ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ VI Mã đề 601 Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Một con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì T. Tích điện cho vật nặng của con lắc rồi cho dao động nhỏ trong một điện trường đều có phương thẳng đứng. Nếu cường độ điện trường là E1 thì chu kì dao động là T1 = 4T, nếu cường độ điện trường là E2 và điện trường có hướng ngược lại thì chu kì dao động là T2 = 4T/5. Tỉ số E1/E2 bằng A. 4/3 B. 25/16 C. 5/4 D. 5/3 Câu 2: Cho phản ứng hạt nhân: p + Na ®He + Ne + 2,0135 MeV. Biết năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Na lớn hơn năng lượng liên kết riêng của hạt nhân He là 1,0378 MeV. Khối lượng của các hạt: mp = 1,0073 u; mn = 1,0087 u, mα = 4,0015 u. Lấy u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Ne bằng A. 8,04 MeV B. 8,25 MeV C. 8,46 MeV D. 8,62 MeV Câu 3: Chọn đáp án sai về phản ứng phân hạch A. Là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng. B. Năng lượng phân hạch được giải phóng chủ yếu dưới dạng động năng của bức xạ γ. C. Mỗi phân hạch có kèm theo vài nơtron phát ra. D. Để tạo nên một phản ứng phân hạch của một hạt nhân phải truyền cho nó một năng lượng ít nhất phải bằng năng lượng kích hoạt. Câu 4: Bắn hạt prôtôn có động năng là Wp vào hạt nhân beri đứng yên sinh ra phản ứng p + Be ® He + Li. Hướng bay của hạt nhân hêli và hướng bay của hạt nhân liti hợp với nhau một góc 1500. Động năng của hạt nhân hêli và hạt nhân liti là WHe = 4,5 MeV và WLi = 4,5 MeV . Lấy tỉ lệ giữa các khối lượng bằng tỉ lệ số khối của chúng. Động năng của prôtôn là: A. 5,624 MeV B. 6,816 MeV C. 6,236 MeV D. 5,243 MeV Câu 5: Chọn đáp án sai về hiện tượng quang dẫn A. Khi chất quang dẫn bị chiếu sáng thì mỗi phôtôn của ánh sáng kích thích sẽ truyền toàn bộ năng lượng của nó cho một êlectron liên kết. B. Chất quang dẫn trở thành dẫn điện tốt khi bị chiếu sáng thích hợp. C. Năng lượng kích hoạt là năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn. D. Bước sóng giới hạn quang dẫn nhỏ hơn bước sóng giới hạn quang điện ngoài. Câu 6: Một đoạn mạch AB nối tiếp gồm hai đoạn mạch: đoạn mạch AM (có R1, L1, C1 mắc nối tiếp) và đoạn mạch MB (có R2, L2, C2 mắc nối tiếp). Đặt vào đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều thì điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB biến thiên lệch pha nhau π/3. Khi điện áp tức thời uAM và uMB hai đầu các đoạn mạch AM và BM bằng 30 V và 50 V thì điện áp tức thới uAB bằng A. 40 V B. 80 V C. 70 V D. 60 V Câu 7: Trong lòng một ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua A. có điện trường đều B. không có điện trường và từ trường C. có điện từ trường D. có từ trường đều Câu 8: Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch dao động LC lí tưởng là i = 6cos(wt - p/6) (mA). Tại t = 0 thì điện tích của tụ điện có độ lớn bằng 0,75 nC. Tần số góc của dao động điện từ trong mạch bằng A. 4.106 (rad/s) B. 8.106 (rad/s) C. 5,66.106 (rad/s) D. 6,93.106 (rad/s) Câu 9: Trong một dao động điều hoà của con lắc lò xo thì A. khi chất điểm ở vị trí biên thì lực đàn hồi có giá trị cực đại. B. cơ năng của hệ không phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu. C. thế năng của hệ biến thiên tuần hoàn với chu kì gấp đôi chu kì biến thiên của gia tốc. D. tốc độ trung bình của chất điểm trong mọi nửa chu kì bằng nhau Câu 10: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m = 240 gam. Kéo vật xuống dưới vị trí cân bằng sao cho lò xo dãn 10 cm rồi buông nhẹ, vật dao động điều hòa. Lực mà lò xo tác dụng lên vật có giá trị nhỏ nhất bằng 0,8 N. Lấy g = 10 m/s2. Khi lò xo dãn 5 cm thì lực mà lò xo tác dụng lên vật bằng A. 1,2 N B. 1,8 N C. 2,5 N D. 2 N Câu 11: Một đoạn mạch PQ nối tiếp, theo thứ tự gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,18 