SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT LÊ HỮU TRÁC ĐỀ THI THỬ(4/2022) (Đề thi có 05 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh:..................................................... Số báo danh :................... Câu 81. Hàng hóa có hai thuộc tính là A. Giá trị và giá cả. B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. C. Giá cả và giá trị sử dụng. D. Giá trị và giá trị sử dụng. Câu 82. Giá trị của hàng hóa là A. Lao động của từng người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. B. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. C. Chi phí làm ra hàng hóa. D. Sức lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Câu 83 Khi thấy nhu cầu tiêu thụ hoa trên thị trường đang tăng cao, ông M chuyển từ trồng rau sang trồng hoa nên thu được nhiều lợi nhuận. Ông M đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Chấm dứt tất cả các loại hình cạnh tranh. C. Bảo lưu mọi quy trình phân phối và tiêu dùng. D. Chuyển dịch đồng bộ nền kinh tế vĩ mô. Câu 84. Khi nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng nào đó tăng cao thì người sản xuất sẽ làm theo phương án nào dưới đây? A. Thu hẹp sản xuất. B. Mở rộng sản xuất. C. Giữ nguyên quy mô sản xuất. D. Tái cơ cấu sản xuất. Câu 85. Từ 1945 khi thành lập nước VNDCCH ( nay là nước CHXHCNVN) đến nay nước ta có mấy bản hiến pháp ? A. Hiến pháp 1946, 1959, 1980,1992, 2013. B. Hiến pháp 1945, 1959, 1980,1992, 2018. C. Hiến pháp 1946,1959,1992, 2013, 2018. D. Hiến pháp 1945 ,1980, 2013, 2018. Câu 86. Pháp luật là: A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện . B. những luật và điều luật cụ thể do người dân nêu ra trong thực tế đời sống. C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành. D. hệ thống các quy tắc sử xự hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Câu 87. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý? A. 18 tuổi. B. 16 tuổi. C. 14 tuổi. D. 15 tuổi. Câu 88. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ quy định của pháp luật để đưa ra quyết định phát sinh chấm dứt, thay đổi các quyền nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 89. Bà N viết bài chia sẻ kinh nghiệm phòng, chống Covid 19 cho người dân. Bà N đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 90. K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh C đi ngược chiều. Hậu quả là anh C bị chấn thương, tổn hại sức khỏe của anh là 31%; chiếc xe máy của anh C bị vỡ nhiều bộ phận do tác động của va chạm. Xin hỏi, trong trường hợp này, K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào? A. Kỉ luật và hình sự. B. Hình sự và dân sự. C. Hình sự và hành chính. D. Hành chính và kỉ luật. Câu 91. Anh M đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào anh K. Hậu quả là anh K bị chấn thương và tổn hại sức khỏe 31%; xe máy của anh K bị hỏng nặng. Trường hợp này, trách nhiệm pháp lí anh M phải chịu là . A. Hình sự và hành chính, dân sự B. Dân sự và hành chính, kỷ luật C. Hình sự và dân sự, kỷ luật D. Kỉ luật và dân sự, quản chế. Câu 92. Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Ông H và anh P. B. Anh P, anh N và ông H. C. Ông H, anh P và anh K. D. Anh K và anh N. Câu 93. Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở quyền nào dưới đây? A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ. C. Công dân bình đẳng về quyền. D. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Câu 94. Bình đẳng trong lao động được thể hiện ở nội dung nào dưới đây? A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh. C. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. D. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm. Câu 95. Chị H tự ý bán ngôi nhà mà hai vợ chồng tích góp được khi chồng đi công tác xa, vậy chị H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. tài sản chung. B. tình cảm. C. tài sản riêng. D. nhân thân. Câu 96: Anh X là con cả trong gia đình, sau khi cha mẹ qua đời, anh X và vợ đã gọi em gái là K đến bàn bạc về việc phân chia tài sản. Vì là con cả nên anh X nhận ngôi nhà của cha mẹ để lại còn em gái K được một khoản tiền 100 triệu đồng cùng với trách nhiệm phải tổ chức các đợt cúng giỗ cho cha mẹ. Bất bình vì điều đó chị K đã kể với chồng là H và anh H đã thuê người đến để đánh anh X về việc phân chia tài sản hậu quả là anh X bị gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Anh X, chị K và anh H. B. Anh X và chị K. C. Anh X và vợ. D. Anh H và anh X. Câu 97. Công dân có quyền làm việc cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực A. công vụ. B. lao động. C. hành chính. D. kinh doanh. Câu 98. Tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước là biểu hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. chính trị. B. văn hóa. C. xã hội. D. kinh tế. Câu 99: Ông A xây nhà để vật liệu trên hè phố nên đã bị Thanh tra giao thông xử phạt. Hành vi của ông A là vi phạm pháp luật A. kỷ luật. B. hành chính. C. hình sự. D. dân sự. Câu 100. Tại kỳ bầu cử Quốc hội khóa XIV năm 2016, với suy nghĩ các đại biểu dân tộc thiểu số thì không được tham gia vào Quốc hội, chỉ tham gia Hội đồng nhân nhân các cấp nên M đã gạch hết các đại biểu là người dân tộc thiểu số. Theo em, hành vi của M đã: A. Vi phạm quyền tự do giữa các dân tộc B. Thiếu hiểu biết về pháp luật C. Kỳ thị dân tộc D. Vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc Câu 101: Biết bạn H là người theo đạo Thiên chúa nên T thường trêu chọc bạn H, T còn đi nói với các bạn trong lớp đừng chơi thân với H vì H theo đạo. Nếu là bạn của T em sẽ ứng xử như thế nào? A. Hùa theo bạn T, trêu chọc bạn H. B. Không quan tâm, vì không phải việc của mình. C. Giải thích cho T hiểu, bạn ấy đã vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng, tôn giáo D. Báo với Ban giám hiệu nhà trường để kỷ luật T. Câu 102. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp là quyền A. dân chủ của công dân. B. tự do cơ bản. C. nhân đạo của Nhà nước. D. tự do quan trọng nhất. Câu 103. Quy định tại khoản 2 Điều 20 Hiến pháp 2013 “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang” là để bảo vệ quyền A. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 104. Trường hợp bắt người khẩn cấp tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm A. quả tang. B. ít nghiêm trọng. C. rất nghiêm trọng. D. nguy hiểm. Câu 105. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp nào dưới đây? A. Có nghi ngờ tội phạm. B. Do một người chỉ dẫn. C. Cần tìm đồ vật quý. D. Do pháp luật quy định Câu 106. Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Đánh kẻ truy nã một trận cho sợ. B. Mắng kẻ truy nã một hồi cho hả giận C. Lập biên bản rồi thả ra. D. Giải về cơ quan nơi gần nhất. Câu 107. T biết H hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp nhưng T không biết xử sự như thế nào, nếu là T, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình theo đúng pháp luật? A. Mắng H một trận cho hả giận. B.Nói xấu H như H đã nói xấu mình. C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. D.Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu H phải cải chính những điều đã nói xấu về mình. Câu 108. Anh B vào nhà ông T lấy trộm máy vi tính bị anh C cùng anh H và anh M bắt quả tang. Thấy vậy, anh E là một trong những người đến xem sự việc bảo đem anh B vào nhốt ở nhà kho của hợp tác xã. Nghe lời anh E, H và M đem nhốt anh B vào kho. Chẳng may đến sáng hôm sau, anh B vì lạnh và đói ngất đi, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Những ai dưới đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể của công dân? A. Ông T, anh H, anh M. B. Anh E và anh M. C. Anh M và anh H. D. Anh H, anh E, anh M. Câu 109. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. C. Đang thi hành án phạt tù. D. Đang bị tạm giam. Câu 110. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. B. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ. C. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Câu 111. Mục đích của quyền tố cáo nhằm .......các việc làm trái pháp luật, xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân. A. phát sinh. B. phát hiện, ngăn ngừa. C. phát hiện, ngăn chặn. D. Phát triển, ngăn chặn. . Câu 112. Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam độ tuổi nào thì được quyền bầu cử: A. từ 18 tuổi trở lên. B. đủ 18 tuổi trở lên. C. trên 18 tuổi trở lên. D. bằng 18 tuổi trở lên. Câu 113. Thấy vợ mình là chị M bị ông T Giám đốc sở X ra quyết định điều chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo? A. Ông T, anh H, anh K và anh N. B. Anh H và anh K. C. Ông T và anh H. D. Ông T, anh H và anh K. Câu 114.Việc Nhà nước lấy ý kiến góp ý của nhân dân cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013 là thực hiện dân chủ ở A. phạm vi địa phương. B. mọi phạm vi. C. phạm vi cả nước. D. phạm vi cơ sở. Câu 115: Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân? A. Quyền tố cáo. B. Quyền nhân thân. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tự do ngôn luận Câu 116. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao. Nội dung này thể hiện quyền: A. dân chủ của công dân. B. sáng tạo của công dân. C. phát triển của công dân. D. học tập của công dân. Câu 117: Học thường xuyên, học suốt đời nghĩa là công dân được học bằng A. những cách thức thống nhất. B. các phương tiện hiện đại. C. nhiều hình thức khác nhau. D. những sở thích của mình Câu 118.Sau khi tập thơ của anh A được nhà xuất bản X phát hành, cho rằng anh A có hành vi vi phạm bản quyền nên chị B đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh A vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân? A. Chuyển giao công nghệ, B. Sáng chế. C. Tác giả. D. Sở hữu công nghiệp Câu 119: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng bạn A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập của A? A. Học bất cứ ngành nghề nào. B. Học thường xuyên, học suốt đời. C. Học không hạn chế. D. Bình đẳng về cơ hội học tập. .Câu 120: Để giải quyết việc làm cho nhân dân. Nhà nước có những chính sách gì ? A. Tạo ra nhiều việc làm mới. B. Ổn định cuộc sống. C. Xóa đói, giảm nghèo. D.Tăng thu nhập. ------ HẾT ------ ĐÁP ÁN câu trắc nghiệm: Tổng câu trắc nghiệm: 40. ĐÁP ÁN 81 D 82 B 83 A 84 B 85 A 86 C 87 C 88 A 89 A 90 B 91 A 92 A 93 D 94 D 95 A 96 D 97 B 98 A 99 B 100 B 101 C 102 B 103 C 104 C 105 D 106 D 107 D 108 D 109 C 110 D 111 C 112 B 113 C 114 C 115 A 116 D 117 C 118 C 119 A 120 A
Tài liệu đính kèm: