Đề thi thử thpt quốc gia năm 2015 môn: Địa lí thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

docx 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử thpt quốc gia năm 2015 môn: Địa lí thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử thpt quốc gia năm 2015 môn: Địa lí thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GD VÀ ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Địa lí
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề 1
Câu 1:(2,0 điểm) 
a. Chứng minh tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm.
b. Trình bày sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường sơn và Tây Nguyên. Tại sao đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở Hoàng Liên Sơn?
Câu 2 :(3,0 điểm)
a. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta. Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao?
b. Tại sao nói sự phát triển kinh tế xã hội ở các huyện Đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
Câu 3: ( 2,0 điểm): 
Dựa vào bản đồ đất, thực vật và động vật trong Atlat Địa lí Việt Nam em hãy trình bày về các nhóm đất chính và các loại đất chính của nước ta cũng như là nơi phân bố tập trung.
Câu 4:( 3,0 điểm) :
Cho bảng số liệu sau: 
Sản lượng và giá trị sản xuất Thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010
Năm
2005
2007
2009
2010
Sản lượng (nghìn tấn)
3467
4200
4870
5128
- Khai thác
1988
2075
2280
2421
- Nuôi trồng
1479
2125
2590
2707
Giá trị sản xuất( Tỷ đồng, giá so sánh năm 1994)
38.784
47.014
53.654
56.966
a. Dựa vào bảng số liệu trên hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất Thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010.
b. Nhận xét tình hình phát triển của ngành Thủy sản từ biểu đồ đã vẽ .
..Thí sinh được sử dụng atlat địa lí 
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:.
SỞ GD VÀ ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Địa lí
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề 2
Câu 1: (2,0 điểm)
a.Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sông ngòi ở nước ta như thế nào?
b. Trình bày những chuyển biến trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta.
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Chứng minh Đồng bằng sông Hồng và phụ cận hoạt động công nghiệp tập trung theo lãnh thổ cao nhất cả nước.
b.Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta. Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao?
Câu 3: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a. Kể tên các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các Huyện đảo đó thuộc tỉnh nào?
b. Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo?
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu: 
SẢN LƯỢNG THAN, DẦU, ĐIỆN CỦA NƯỚC TA MỘT SỐ NĂM
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
Than (triệu tấn)
4,6
8,4
11,6
34,5
44,0
Dầu (triệu tấn)
2,7
7,6
16,3
18,5
16,3
Điện (tỉ kwh)
8,8
14,7
26,7
52,1
91,6
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB thống kê, 2012)
a.Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của than, dầu, điện của nước ta giai đoạn từ năm 1990-2010.
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích tình hình tăng trưởng than, dầu, điện của nước ta. 
Thí sinh được sử dung atlat địa lí 
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:.
ĐÁP ÁN THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
MÔN: ĐỊA LÝ – Lớp 12
Đề 1
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
Chứng minh tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm.
1,0
- Từ năm 1943 đến 1983 tổng diện tích rừng của nước ta giảm 7,1 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm gần 0,18 triệu ha. 
Diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha trung bình mỗi năm giảm gần 0,19 triệu ha. Độ che phủ rừng năm 1943 là 43% đến năm 1983 còn 22%
- Trong những năm gần đây, tổng diện tích rừng đang tăng lên dần năm 2010 tổng diện tích rừng là 13 triệu ha, nâng cao độ che phủ rừng lên 39,5%
- Tuy nhiên tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi (Phần lớn là rừng non mới được phục hồi và rừng trông chưa khai thác được. 70% diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng nghèo và rừng mới được phục hồi
0,5
0,25
0,25
b
Trình bày sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường sơn và Tây Nguyên. Tại sao đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở Hoàng Liên Sơn?
1.0
- Về lượng mưa: 
+ Đông Trường Sơn: Mưa vào Thu – Đông do địa hình đón gió Đông Bắc từ biển thổi vào, hay có bão, áp thấp giải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh, mưa nhiều. Thời kỳ này Tây Nguyên là mùa khô.
+ Tây Nguyên: Mưa vào mùa hạ do đón gió màu Tây Nam. Lúc này bên Đông Trường Sơn nhiều nơi lại chịu tác động của gió Tây khô nóng
- Về nhiệt độ: Có sự chênh lệch giữa hai vùng
+ Nhiệt độ của Đông Trường Sơn cao hơn vì ảnh hưởng của gió Lào
+ Tây Nguyên nhiệt độ thấp hơn vì ảnh hưởng của độ cao địa hình
b. Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở Hoàng Liên Sơn vì:
Nơi đây có độ cao trên 2600m
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a
Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta. 
1,5
- Vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài, sinh vật biển đa dạng phong phú,..
- Nhiều vũng vịnh, đầm phá, sông hồ dày đặc,...
- Nhiều trở ngại của thiên tai, sự suy giảm của tài nguyên sinh vật,...
Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao?
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này (diễn giải)
- Ngành này chủ động hơn so với khai thác (diễn giải)
- Hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng cao
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Tại sao nói sự phát triển kinh tế xã hội ở các huyện Đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai?
1,5
- Ý nghĩa về kinh tế- xã hội:
+ Nhiều đảo và huyện đảo nước ta tập trung đông dân cư như đảo Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quốc.
+ Các huyện đảo giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế biển khác nhau: Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, xây dựng các cảng biển, khai thác dầu khí.
+ Việc phát triển kinh tế ở các huyện đảo sẽ dần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển về mọi mặt giữa đảo quần đảo và đất liền.
0,25
0,25
0,25
-Ý nghĩa về an ninh quốc phòng:
+ Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả nguồn lợi vùng biển ,hải đảo, và thềm lục địa.
+ Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định lại chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
0,25
0,25
0,25
3
Dựa vào bản đồ đất, thực vật và động vật trong Atlat Địa lí Việt Nam em hãy trình bày về các nhóm đất chính và các loại đất chính của nước ta cũng như là nơi phân bố tập trung.
2,0
Các nhóm đất và loại đất chính.
Nơi phân bố tập trung.
- Nhóm đất phù sa: 
 + Đất xám:
 + Đất phù sa:
 + Đất phèn:
 + Đất mặn:
 + Đất cát ven biển:
Các đồng bằng ven biển và rải rác ở một số khu vực miền núi.
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, ven sông Tiền và sông Hậu.
Ven biển phía nam, tây nam của đồng bằng sông Cửu Long
Ven biển phía đông của đồng bằng sông Cửu Long.
Duyên hải miền Trung.
- Nhóm đất feralit: 
 + Đất feralit trên đá bazan:
 + Đất feralit trên đá vôi:
 + Đất feralit trên các loại đá khác:
Khu vực đồi núi và cao nguyên.
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Khu vực miền núi và cao nguyên.
0,5
0,5
0,5
0,5
 4
a
Dựa vào bảng số liệu trên hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất Thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2010
Vẽ biểu đồ:
*Yêu cầu:
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp( cột chồng và đường).
- Vẽ chính xác số liệu đã cho, sử dụng hai trục tung có đơn vị khác nhau.
- Đúng khoảng cách năm; có cột; đường biểu diễn; có chú giải và tên biểu đồ.
( Thiếu ý trừ 0,25điểm)
2,25
b
Nhận xét tình hình phát triển của ngành Thủy sản từ biểu đồ đã vẽ .
- Sản lượng và giá trị thủy sản xuất thủy sản qua các năn đều tăng( dẫn chứng).
- Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.
- Năm 2005, sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng. Nhưng từ năm 2007, Sản lượng nuôi trồng đã vượt lên sản lượng khai thác.
0,25
0,25
0,25
Tổng câu I+II+III+IV
10,0
Đề 2
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
a
 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phần sông ngòi:
1,0
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: Nước ta có 2360 con sông có chiều dài hơn 10 km; trung bình cứ 20km đường bờ biển gặp một cửa sông, chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc.
- Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa: Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm (60% phát sinh ngoài lãnh thổ). Tổng lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/ năm.
- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ ứng với mùa mưa, mùa cạn ứng với mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường.
0,5
0,25
0,25
b
Trình bày những chuyển biến trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta. 
1.0
- Cơ cấu lao động theo ngành có chuyển biến hướng tích cực nhưng còn chậm:
- Tỉ trọng lao động ngành Nông - lâm - thủy sản lớn nhất và có xu hướng giảm (dẫn chứng).
- Tỉ trọng lao động ngành Công nghiệp –xây dựng (dẫn chứng)
- Tỉ trọng lao động ngành Dịch vụ có xu hướng tăng (dẫn chứng)
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a
Đồng bằng sông Hồng và phụ cận hoạt động công nghiệp tập trung theo lãnh thổ cao nhất cả nước
1,5
Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp lan tỏa theo nhiều hướng với các hướng chuyên môn hóa khác nhau theo các tuyến giao thông huyết mạch:
+ Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm Phả ( cơ khí, khai thác than)
+ Đáp Cầu- Bắc Giang( vật liệu xây dựng, phân hóa học)
+ Đông Anh- Thái Nguyên( cơ khí, luyện kim)
+ Việt Trì- Lâm Thao- Phú Thọ( hóa chất, phân bón- giấy)
+ Hòa Bình- Sơn La( thủy điện)
+ Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa( dệt, may, điện, vật liệu xây dựng)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với phát triển ngành thủy sản nước ta.
0,75
- Vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài, sinh vật biển đa dạng phong phú,..
- Nhiều vũng vịnh, đầm phá, sông hồ dày đặc,...
- Nhiều trở ngại của thiên tai, sự suy giảm của tài nguyên sinh vật,...
0,25
0,25
0,25
Ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm tỉ trọng cao vì:
0,75
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành này (diễn giải)
- Ngành này chủ động hơn so với khai thác (diễn giải)
- Hiệu quả kinh tế mang lại ngày càng cao
0,25
0,25
0,25
3
a
Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
- Hoàng Sa (T.P. Đà Nẵng)
- Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
- Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa)
- Phú Quý (tỉnh Bình Thuận)
1,0
b
Cần phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo vì:
- Vùng biển và hải đảo ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển khác nhau( khai thác, nuôi trồng hải sản, khai thác dầu khí, giao thông vận tải, du lịch biển, đảo)
- Biển và các đảo là một bộ phận không thể tách rời do sự biệt lập với môi trường xung quanh, lại do diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước sự tác động của con người.
- Việc phát triển kinh tế ở biển, đảo sẽ dần dần xóa bỏ sự chênh lệch về trình độ phát triển mọi mặt giữa hải đảo đất liền. Việc phát huy các thế mạnh sẽ nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các ngư dân, đảm bảo sự phát triển bền vững đất nước.
- Các đảo và quần đảo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả cấc nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. 
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a
- Lập bảng xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng của than, dầu, điện của nước ta một số năm.
 (Đơn vị: %)
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
Than 
100,0
182,6
252,2
750,0
956,5
Dầu 
100,0
281,5
603,7
685,2
603,7
Điện 
100,0
167,0
303,4
592,0
1040,9
0.50
- Vẽ biểu đồ đường: 3 đường
Yêu cầu: + Vẽ đúng, đẹp, có tên biểu đồ, chú giải...
 + Có thể ghi hoặc không ghi số liệu lên biểu đồ.
(sai, thiếu mỗi ý trừ 0,25 điểm. Vẽ các dạng khác không cho điểm).
1.50
b
Nhận xét tình hình tăng trưởng của than, dầu, điện của nước ta 
- Giai đoạn 1990 -2010: sản phẩm than, dầu, điện đều tăng nhưng tốc độ tăng. trưởng không đều
+ Điện tăng nhanh nhất (dẫn chứng)
+ Than tăng nhanh (dẫn chứng)
+ Dầu tăng chậm nhất nhưng không ổn định và giảm nhẹ vào năm 2010 (dẫn chứng)
- Tốc độ tăng trưởng của than, điện có sự khác nhau theo giai đoạn:
+ Giai đoạn từ 1990-2000: tăng chậm 
+ Giai đoạn từ 2000 -2010: tăng nhanh
Giải thích:
- Than, dầu, điện là sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng và là ngành công nghiệp trọng điểm có thế mạnh lâu dài, có hiệu quả kinh tế-xã hội cao và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.
- Các sản phẩm than, dầu, điện đều tăng nhanh là do chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, do nhu cầu của thị trường...
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng câu I+II+III+IV
10,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_thu_dai_hoc.docx