H, một điện trở R = 120 Ω và một tụ điện. E là điểm nối giữa cuộn cảm và điện trở, F là điểm nối giữa điện trở và tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch PQ một điện áp xoay chiều ổn định thì các điện áp tức thời uPF (giữa hai đầu đoạn mạch PF) và uEQ (giữa hai đầu đoạn mạch EQ) lệch pha nhau 900. Điện dung của tụ điện có giá trị bằng A. 25 μF B. 10-3/(8π) F C. 6,25 μF D. 1,25.10-5 F Câu 12: Chọn đáp án đúng về sóng dừng trên một sợi dây. A. Số điểm bụng nhỏ hơn số điểm nút. B. Khi qua vị trí dây duỗi thẳng, các điểm bụng dao động cùng chiều và vận tốc có cùng độ lớn. C. Các điểm bụng dao động với tốc độ trung bình lớn nhất. D. Các điểm bụng cách nhau một bước sóng thì dao động ngược pha. Câu 13: Trong thí nghiệm Y - âng, chiếu sáng hai khe đồng thời ba bức xạ đơn sắc: màu tím λ1 = 0,42 μm, màu da cam λ2 = 0,63 μm và màu đỏ λ3 = 0,7 μm. Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, tổng số các vị trí có màu đỏ, màu da cam và màu tím bằng A. 18 B. 20 C. 19 D. 17 Câu 14: Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu một đoạn mạch nối tiếp gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điều chỉnh biến trở R đến khi công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch đạt cực đại. Khi đó A. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện đạt cực đại. B. Điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch lệch pha nhau p/4. C. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. D. Cường độ hiệu dụng của đoạn mạch đạt cực đại. Câu 15: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi với điện áp hiệu dụng là U và công suất truyền đi là P có giá trị không đổi. Công suất hao phí trên dây bằng 5% công suất truyền đi. Để giảm công suất hao phí trên dây chỉ còn 1,25% công suất truyền đi thì điện áp hiệu dụng nơi truyền đi phải tăng thêm bao nhiêu phần trăm so với ban đầu? A. 200% B. 100% C. 150% D. 50% Câu 16: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Y- âng, khoảng cách giữa 2 khe sáng là 1,6 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1,8 m. Khi chiếu sáng khe F ánh sáng đơn sắc có bước sóng l1 thì khoảng cách giữa ba vân tối kế tiếp đo được bằng 1,08 mm, khi chiếu sáng khe F ánh sáng đơn sắc có bước sóng l2 thì tại vân sáng bậc ba của ánh sáng có bước sóng l1 có vân tối thứ 3 của ánh sáng có bước sóng l2 (tính từ vân sáng trung tâm). Bước sóng l2 bằng: A. 0,384 mm B. 0,594 mm C. 0,576 mm D. 0,411 mm Câu 17: Chọn đáp án sai về mẫu nguyên tử Bo. A. Khi nguyên tử ở trạng thái kích thích chuyển về trạng thái cơ bản thì nguyên tử phát ra phôtôn. B. Khi nguyên tử ở trạng thái cơ bản mà hấp thụ thêm phôtôn có năng lượng thích hợp thì nguyên tử chuyển lên trạng thái kích thích. C. Trạng thái cơ bản là trạng thái dừng mà nguyên tử có năng lượng thấp nhất. D. Nguyên tử có năng lượng kích thích càng lớn thì càng bền vững. Câu 18: Một nguồn âm điểm O phát ra âm theo mọi hướng như nhau. Một người đứng ở một điểm M trên một phương truyền âm Ox thì nghe được âm với mức cường độ âm là L (dB). Khi người này đi cách xa M là 90 m theo phương truyền âm Ox thì mức cường độ âm là L - 20 dB. Khi người này đi lại gần nguồn âm cũng theo phương truyền âm trên đến một điểm cách M là d thì mức cường độ âm là L + 20 dB. Khoảng cách d bằng A. 8 m B. 10 m C. 1 m D. 9 m Câu 19: Hai nguồn dao động kết hợp, dao động cùng pha trên mặt nước cách nhau 36 cm, hai nguồn nằm rất gần hai điểm dao động với biên độ cực tiểu. Trên đoạn thẳng nối hai nguồn có 9 điểm dao động với biên độ cực đại, tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng 4 m/s. Tần số sóng bằng A. 50 Hz B. 40 Hz C. 25 Hz D. 44 Hz Câu 20: Một dao động điều hòa có phương trình x = Acos(5πt + π/4). Trong 3/4 chu kì đầu, khoảng thời gian để độ lớn của li độ dao động không nhỏ hơn A/2 bằng A. 0,15 s B. 1/3 s C. 1/6 s D. 0,2 s Câu 21: Điều nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện? A. Với tụ điện có điện dung không đổi, tần số của dòng điện qua tụ càng lớn thì dung kháng càng nhỏ. B. Với cùng tần số của điện áp đặt vào hai đầu tụ điện, nếu điện dung của tụ điện càng nhỏ thì dung kháng càng lớn. C. Dòng điện trong mạch sớm pha p/2 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. D. Dung kháng của tụ điện tăng khi tăng điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch. Câu 22: Một khối chất phóng xạ b- có khối lượng m0, sau thời gian t = 10 ngày thì 75% khối lượng của nó phân rã hết. Sau 15 ngày thì khối lượng m0 của khối chất bị phân rã bằng A. 0,875 m0 B. 0,96875 m0 C. 0,9375 m0 D. 0,85 m0 Câu 23: Chọn đáp án sai về máy quang phổ lăng kính khi chùm sáng chiếu vào khe F của máy là một chùm sáng gồm nhiều thành phần đơn sắc A. Chùm sáng sau hệ tán sắc gồm nhiều chùm tia đơn sắc song song. B. Máy quang phổ lăng kính gồm ba bộ phận chính: ống chuẩn trực, hệ tán sắc và buồng tối. C. Ống chuẩn trực tạo ra một chùm sáng trắng song song. D. Các vạch quang phổ trên tấm phim ảnh của buồng tối là quang phổ của nguồn sáng chiếu vào khe F của máy. Câu 24: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung C và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện dung C có thể thay đổi được. Ban đầu mạch cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng 36 m. Nếu giảm điện dung C của tụ điện đi 5 pF từ giá trị ban đầu thì mạch cộng hưởng với bước sóng 24 m. Nếu tăng điện dung C thêm 7 pF từ giá trị ban đầu thì mạch cộng hưởng với sóng điện từ có bước sóng bằng A. 60 m B. 48 m C. 54 m D. 66 m Câu 25: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới treo hai vật nhỏ gắn vào nhau, có khối lượng m1 = 100 gam và m2 = 200 gam, độ cứng của lò xo bằng 100 N/m. Đưa vật lên vị trí lò xo không biến dạng rồi buông nhẹ, hai vật dao động điều hòa. Khi lò xo có chiều dài lớn nhất thì vật m2 tách nhẹ khỏi m1, vật m1 vẫn dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2; π2 = 10. Khi lò xo dãn 4 cm thì tốc độ của vật bằng A. 50π (cm/s) B. 30π (cm/s) C. 40π (cm/s) D. 20π (cm/s) Câu 26: Chọn câu sai. Chọn vị trí cân bằng của vật làm gốc thế năng bằng không thì cơ năng của con lắc đơn dao động điều hòa A. tỉ lệ thuận với biên độ góc của con lắc B. tỉ lệ thuận với chiều dài của con lắc C. tỉ lệ thuận với khối lượng của con lắc D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường nơi con lắc dao động Câu 27: Một sóng cơ lan truyền trên mặt nước với tốc độ 24 m/s, các phần tử sóng dao động vuông góc với mặt nước và có biên độ 5 cm. Khi một phần tử sóng cách mặt nước 3 cm thì có vận tốc dao động là 48p (cm/s). Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha với nhau, cách nhau một khoảng ngắn nhất bằng A. 4 m B. 2 m C. 6 m D. 8 m Câu 28: Chọn đáp án sai. Trong một mạch dao động lí tưởng thực hiện một dao động điện từ tự do A. Cảm ứng từ B trong ống dây tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện tức thời i qua ống dây. B. Khi cường độ điện trường E trong tụ điện đạt cực đại thì cảm ứng từ B trong ống dây đạt cực đại. C. Khi cường độ điện trường E trong tụ điện đạt cực đại thì cảm ứng từ B trong ống dây bằng 0. D. Cường độ điện trường E trong tụ điện tỉ lệ thuận với điện tích tức thời q của tụ điện. Câu 29: Một đoạn mạch nối tiếp AB theo thứ tự gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,4/p (H) (đoạn mạch AM), một điện trở R = 40 W (đoạn mạch MN) và một tụ điện (đoạn mạch NB). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều, khi đó điện áp giữa hai đầu các đoạn mạch AN và MB có biểu thức: uAN = 160cos(100pt + 3p/4) V; uMB = Ucos(100pt + p/6) V. Điện áp hiệu dụng U bằng A. 80 V B. 160 V C. 160 V D. 80 V Câu 30: Chu kì dao động nhỏ của một con lắc đơn giảm khi A. đưa con lắc từ không khí vào chân không và giữ nhiệt độ không đổi B. đưa con lắc từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng và nhiệt độ môi trường giảm C. đưa con lắc từ mặt đất xuống sâu theo phương thẳng đứng và nhiệt độ môi trường tăng D. tăng nhiệt độ môi trường nơi treo con lắc Câu 31: Một thấu kính mỏng có một mặt lồi bán kính 10 cm và một mặt lõm bán kính 50 cm đặt trong không khí, chiết suất của thấu kính đối với tia đỏ là 1,5 và đối với tia tím là 1,525. Khoảng cách từ tiêu điểm màu đỏ đến tiêu điểm màu tím bằng A. 1,19 cm B. 1,74 cm C. 1,58 cm D. 1,96 cm Câu 32: Trong nguyên tử hiđrô, năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử có độ lớn tỉ lệ nghịch với bình phương bán kính các quỹ đạo dừng. Biết nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản, hấp thụ một phôtôn có tần số f0 thì êlectron chuyển lên quỹ đạo N. Khi chuyển về trạng thái cơ bản, nguyên tử phát ra phôtôn có tần số nhỏ nhất bằng A. 7f0/120 B. 7f0/144 C. 7f0/135 D. 7f0/128 Câu 33: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (U0 không đổi và ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp (với L/C > R2/2). Khi ω = ω1 hoặc ω = ω2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có cùng một giá trị. Khi ω = ω0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại. Hệ thức giữa ω1, ω2 và ω0 là A. 1/w02 = 2/(1/ω12 + 1/ω22) B. w0 = C. w02 = 2(ω12ω22)/( ω12 + ω22) D. w0 = (ω1 + ω2)/2 Câu 34: Khi chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng l1 = 0,3 mm vào tấm kim loại đặt cô lập thì điện thế cực đại của tấm kim loại bằng 2,84 V. Cho hằng số plăng h = 6,625.10-34Js, tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s, điện tích e = 1,6.10-19 C. Khi chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng l2 = 0,2 mm vào tấm kim loại trên thì điện thế cực đại của tấm kim loại bằng A. 5,13 V B. 5,69 V C. 4,91 V D. 3,68 V Câu 35: Chọn đáp án sai về tia laze A. Tia laze có tính đơn sắc cao. B. Tia laze có tốc độ bằng tốc độ của ánh sáng trắng khi cùng truyền trong chân không. C. Tia laze có cường độ lớn. D. Các phôtôn trong chùm tia laze có năng lượng lớn hơn các phôtôn trong chùm tia tử ngoại. Câu 36: Đặt vào hai đầu một tụ điện có điện dung C = 10-3/(8p) F một điện áp xoay chiều u = 75cos2pft (V). Khi điện áp tức thời hai đầu tụ điện bằng 60 V thì cường độ dòng điện tức thời qua tụ bằng 0,9 A. Tần số f bằng A. 100 Hz B. 40 Hz C. 60 Hz D. 80 Hz Câu 37: Năng lượng liên kết của một hạt nhân A. bằng năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân B. càng lớn thì hạt nhân càng bền. C. nhẹ lớn hơn hạt nhân nặng D. đặc trưng cho tính bền vững của hạt nhân. Câu 38: Một laze phát ra những xung ánh sáng có bước sóng 0,636 mm, thời gian kéo dài của một xung là 200 ns, Số phôtôn chứa trong mỗi xung ánh sáng bằng 8.1012 hạt. Lấy c = 3.108m/s; h = 6,625.10-34Js. Công suất của chùm tia laze là A. 15 W B. 20 W C. 10 W D. 12,5 W Câu 39: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = 8cos(4πt - 2π/3) cm. Vật đi được quãng đường 60 cm kể từ thời điểm t = 0, hết thời gian là A. 15/16 s B. 5/6 s C. 11/12 s D. 23/24 s Câu 40: Sóng siêu âm A. Có tần số lớn hơn 20 Hz. B. Không bị hấp thụ khi truyền trong không khí. C. Truyền được trong chân không. D. Truyền với tốc độ lớn hơn sóng hạ âm . Câu 41: Một đoạn mạch nối tiếp AB gồm một điện trở R, một cuộn cảm thuần và một tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều uAB = 60cos2πft (V); tần số f thay đổi được. Ban đầu các điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm và tụ điện bằng nhau và bằng 30V. Khi giảm tần số đi lần thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng A. 40 V B. 40V C. 20V