời gian làm bài)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA KIẾN THỨC LẦN I
 NGUYỄN HUỆ Môn: Địa lý – Lớp 12
Câu
Ý
Nội dung cơ bản
Điểm
1
a
* Đặc điểm khí hậu:
+ Đai nhiệt đới gió mùa:
Độ cao TB dưới 600 - 700m ở miền Bắc, lên đến 900 – 1000m ở miền Nam
Nền nhiệt độ cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 250C)
Độ ẩm thay đổi tùy nơi: Từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
Độ cao từ 600 – 700m đến 2600m (ở miền Bắc), từ 900 – 1000m đến 2600m (ở miền Nam)
Khí hậu mát mẻ,không có tháng nào nhiệt độ trên 250C
Mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi:
Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
Khí hậu lạnh,quanh năm nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống dưới 50C
* Nguyên nhân khí hậu nước ta thay đổi theo độ cao:
- Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ, trong đó có 15% diện tích lãnh thổ cao > 1000m; 1% diện tích lãnh thổ cao > 2000m.
- Lượng mưa, độ ẩm không khí và nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao địa hình.
0,5
0,5
b
Diễn biến quá trình đô thị hóa ở nước ta:
- Từ thế kỉ III trước Công nguyên có đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa.
- Thời kì phong kiến hình thành một số đô thị: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
- Thời Pháp thuộc, hệ thống đô thị không có cơ sở để mở rộng do công nghiệp chưa phát triển nên nhỏ bé, chức năng hành chính, quân sự là chủ yếu. Đến đầu thế kỉ XX mới hình thành một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
- Từ 1945 – 1954: Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi.
- Từ 1954 – 1975:
+ Các đô thị gắn với mục đích quân sự (ở miền Nam).
+ Đô thị hóa gắn với quá trình CNH trên cơ sở các đô thị đã có nhưng chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Từ 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên tốc độ vẫn còn chậm và trình độ đô thị hóa còn thấp (d/c trình độ ĐTH thấp).
1,0
2
a
+ Thuận lợi của nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Phát triển quan năm, có khả năng thâm canh, xen canh, gối vụ, tăng vụ
- Sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới có giá trị hàng hóa cao và rất đa dạng.
- Nền nông nghiệp có sự phân hóa sản xuất rất khác nhau giữa các vùng (khác nhau về lịch thời vụ, về hệ thống canh tác, về các sản phẩm đặc trưng)
- Các thuận lợi khác: 
+ Khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Hàng năm phải chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất.
- Thị trường trong nước và quốc tế luôn có những biến động thất thường gây ảnh hưởng tới tổ chức, qui mô sản xuất và giá cả nông sản.
+ Nước ta có thể sản xuất đa dạng các loại nông sản là do:
- Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:
(nhiệt độ và độ ẩm cao, khí hậu phân hóa đa dạng)
- Các điều kiện sinh thái nông nghiệp khác (địa hình, đất đai, nguồn nước) có sự phân hóa đa dạng giữa các vùng lãnh thổ  
0,5
0,5
0,5
b
* Thế mạnh tự nhiên để phát triển kinh tế biển ở DHNTB:
- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú và đa dạng, nhiều bãi tôm, bãi cá, có hai ngư trường trọng điểm (d/c cụ thể)
- Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, bán đảo, bãi biển đẹp thuận lợi cho cả nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển đảo (d/c cụ thể)
- Bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu kín gió thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu, phát triển ngành hàng hải (d/c cụ thể)
- Khoáng sản đa dạng như muối, cát, titan, dầu khí để phát triển ngành công nghiệp (d/c cụ thể)
* Lí do phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở DHNTB:
- Vùng biển NTB có thế mạnh rất lớn để phát triển ngành khai thác hải sản xa bờ (biển sâu, rộng giàu tôm cá và các loại hải sản, có ngư trường lớn và xa bờ Hoàng Sa – trường Sa)
- Vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho ngư dân vừa bảo vệ được chủ quyền biển đảo, vừa bảo vệ và giữ gìn sự đa dạng sinh học ven bờ
1,0
0,5
3
a
* Các vườn quốc gia:
- Ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Cạn), Cúc Phương (Ninh Bình), Xuân Thủy (Nam Định)
- Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Xuân Sơn (Phú Thọ), Hoàng Liên (Lào Cai, Bến En (Thanh Hóa), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
1,5
b
Phải giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta vì:
- Sự đa dạng sinh học ở nước ta có ý nghĩa rất lớn: Đối với sản xuất, dịch vụ, đối với mục tiêu phát triển bền vững, đối với văn hóa . (có thể cho một vài ví dụ cụ thể)
- Đa dạng sinh học ở nước ta đang suy giảm nghiêm trọng và gây ra nhiều hậu quả cho con người và môi trường tự nhiên (d/c)
0,5
4
a
Biểu đồ miền:
- Bảng cơ cấu GDP theo ngành kinh tế thời kì 2005-2014 (%)
 Năm
Ngành kinh tế
2005
2010
2012
2014
(Sơ bộ)
Nông – Lâm – Ngư nghiệp
19,2
19,0
19,7
17,7
Công nghiệp và xây dựng
38,1
38,2
38,6
33,2
Dịch vụ
42,7
42,8
41,7
49,1
Tổng số
100
100
100
100
Vẽ biểu đồ yếu cầu đúng, đẹp và đầy đủ tên biểu đồ, chú giải
2,0
b
* Nhận xét: Cơ cấu GDP theo ngành có sự thay đổi theo xu hướng:
- Giảm tỉ trọng ngành Nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. 
- Tỉ trọng ngành dịch vụ cao nhưng không ổn định. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP chậm.
* Giải thích nguyên nhân:
- Do xu thế phát triển chung trên thế giới dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Do nền kinh tế nước ta đang đổi mới theo hướng CNH-HĐH.
0,5
0,5
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
ĐỀ THI THỬ
(LẦN 1)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: Địa Lí
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2 điểm)
1. Nêu ý nghĩa kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước ta.
2. Trình bày vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.
Câu II (2 điểm)
Dựa vào trang 4-5 và trang 29 của Atlat Địa lí Việt Nam. Em hãy:
1. Cho biết các đảo: Phú Quốc, Côn Sơn, Lý Sơn, Phú Quý thuộc tỉnh nào?
2. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng ở Đông Nam Bộ.
Câu III (3 điểm) Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG (đơn vị: nghìn ha)
Năm
Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp hằng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Cây ăn quả
2000
8399
778
1451
565
2010
8616
798
2011
780
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, nhà xuất bản thống kê, 2012)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng, năm 2000 và 2010.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu các nhóm cây trồng trên qua các năm 2000 và 2010.
Câu IV (3 điểm)
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa Tây Nam đến khí hậu nước ta. Tại sao ở Nam Bộ có mùa mưa đến sớm và kéo dài?
2. Giải thích vì sao trình độ đô thị hóa của nước ta thấp? Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa bền vững trở thành một mục tiêu quan trọng.
HẾT
ĐÁP ÁN
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu I
(2 điểm)
1. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng của vị trí địa lí nước ta:
- Về kinh tế: Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường bộ, hàng không, đường biểntạo điều kiện cho nước ta hội nhập với thế giới và phát triển kinh tế.
- Về văn hoá - xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 - Về an ninh, quốc phòng: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực ĐNA. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. 
1.0
0,25
0,25
0,5
2. Trình bày vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.
- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay
- Mỗi năm phải giải quyết việc làm cho gần 1 triệu lao động
- Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay vẫn còn gay gắt
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn vẫn còn cao hơn mức trung bình của cả nước.
1.0
(mỗi ý 0,25)
Câu II (2 điểm)
Phú Quốc (Kiên Giang), 
Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), 
Lý Sơn (Quãng Ngãi), 
Phú Quý (Bình Thuận)
1.0 (mỗi địa danh 0,25)
2. Tên các trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng ở Đông Nam Bộ.
- TP. Hồ Chí Minh
- Thủ Dầu Một
- Biên Hòa
- Vũng Tàu
1.0 (mỗi địa danh 0,25)
Câu III (3 điểm)
Xử lí số liệu
CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG NĂM 2000 VÀ 2010
 (đơn vị: %)
Năm
Cây lương thực có hạt
Cây công nghiệp hằng năm
Cây công nghiệp lâu năm
Cây ăn quả
2000
75,0
7,0
13,0
5,0
2010
70,6
6,5
16,5
6,4
0,5
Vẽ biểu đồ tròn: yêu cầu vẽ đầy đủ (tên, chú giải), đúng tỉ lệ, khoa học, đẹp.
1,5
Nhận xét:
- Tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp hằng năm giảm, trong đó cây lương thực giảm nhanh nhưng vẫn là loại cây chủ đạo ở nước ta (số liệu dẫn chứng).
- Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng, trong đó cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (số liệu dẫn chứng)
0,5
0,25
0,25
Giải thích
- Do chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyển diện tích cây có hiệu quả kinh tế thấp sang các loại có hiệu quả cao hơn, một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng
- Nhu cầu thị trường về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả tăng mạnh, nhất là thị trường ngoài nước về sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.
0,5
0,25
0,25
Câu IV (3 điểm)
Phân tích tác động của gió mùa Tây Nam đến khí hậu nước ta.
- Thời gian: giữa và cuối mùa hạ (tháng VII – X)
- Hướng: Tây Nam, ở phía Bắc gió này bị hút vào áp thấp Bắc Bộ nên đổi hướng thành Đông Nam
- Nguồn gốc: áp cao chí tuyến Nam Bán cầu, tính chất: nóng ẩm
- Tác động: 
+ Gây mưa cho cả nước, nhất là các vùng đón gió (Nam Bộ, Tây Nguyên). Gió mùa Tây Nam cùng với dãi hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho nước ta.
Ở Nam Bộ có mùa mưa đến sớm và kéo dài vì
 Nam Bộ là nơi đón gió Tây Nam trước nên mưa sớm và gió ngưng hẳn hoạt động muộn hơn nên thời gian mùa mưa kéo dài hơn miền Bắc.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2. Trình độ đô thị hóa của nước ta thấp vì:
- Sau đổi mới, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tích cực nhưng về cơ bản trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp.
- Hầu hết các đô thị nước ta nhỏ, đô thị cũ và khó cải tạo về cơ sở vật chất, hạ tầng 
Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa bền vững trở thành một mục tiêu quan trọng vì: 
- Đô thị hóa của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước (dẫn chứng)
- Đô thị hóa bền vững sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội và tài nguyên môi trường:
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Góp phần tăng trưởng kinh tế của các địa phương cũng như cả nước, hấp dẫn đầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Phát triển kinh tế song song đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • doc5 bộ đề+ĐA thi Địa THPT 2016 Bắc Giang.doc