Đề thi thử tốt nghiệp lần 2 môn Sinh học Lớp 11 THPT - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp lần 2 môn Sinh học Lớp 11 THPT - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử tốt nghiệp lần 2 môn Sinh học Lớp 11 THPT - Năm học 2021-2022
TRƯỜNG THPT YÊN DŨNG SỐ 3
MA TRẬN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 2 
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: SINH HỌC - LỚP 11 – THPT
Thời gian kiểm tra: 50 phút
*Hình thức kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm (70%) với tự luận (30%). 
Lớp 11/10 = 80/20, Trắc nghiệm 40/30/20/10.
Trắc nghiệm: 28 câu – 7 điểm; tự luận: ít nhất 02 câu – 3 điểm.
A. MA TRẬN
Chủ đề
MỨC ĐỘ
Biết (40%)
(40%)
Thông hiểu (35%)
Vận dụng (20%)
Vận dụng cao (5%)
Tự luận
TN
Tự luận
N
Tự luận
TN
Tự luận
TN
1. Sinh học lớp 10
Câu 1 ý 1 (0,5 điểm)
2 câu
(0,5 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Câu 1 ý 2 
(1 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
2. Sinh học lớp 11:
Khái quát về trao đổi nước và các chất trong cây
- Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ;
- Vận chuyển các chất trong cây.
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Thoát hơi nước ở thực vật
- Thoát hơi nước;
- Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón.
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Khoáng và dinh dưỡng nito
- Vai trò của các nguyên tố khoáng;
- Dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Quang hợp
- Quang hợp ở thực vật;
- Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM;
- Thực hành chiết rút diệp lục và caroten
2 câu
(0.5 điểm)
1 câu
(0.25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Hô hấp ở thực vật (bài 12)
2 câu
(0,5 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Tiêu hóa ở động vật (bài 15+16)
1 câu
(0.25 điểm)
Câu 2 ý 1
(0.5 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Câu 2 ý 2 
(0.5 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Tuần hoàn máu ( tiết 1)
Câu 3 ý 1 (0,5 điểm)
2 câu
(0,75 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
1 câu
(0,25 điểm)
Câu 3 ý 2 
(0,5 điểm)
Tổng số điểm
4,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
1,0 điểm
B. ĐỀ RA:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 câu, mỗi câu 0.25 điểm = 7 điểm)
Câu 1: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành :
A. Hệ cơ quan	B. Mô	C. Cơ thể	D. Cơ quan
Câu 2: Những giới sinh vật nào cơ thể được cấu tạo từ tế bào nhân thực?
A. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Thực vật, giới Động vật.
B. Giới Nguyên sinh , giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật.
C. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật.
D. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Nguyên sinh, giới Động vật
Câu 3: Tế bào nào trong các tế bào sau đây chứa nhiều lizoxom nhất?
A. Tế bào hồng cầu.	C. Tế bào bạch cầu.
B. Tế bào thần kinh.	 D. Tế bào cơ.
Câu 4: Tế bào con chứa bộ n NST đơn ở kì nào của giảm phân ?
A. Kì đầu II.	C. Kì giữa II	B. Kì cuối II.	D. Kì sau II.
Câu 5: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.	B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.	D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
Câu 6: Trong các đặc điểm sau:
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
(2) Thành tế bào dày.
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
(4) Áp suất thẩm thấu lớn.
Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Khi khí khổng mở để thực hiện thoát hơi nước sẽ giúp cây hấp thụ
A. CO2.	B. O2.	C. N2.	D. NH3.
Câu 8: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 9: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng. Hiện tượng không có khí khổng trên mặt lá của cây có tác dụng nào sau đây?
A. Tránh nhiệt độ cao làm hư hại các tế bào bên trong lá
B. Giảm sự thoát hơi nước của cây
C. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời
D. Tăng tế số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá
Câu 10: Một lá cây có khối lượng 0,15 g, sau 15 phút thoát hơi nước thì khối lượng lá giảm mất 0,07 g. Xác định cường độ thoát hơi nước của lá cây trên. Biết diện tích lá 0,5 dm2.
A. 0,009 g/dm2/giờ	B. 0,56 g/dm2/giờ.	C. 0,64 g/dm2/giờ.	D. 0,01 g/dm2/giờ
Câu 11: Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :
A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.
Câu 12: Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại ?
A. Mg2+.	 B. Ca2+.	C. Fe3+.	 D. Na+
Câu 13: Sắc tố quang hợp nào tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng ATP, NADPH?
A. Carôten.	B. Xanthophyl.	C. Diệp lục b	D. Diệp lục a
Câu 14: Trong quá trình quang hợp, pha sáng cung cấp cho pha tối nguyên liệu nào sau đây?
A. ATP và NADPH.	B. ATP và O2.	C. NADPH và CO2.	D. FADH và ATP.
Câu 15: Chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp tạo ra bao nhiêu chất trong các chất sau đây?
(1) ATP;	(2) O2;	(3) NADPH;	(4) C6H12O6;	(5) H2O
A. 3	B. 2	C. 4	D. 5
Câu 16: Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị nhầm lẫn, hãy xác định đó là hai vị trí nào?
· 
A. 4 và 5.	B. 3 và 7.	C. 2 và 6.	D. 5 và 8.
Câu 17: Theo lí thuyết, để quá trình quang hợp tổng hợp được 180g glucozo thì cây phải sử dụng bao nhiêu gam nước cho pha sáng
A. 360g	B. 432g	C. 180g	D. 216g
Câu 18: Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật là gì?
A. Không bào.	B. Ti thể.	C. Nhân tế bào.	D. Lạp thể.
Câu 19: Ở thực vật, hô hấp sáng diễn ra ở những bào quan nào?
A. Lục lạp, perôxixôm, ti thể.	B. Lục lạp, ti thể, lyzoxôm.
C. Lục lạp, perôxixôm, không bào.	D. Lục lạp, không bào, ti thể.
Câu 20: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.	B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.	D. Điều hòa không khí.
Câu 21: Quan sát các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?
I. Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
II. Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
III. Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm.
V. Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 22: Thú ăn thực vật nào sau đây có dạ dày đơn?
A. Ngựa, thỏ, chuột.	B. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
C. Trâu, bò, dê.	D. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, bò.
Câu 23: Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa ngoại bào.	C. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào.	
B. Tiêu hoá D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
Câu 24: Hãy cho biết chất nào dưới đây được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm cho con người khi ở dạng tinh khiết với hàm lượng tiêu chuẩn có tác dụng kích thích tiêu hóa.
A. Na2CO3	B. NaOH	C. NaOCl	D. Ca(OCl)2
Câu 25: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực
A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh.	B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh	D. Cao, tốc độ máu chạy chậm
Câu 26: Ở động vật có hệ tuần hoàn kín, máu trao đổi chất với tế bào qua thành
A. tĩnh mạch và mao mạch	B. mao mạch
C. động mạch và mao mạch	D. động mạch và tĩnh mạch
Câu 27: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng
A. Vận chuyển chất dinh dưỡng
B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
Câu 28: Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
(1) Tôm 	(2) mực ống	 (3) ốc sên	 ( 4) ếch	 (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt	
A. (1), (3) và (4) B. (5), (6) và (7)	C. (2), (3) và (5) D. (2), (4), (6) và (7)	
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1(1 điểm).
a. Kể tên 5 giới sinh vật theo hệ thống phân loại của Whitacker và Megolis?
b. Cho 1 phân tử AND có tổng số Nu là 2400. Biết tỷ lệ số Nu loại G = 900. Tính Số Liên kết Hydro của gen đó.
Câu 2 (1 điểm): Kể tên các bộ phận cấu tạo ống tiêu hóa ở người? Giải thích tại sao thú ăn thịt manh tràng lại bị thoái hóa thành ruột tịt?
Câu 3 (1 điểm) Trình bày chức năng của hệ tuần hoàn ở động vật? Giải thích tại sao Côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng lại rất ưa vận động?
---------- HẾT ----------
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP LẦN 2
 NĂM HỌC 2021 - 2022
 MÔN: SINH HỌC – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề.
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) ( 28 câu - mỗi câu đúng 0,25 đ)
Đề 01
1.B
2.B
3.C
4.D
5.D
6.C
7.A
8.C
9.B
10.D
11.A
12.D
13.D
14.A
15.A
16.C
17.D
18.B
19.A
20.C
21.B
22.A
23.C
24.A
25.B
26.B
27.D
28.D
II. TỰ LUẬN ( 3 câu – 3 điểm).
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1 (1 điểm).
a. Kể tên 5 giới sinh vật theo hệ thống phân loại của Whitacker và Megolis?
- Kể đúng và đủ tên 5 giới: Khởi sinh, nguyên sinh, nấm, Động vật và thực vật 
(Lưu ý: HS kể được 2-4 giới chỉ cho 0.25 điểm)
0,5
b. Cho 1 phân tử AND có tổng số Nu là 2400. Biết tỷ lệ số Nu loại G = 900. Tính Số Liên kết Hydro của gen đó.
Ta có H = N + G = 2400 + 900 = 3300
( Tính theo cách khách ra đáp án vẫn cho điểm tối đa)
0.5
Câu 2 (1 điểm). 
Kể tên các bộ phận cấu tạo ống tiêu hóa ở người? Giải thích tại sao thú ăn thịt manh tràng lại bị thoái hóa thành ruột tịt?
- Kể tên các bộ phận cấu tạo ống tiêu hóa ở người: Miệng – thực quản à dạ dày à ruột à hậu môn
- Giải thích tại sao thú ăn thịt manh tràng lại bị thoái hóa thành ruột tịt: Vì manh tràng có chức năng tiêu hóa xenlulose, ở thú ăn thịt thức ăn là thịt, không phải là xenlulose nên manh tràng không còn phải thực hiện chức năng tiêu hóa nữa à bị thoái hóa thành ruột tịt.
0.5
0.5
Câu 3 (1 điểm) Trình bày chức năng của hệ tuần hoàn ở động vật? Giải thích tại sao Côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng lại rất ưa vận động?
- Chức năng của hệ tuần hoàn ở động vật: Vận chuyển vật chất từ các cơ quan đến các tế bào và ngược lại để thực hiện quá trình trao đổi chất. 
- Côn trùng có hệ tuần hoàn hở nhưng lại rất ưa vận động vì: Côn trùng việc vận chuyển khí do hệ thống ống khí đảm nhận nên chức năng của hệ tuần hoàn đã được giảm đi 1 nửa à mặc dù côn trùng có HTH hở nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu oxi và chất dinh dưỡng kịp thời nên chúng rất ưa vận động. 
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_tot_nghiep_lan_2_mon_sinh_hoc_lop_11_thpt_nam_hoc.docx