D. 20 V Câu 42: Một ống Cu - lít - giơ phát ra tia X có bước sóng nhỏ nhất là λ. Khi giảm hiệu điện thế giữa hai cực của ống đi 3 kV thì tia X có bước sóng nhỏ nhất là 0,136 nm. Khi tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống thêm 6 kV thì tia X có bước sóng nhỏ nhất là 0,068 nm. Bỏ qua động năng của các êlectron khi bứt khỏi catôt. Bước sóng λ bằng A. 0,102 nm B. 0,084 nm C. 0,126 nm D. 0,093 nm Câu 43: Khi tải dòng điện xoay chiều bằng đường dây có điện trở không đổi từ nhà máy phát điện đến cơ sở sử dụng điện có công suất tiêu thụ điện và điện áp hiệu dụng truyền đi không đổi, nếu tăng hệ số công suất của cơ sở sử dụng điện thì A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trên đường dây tải tăng. B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trên đường dây tải giảm. C. Công suất hao phí trên đường dây tăng. D. Độ sụt thế trên đường dây tăng. Câu 44: Một đoạn mạch AB nối tiếp gồm một điện trở R = 120 W, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C (độ tự cảm L và điện dung C đều thay đổi được). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều uAB = 200cos100pt (V). Điều chỉnh L đến giá trị L0, sau đó điều chỉnh C đến giá trị C0 = 10-3/(24p) F thì thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị lớn nhất bằng A. 250 V B. 200 V C. 200 V D. 250 V Câu 45: Khi một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, các đại lượng không thay đổi là A. Tần số và bước sóng. B. Màu sắc và tốc độ lan truyền. C. Bước sóng và màu sắc tia sáng. D. Tần số và màu sắc tia sáng. Câu 46: Trên một sợi dây có sóng dừng, một điểm M trên dây cách điểm nút gần nhất là 2 cm có biên độ bằng nửa biên độ của điểm bụng. Tần số sóng trên dây bằng 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng A. 1,2 m/s B. 4,8 m/s C. 1,8 m/s D. 2,4 m/s Câu 47: Gọi t là khoảng thời gian (tính từ t = 0) để số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ nguyên chất giảm đi e lần (với lne = 1). Sau khoảng thời gian 2t (tính từ t = 0) thì số hạt nhân của lượng chất phóng xạ đó giảm đi A. 14% B. 46,25% C. 86,47% D. 69,37% Câu 48: Chọn đáp án sai về tia hồng ngoại A. Tia hồng ngoại làm bột huỳnh quang phát sáng. B. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh. C. Bức xạ hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím. D. Tia hồng ngoại được dùng trong các bộ điều khiển từ xa. Câu 49: Một mạch dao động lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung biến đổi C, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi từ L0 đến 16L0. Khi C = 5 nF và L = 5L0 thì mạch dao động với tần số 20f0. Để mạch dao động với tần số từ f0 đến 100f0 thì điện dung của tụ điện phải biến đổi trong khoảng giá trị nhỏ nhất A. từ 625 pF đến 10 nF B. từ 1 nF đến 0,625 μF C. từ 100 pF đến 62,5 nF D. từ 6,25 nF đến 0,1 μF Câu 50: Đoạn mạch MN gồm: biến trở R nối tiếp với một cuộn dây (có độ tự cảm L và điện trở r). Đặt vào hai đầu MN một điện áp xoay chiều ổn định. Khi giá trị của biến trở R = 40 Ω thì công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch MN đạt cực đại. Khi R = 40 Ω thì công suất tiêu thụ điện của biến trở R đạt cực đại. Hệ số công suất của cuộn dây bằng A. /4 B. 2/ C. 1/(2) D. 1/ ----------------------------------------------- ----------- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm---------- MÃ ĐỀ 601 MÃ ĐỀ 134 MÃ ĐỀ 210 MÃ ĐỀ 356 CÂU HỎI ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÁP ÁN CÂU HỎI ĐÁP ÁN 1 D 1 D 1 A 1 B 2 A 2 D 2 A 2 B 3 B 3 C 3 D 3 D 4 B 4 D 4 C 4 A 5 D 5 C 5 B 5 C 6 B 6 A 6 A 6 A 7 C 7 D 7 B 7 D 8 A 8 B 8 B 8 B 9 D 9 A 9 B 9 D 10 D 10 B 10 D 10 B 11 D 11 A 11 D 11 C 12 C 12 C 12 C 12 B 13 C 13 D 13 D 13 A 14 B 14 B 14 A 14 C 15 B 15 D 15 C 15 C 16 C 16 D 16 A 16 B 17 D 17 C 17 B 17 D 18 D 18 D 18 C 18 C 19 A 19 D 19 C 19 B 20 C 20 B 20 C 20 C 21 D 21 A 21 A 21 D 22 A 22 C 22 C 22 A 23 C 23 C 23 A 23 C 24 B 24 A 24 C 24 A 25 C 25 C 25 B 25 A 26 A 26 B 26 A 26 A 27 B 27 B 27 D 27 B 28 B 28 B 28 D 28 D 29 B 29 D 29 D 29 D 30 A 30 D 30 D 30 C 31 A 31 C 31 C 31 A 32 C 32 C 32 A 32 C 33 C 33 C 33 B 33 A 34 C 34 B 34 C 34 A 35 D 35 B 35 A 35 B 36 D 36 A 36 B 36 D 37 A 37 B 37 D 37 C 38 D 38 C 38 D 38 B 39 C 39 D 39 B 39 B 40 A 40 A 40 A 40 C 41 A 41 B 41 B 41 D 42 A 42 B 42 D 42 D 43 B 43 A 43 D 43 A 44 B 44 A 44 C 44 A 45 D 45 B 45 C 45 A 46 B 46 C 46 B 46 B 47 C 47 A 47 B 47 C 48 A 48 B 48 A 48 D 49 B 49 A 49 B 49 A 50 D 50 A 50 B 50 D Hướng dẫn giải đề thi thử lần 6 – Môn : Vật lí Mã đề 601 Câu 1: Nếu cường độ điện trường là E1 thì T1 = 4T → 2 π = 4(2 π) → g1 = g/16 = g - qE1/m → E1 = 15mg/(16q). Nếu cường độ điện trường là E2 thì T2 = 4T/5 → 2 π= 4(2 π)/5 → g2 = 25g/16 = g + qE2/(m) → E2 = 9mg/(16q). Vậy E1/E2 = 15/9 = 5/3 → Chọn D. Câu 2: Ta có: Wtỏa = Wlk(Ne) + Wlk(He) - Wlk(Na) = 2,0135(MeV) (1). Năng lượng liên kết của He là Wlk(He) = (2mp + 2mn – mHe)c2 = 0,0305uc2 = 0,0305.931,5 (MeV) = 28,41075 MeV → Năng lượng liên kết riêng của He là WlkR(He) = Wlk(He)/4 = 7,1027 MeV → Năng lượng liên kết riêng của Na là WlkR(Na) = 7,1027 MeV + 1,0378 MeV = 8,1405 MeV → Năng lượng liên kết của Na là → Wlk(Na) = 8,1405.23 = 187,2312 MeV. Thay vào (1) → Wlk(Ne) = 2,0135 + 187,2312 – 28,41075 = 160,83395 MeV → Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân Ne bằng Wlk(Ne)/A = 160,83395/20 = 8,04 MeV → Chọn A. Câu 3: Năng lượng mỗi phân hạch được giải phóng khoảng 200 MeV, trong đó động năng của các mảnh khoảng 176 MeV → Năng lượng phân hạch được giải phóng chủ yếu dưới dạng động năng của các mảnh vỡ → B sai → Chọn B. Câu 4: Ta có p2 = 2mW → pHe2 = 2mHeWHe= 2.4.4,5 = 36 PLi2 = 2mLiWLi= 2.6.4,5 = 54. Theo định luật bảo toàn động lượng thì → ta có giản đồ vectơ (hình vẽ): O pp2 = pHe2 + pLi2 + 2 pHe pLicos1500 = 36 + 54 - 2.6.3/2 = 13,63 → Wp = pp2/(2mp) = 13,63/(2.1) = 6,816 MeV→ Chọn B. Câu 5: A, B, C đúng (SGK12). Để xảy ra hiện tượng quang dẫn có thể chỉ cần tia hồng ngoại, trong khi đó để bứt êlectron ra khỏi bề mặt tấm kẽm phải dùng tia tử ngoại → D sai → Chọn D. Câu 6: Ta có uAM + uMB = uAB → điện áp tức thới uAB = 30 + 50 = 80 V → Chọn B. Câu 7: Dòng điện xoay chiều gây ra từ trường biến thiên và do vậy có điện từ trường → Chọn C. Câu 8: Tại t = 0 thì i = 3mA. Ta có (i/I0)2 + (q/q0)2 = 1 → (3/6)2 + (0,75/q0)2 = 1 → q0 = 1,5 nC → ω = I0/q0 = 6.10-3/(1,5.10-9) = 4.106 (rad/s) → Chọn A. Câu 9: Trong mọi nửa chu kì thì quãng đường vật dao động điều hòa đi được bằng nhau và bằng 2A → tốc độ trung bình bằng nhau → D đúng → Chọn D. Câu 10: Ta có biên độ A = (0,1 - ∆l) = 0,1 – mg/k = 0,1 – 2,4/k (1); Fmin = k(∆l – A) = mg – kA → 0,8 = 2,4 – kA → kA = 1,6 (2). Từ (1) và (2) → A = 0,04 m = 4 cm và k = 40 N/m. Khi lò xo dãn 5 cm thì lực đàn hồi tác dụng lên vật bằng F = 40.0,05 = 2N → Chọn D. Câu 11: uPF và uEQ lệch pha nhau 900 → tanφPFtanφEQ = -1 → (ZL/R)(ZC/R) = -1 → (ωL)(1/ωC) = R2 → L/C = R2 → C = L/R2 = 0,18/1202 = 1,25.10-5 F → Chọn D. Câu 12: Trên dây có sóng dừng thì số điểm bụng có thể bằng số điểm nút → A sai. Khi qua vị trí dây duỗi thẳng, hai điểm bụng cạnh nhau dao động ngược chiều → B sai. Hai điểm bụng cạnh nhau (cách nhau một nửa bước sóng) thì dao động ngược pha → hai điểm bụng cách nhau một bước sóng thì dao động cùng pha → D sai. Các điểm bụng có biên độ cực đại nên trong cùng một thời gian nó dao động được quãng đường lớn nhất → tốc độ trung bình lớn nhất → C đúng → chọn C. Câu 13: Vị trí vân sáng trùng nhau của 3 bức xạ x = k1i1 = k2i2 = k3i3 → k1λ1 = k2λ2 = k3λ3 → k10,42 = k20,63 = k30,7 → k16 = k29 = k310 → k1 = 15; k2 = 10; k3 = 9 → Giữa 2 vị trí vân sáng trùng nhau kế tiếp của 3 bức xạ có: 15 khoảng vân của λ1, 10 khoảng vân của λ2, 9 khoảng vân của λ3. Vị trí vân sáng trùng nhau của 2 bức xạ λ1 và λ2 : n1i1 = n2i2 → n1λ1 = n2λ2 → n12 = n23 → n1 = 3, n2 = 2 → 3i1 = 2i2 → số vị trí trùng nhau của λ1 và λ2 là (15:3) - 1 = 4. Vị trí vân sáng trùng nhau của 2 bức xạ λ1 và λ3 : m1i1 = m3i3 → m1λ1 = m3λ3 → m1 = 5, m2 = 3 → 5i1 = 3i3 → số vị trí trùng nhau của λ1 và λ3 là (15:5) - 1 = 2. Số vân sáng có màu tím N1 = 15 - 1 - 4 -2 = 8. Số vân sáng có màu cam N2 = 10 - 1 - 4 = 5. Số vân sáng có màu đỏ N3 = 9 - 1- 2 = 6. Vậy tổng số vị trí có màu tím, cam và đỏ bằng 8 + 5 + 6 = 19 → Chọn C. Câu 14: Điều chỉnh biến trở R đến khi công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch đạt cực đại thì R = |ZL - ZC| → tan|φ| = 1→|φ| = π/4 → B đúng → Chọn B. Câu 15: Ta có Php = P2R/U2 → 5% P = P2R/U12 (1); 1,25% P = P2R/U22 (2). Lấy (1) chia cho (2) ta được 4 = (U2/U1)2 → U2 = 2 U1 → Vậy điện áp hiệu dụng nơi truyền đi phải tăng thêm một lượng đúng bằng điện áp ban đàu tức là tăng 100% → Chọn B. Câu 16: Ta có 2i1 = 1,08 →i1 = 0,54 mm. Lại có 3i1 = 2,5i2 → i2 = 3.0,54/(2,5) = 0,648 mm → Bước sóng l2 = i2a/D = 0,648.10-3. 1,6.10-3/1,8 = 0,576 mm → Chọn C. Câu 17: Nguyên tử có năng lượng kích thích càng lớn thì càng kém bền vững (SGKVL12) → Dsai → Chọn D. Câu 18: Gọi r là khoảng cách từ nguồn O đến M thì IM/I1 = (r + 90)2/r2 = 102 → (r + 90)/r = 10 → r + 90 = 10r → r = 10 m. Khi người này đi lại gần nguồn âm đến một điểm cách M là d thì r2/(r – d)2 = I2/IM = 102 → r/(r – d) = 10 → 10/(10 - d) = 10 → d = 9 m → Chọn D. Câu 19: Trên đoạn thẳng nối hai nguồn có 9 điểm dao động với biên độ cực đại → 9λ/2 = 36 → λ = 8 cm → Tần số f = v/ λ = 400/8 = 50 Hz → chọn A. Câu 20: Từ hình vẽ → Trong 3/4 chu kì đầu, khoảng thời gian để độ lớn của li độ dao động không nhỏ hơn A/2 bằng t = 2.T/24 + T/3 = 5T/12 = 5.0,4/12 = 1/6 s (tổng các cung tô đậm trên đường tròn) → Chọn C. Câu 21: Dung kháng ZC = 1/(2πfC) nên f càng lớn, C càng nhỏ thì ZC càng lớn → A, B đúng. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì u và i lệch pha p/2 → C đúng. Dung kháng không phụ thuộc vào điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch → D sai → Chọn D. Câu 22: Sau thời gian t = 10 ngày thì 75% khối lượng của nó phân rã hết → khối lượng còn lại là 25% → m/m0 = 1/4 = 1/(2t/T) → t/T = 2 → T = 10/2 = 5 ngày. Sau 15 ngày thì khối lượng bị phân rã bằng m0 – m0/215/5 = 0,875m0 → Chọn A. Câu 23: A, B, D đúng (SGKVL12). Vì ánh sáng chiếu vào hai khe không phải là ánh sáng trắng nên chùm sáng sau ống chuẩn trực không phải là chùm sáng trắng → C sai → Chọn C. Câu 24: Bước sóng λ1 = c.2π= 36 m (1). Khi giảm C đi 5pF thì λ2 = c.2π= 24 m (2). Khi tăng C thêm 7pF thì λ3 = c.2π (3). Lấy (2) chia cho (1) → (C – 5pF)/C = 4/9 C = 9pF → λ3 = c.2π(3’). λ1 = c.2π= 36 m (1’). Từ (1’) và (3’) → λ3/36 = 4/3 → λ3 = 48 m → Chọn B. Câu 25: Ban đầu độ biến dạng của lò xo khi hai vật treo cân bằng ∆l = (m1 + m2)g/k = 3/100 = 3 cm → biên độ A = ∆l = 3 cm → khi lò xo có chiều dài lớn nhất thì vật ở dưới vị trí cân bằng O là 3 cm. Khi chỉ còn vật m1 dao động thì độ biến dạng của lò xo khi vật m1 ở vị trí cân bằng O1 là ∆l1 = m1g/k = 1/k = 1 cm biên độ dao động mới A1 = 3 + OO1 = 3 + 2 = 5 cm và tần số góc ω = = = 10π (rad/s). Khi lò xo dãn 4 cm thì x = 3 cm. Từ công thức A12 = x2 + (v/ω)2 = 1 → 52 = 32 + (v/ω)2 → v = 4.10π = 40π cm/s → Chọn C. Câu 26: Cơ năng của con lắc đơn dao động điều hòa W = mglα02/2 → B, C, D đúng. Cơ năng tỉ lệ với bình phương của biên độ → A sai → Chọn A. Câu 27: Từ công thức A2 = x2 + (v/ω)2 → 52 = 32 + (48p/ω)2 → ω = 12p (rad/s) → Tần số f = 6 Hz → Bước sóng λ = 24/6 = 4 m → Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha với nhau, cách nhau một khoảng ngắn nhất bằng λ/2 = 2 m → Chọn B. Câu 28: A và D đúng (SGKVL12). Khi điện tích của tụ điện đạt cực đại thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 0 nên C đúng, B sai → Chọn B. Câu 29: Ta có ZL = 40 W → độ lệch pha φAN của uAN so với i: tanφAN = ZL/R = 1 → φAN = p/4. Ta có φAN – φMB = 3p/4 - p/6 = 7p/12 → φMB = p/4 - 7p/12 = -p/3. Ta có cosφMB = R/ZMB → cos(-p/3) = 40/ZMB = 1/2→ ZMB = 80 W. Ta có ZAN = = = 40W → I = UAN/ZAN = 80/40 = 2 A → U = UMB = IZMB = 2.80 = 160 V → Chọn B. Câu 30: Từ các công thức dễ dàng suy ra B, C, D sai. Khi đưa con lắc từ không khí vào chân không thì không còn ngoại lực là lực đẩy Ac-si-met hướng thẳng đứng lên trên nên gia tốc trọng trường biểu kiến tăng → Chu kì dao động giảm → A đúng → Chọn A. Câu 31: Công thức tính tiêu cự của thấu kính 1/f = (n – 1)(1/R1 + 1/R2) → 1/fđ = (nđ – 1)(1/R1 + 1/R2) = (1,5 – 1)(1/10 – 1/50) = 1/25 → fđ = 25 cm. 1/ft = (nt – 1)(1/R1 + 1/R2) = (1,525 – 1)(1/10 – 1/50) = 21/500 → ft = 23,81 cm → Khoảng cách từ tiêu điểm màu đỏ đến tiêu điểm màu tím bằng 25 – 23,81 = 1,19 cm → Chọn A. Câu 32: Khi nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái cơ bản, hấp thụ một phôtôn có tần số f0 thì êlectron chuyển lên quỹ đạo N → EN – EK = hf0 → E0/16 – E0/1 = hf0 (E0 là một hằng số) → -15E0/16 = hf0 (1). Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng ứng với quỹ đạo N về trạng thái cơ bản thì nguyên tử phát ra phôtôn có tần số nhỏ nhất bằng f, với hf = EN – EM = E0/16 – E0/9 = -7E0/144 (2). Lấy (1) chia cho (2) → f0/f = 15.144/(7.16) → f = 7f0/135 → Chọn C. Câu 33: Khi ω = ω1 hoặc ω = ω2 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có cùng một giá trị → ω1L/= ω2L/. Ta biến đổi về hệ thức L/C – R2/2 = (ω12 + ω22)/(2C2ω12ω22) (1). Khi ω = ω0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại → hệ quả là ω02 = (1/C2)/(L/C – R2/2) (2). Từ (1) và (2) → w02 = 2(ω12ω22)/( ω12 + ω22) → C đúng → Chọn C. Câu 34: Ta có hc/λ1 = A + eV1 (1). hc/λ2 = A + eV2 (2). Lấy (2) trừ đi (1) → hc(1/λ2 – 1/ λ1) = e(V2 – V1). Thay số ta được 6,625.10-34.3.108(1/0,2.10-6 – 1/0,3.10-6) = 1,6.10-19(V2 – 2,84) → V2 – 2,84 = 2,07 → V2 = 4,91 V → chọn C. Câu 35: A và C đúng (SGKVL12). Vì tia laze cũng là tia sáng nên C đúng. Laze hồng ngọc có màu đỏ nên phôtôn trong chùm laze này có tần số nhỏ hơn của tia tử ngoại → có năng lượng nhỏ hơn phôtôn trong chùm tia tử ngoại → D sai → Chọn D. Câu 36: Vì đoạn mạch chỉ có tụ điện nên điện áp u và dòng điện i lệch pha nhau 900 → (u/U0)2 + (i/I0)2 = 1 → (60/75)2 + (0,9/I0)2 = 1 → I0 = 1,5 A → ZC = U0/I0 = 75/1,5 = 50 Ω → ZC = 1/(2πfC) → f = 1/(2πCZC) = 8π/(2π.10-3.50) = 80 Hz → Chọn D. Câu 37: Năng lượng liên kết của một hạt nhân nặng thường lớn hơn hạt nhân nhẹ → C sai. Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân mới đặc trưng cho tính bền vững của hạt nhân → B và D sai. Năng lượng liên kết của một hạt nhân bằng năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân, tức là thắng được liên kết giữa các nuclôn (SGKVL12) → A đúng → Chọn A. Câu 38: Tổng năng lượng của các phôtôn trong chùm tia laze là W = N(hc/λ) = 8.1012. 6,625.10-34.3.108/(0,636.10-6) = 2,5.10-6 J → Công suất của chùm tia laze là P = W/t = 2,5.10-6/(200.10-9) = 12,5 W → Chọn D. Câu 39: Cứ mỗi nửa chu kì vật đi được quãng đường 2A = 16 cm. Ta có 60 cm = 48 cm + 12 cm → S = 3(2A) + 12 cm → thời gian tương ứng là t = 3T/2 + ∆t = 3.0,5/2 + ∆t = 0,75 s + ∆t. Trên vòng tròn, khi đi hết thời gian 3T/2 vật đến vị trí x = 4 cm và đang đi theo chiều âm của trục Ox. Vật đi tiếp được 12 cm thì đến vị trí biên âm → thời gian ∆t = T/12 + T/4 = T/3 = 0,5/3 = 1/6 s → Tổng thời gian vật đi được là 0,75 + 1/6 = 11/12 s → Chọn C. Câu 40: Sóng siêu âm cũng có bản chất giống như sóng cơ nói chung nên bị không khí hấp thụ → B sai. Sóng cơ k
Tài liệu đính kèm: