VỢ NHẶT ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh. Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng. Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị. (https://vietnamnet.vn - “Loài người có bớt ngạo mạn?” (trích) - Sương Nguyệt Minh) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2: Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào? Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia? Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người? Câu 2. (5.0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ . Chiều hôm trước, khi biết con trai mình dắt vợ về nhà: “Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt...Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Và sáng hôm sau, trong buổi cơm: “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...” (Vợ Nhặt - Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam 2015, tr 28 và 31) Phân tích hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả trên. Từ đó làm nổi bật thông điệp mà nhà văn gửi gắm qua nhân vật này. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Nội dung Điểm I. ĐỌC, HIỂU 3,0 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Phương thức nghị luận/ phương thức biểu đạt nghị luận/nghị luận. 0,50 Câu 2: Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách sau: - Không phá đi rồi xây. - Không hủy diệt rồi nuôi trồng. - Không đối đầu. - Không đối nghịch. - Không đối kháng. - Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. 0,50 Mức điểm: Dựa vào văn bản, thí sinh tìm ra nội dung câu hỏi yêu cầu. - Thí sinh nêu ra đầy đủ, rõ ràng, chuẩn xác bốn cách trở lên. 0,50 - Thí sinh nêu ra dưới bốn cách. 0,25 - Thí sinh nêu ra dưới hai cách 0,15 - Thí sinh không làm được gì, làm sai. 0,00 Câu 3: Thí sinh trình bày sự hiểu của bản thân về câu: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. - Sự lây lan Covid 19 từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng mới virus corona COVID-19 rất dễ lây truyền qua nhiều con đường Đặc biệt, những người không có triệu chứng vẫn có thể lan truyền virus COVID-19. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được. - Vì thế, chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới cứ liên tục tăng, một “sự lây lan chưa từng thấy” mà chúng ta kinh hoàng chứng kiến trong thời gian qua ở một số nước là do con người chủ quan, do ngay từ đầu không thực hiện việc cách ly toàn xã hội. - Do đó, phương pháp “cách ly toàn xã hội” trong những thời điểm quan trọng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống virus Covid 19. Ý thức, trách nhiệm của mỗi người với bản thân và cộng đồng chính là thực hiện tốt lệnh giới nghiêm này. 1,00 Mức điểm: - Thí sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi câu sai, dùng từ. 1,00 - Thí sinh trình bày đầy đủ, có vài chỗ còn lủng củng, không mắc lỗi câu sai. 0,75 - Thí sinh trình bày khá đầy đủ, có mắc sai xót nhỏ trong trình bày. 0,50 - Thí sinh trình bày quá sơ sài, qua loa. 0,25 - Thí sinh không làm được gì, làm sai. 0,00 Câu 4: Thí sinh tự do nêu quan điểm, lí giải hợp lí, thuyết phục, làm rõ vấn đề, có thể nêu theo 3 hướng: - Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình. - Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình. - Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do. Đa số HS sẽ theo hướng đồng tình: 1,00 Gợi ý: - Chẳng hạn khẳng định: Tôi (em) đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. - Vì: Trên thực tế + “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường. Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng tuyến ở một người”, mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như phản ứng “dây truyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng, hủy diệt con người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên. + Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona, hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện đại, phát triển, cũng bị giặc Covid 19 hành hoành, gây cảnh chết chóc, đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vựcThế giới đã và đang điêu đứng vì đại dịch này. + Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi hỏi con người phải đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch. Mức điểm: - Thí sinh trình bày đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi câu sai, dùng từ. 1,00 - Thí sinh trình bày đầy đủ, có vài chỗ còn lủng củng, không mắc lỗi câu sai, dùng từ. 0,75 - Thí sinh trình bày khá đầy đủ, có mắc sai xót nhỏ trong trình bày. 0,50 - Thí sinh trình bày còn sơ sài, qua loa. 0,25 II. LÀM VĂN 7,00 Câu 1: 2,00 a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ; học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân- hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề đời sống con người: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người. 0,25 c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người. Có thể triển khai theo hướng sau: 1,5 * Giới thiệu, giải thích vấn đề: - Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. - Mất cân bằng hệ sinh thái là trạng thái không ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái, làm gia tăng, giảm, thậm chí tuyệt chủng của các thành phần trong hệ. - Việc con người gây ra làm hệ sinh thái mất cân bằng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 0,5 * Bàn luận: Hậu quả của việc gây mất cân bằng hệ sinh thái của con người (phần thân đoạn ít nhất phải có một dẫn chứng phù hợp) 0,50 - Trước hết cần thấy những nguyên nhân gây mất cân bằng hệ sinh thái chính là do con người. + Do hoạt động công nghiệp xả thải các chất độc hại vào môi trường đất, nước, không khí. Hiện nay, hậu quả lớn nhất là gây biến đổi khí hậu. + Hoạt đông khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, nguồn lợi sinh vật, khoáng sản, . Con người bạc đãi thiên nhiên, coi thường vạn vật, săn bắt đủ mọi động vật hoang dã có lợi cho đời sống con người. - Hậu quả: + Mất đa dạng sinh thái nghiêm trọng. Những hoạt động của con người đang phá hủy các vùng sinh thái phong phú như: rừng nhiệt đới, vùng đất ngập nước, các rạn san hô, các cánh đồng cỏ, và có nguy cơ biến hành tinh của chúng ta thành một nơi cằn cỗi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với chính con người. + Đặc biệt, khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh, lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên như bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh đe dọa cuộc sống. (Có thể: liên hệ với dịch bệnh Covid 19 lây lan bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân, g. con người phải đối phó với hàng loạt dịch bệnh; liên hệ với sự thay đổi thất thường của thời tiết, ). * Rút ra bài học nhận thức vài hành động - Mỗi người cần phải thấy tầm quan trọng của cân bằng hệ sinh thái, cần phải có trách nhiệm đảm bảo đa dạng sinh học, cần sống thân thiện, hòa hợp, thuận theo tự nhiên. - Tìm cách khôi phục bảo vệ các hệ sinh thái, nguồn tài nguyên rừng, sự đa dạng loài và đa dạng di truyền để bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài quý hiếm là một việc làm cấp bách. . 0,5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25 2 Phân tích hình ảnh nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả , từ đó làm nổi bật thông điệp nhà văn gửi gắm qua nhân vật này. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát vấn đề 0.5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sự đổi thay trong tâm lí, tính cách bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả trong buổi chiều hôm trước Tràng đưa vợ về nhà và buổi sáng hôm sau c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt và nêu vấn đề nghị luận 0.5 2.Phân tích nhân vật bà cụ Tứ : Sự đổi thay trong tâm lí, tính cách bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả trong buổi chiều hôm trước Tràng đưa vợ về nhà và buổi sáng hôm sau * Nội dung - Giới thiệu về nhân vật: + Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo . + Bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa truyện khi Tràng đưa vợ về nhà nhưng thu hút bởi vẻ đẹp tâm hồn, tính cách. – Phân tích nhân vật bà cụ Tứ qua hai lần miêu tả: + Ở buổi chiều hôm trước: tâm ttrạng ai oán xót thương cho tình cảnh đứa con trai và bản thân mình, lo lắng cho tình cảnh đứa con. Một người mẹ thương con, hiểu lẽ đời + Ở buổi sáng hôm sau: Vui tươi, phấn khởi, bà muốn mang lại niềm tin cho đôi vợ chồng trẻ. + Bà có tinh thần lạc quan, niềm tin về phía trước. 2,0 *Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế; xây dựng chi tiết mang tính biểu tượng, giọng điệu trần thuật linh hoạt. 05 * Thông điệp nhà văn gửi gắm qua nhân vật: con người dù khi có đặt vào hoàn cảnh Khốn cùng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần, phẩm chất cao đẹp: lòng yêu thương con người,tinh thần lạc quan, hy vọng vào tương lai dù chỉ có một tia hy vọng mong manh. Đó cũng chính là chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Kim Lân. 0,75 3: Khẳng định lại vấn đề nghị luận. d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ 05 0,25 ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đã bao nhiêu lần bạn xác định mục tiêu mà không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt được mục tiêu đó? Hoặc đã bao nhiêu lần bạn hành động nhưng lại bỏ dở chỉ sau vài ngày đầu? Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống như ôn bài cho kỳ thi quan trọng, nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bao giờ thật sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói quen lười biếng này ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta. Nó đơn thuần ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ mang lại lợi ích cho bản thân. Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác định những mục tiêu tuyệt vời nhất và đề ra những kế hoạch hoàn hảo nhất, nhưng nếu bạn không hành động, bạn đã thất bại rồi. Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình đúng không? Cảm giác lo sợ nhắn nhủ bạn nên ngừng xem tivi để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục xem thêm một chương trình tivi nữa. Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. (Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - Chương 13- Động lực mạnh mẽ: Vượt qua sự lười biếng -Adam Khoo) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra tác hại của thói quen lười biếng được nêu ở đọa trích. Câu 3. Nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ mở đầu đoạn trích. Câu 4. Anh/chị có đồng ý rằng việc từ bỏ thói quen lười biếng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận cuộc sống bận rộn, áp lực không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về nội dung sau: Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. Câu 2 (5.0 điểm) Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gang. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, binh thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía, cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đinh. Hắn sẽ cùng vợ sinh con để cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr.30) Phân tíchhình ảnh nhân vật Tràng được miêu tả trong đoạn trích trên. Từ đó, nêu nhận xét của anh/chị về vẻ đẹp của người lao động nghèo qua cái nhìn của nhà văn Kim Lân. --------------------HẾT-------------------- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75 2 Tác hại của thói quen lười biếng: ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ mang lại lợi ích cho bản thân, phá hoại sự thành công, làm cho ta thất bại 0,75 3 Tác dụng của hai câu hỏi tu từ: Hướng sự chú ý của người đọc vào nội dung cần nói đến nay từ đầu, buộc người đọc phải nhận thức vấn đề được đặt ra. 1,0 4 - HS nêu ý kiến của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm: từ bỏ thói quen lười biếng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận cuộc sống bận rộn, áp lực - Học sinh phải lí giải được quan điểm của mình: + Đồng ý: Vì khi từ bỏ thói quen lười biếng, chúng ta sẽ quan tâm nhiều đến công việc, luôn bắt tay vào hành động và quyết tâm để đạt được mục tiêu đề ra, điều này khiến chúng ta có thể đối diện với nhiều khó khăn thử thách Vì vậy cuộc sống sẽ bận rộn hơn và áp lực hơn. + Không đồng ý: Vì dù công việc nhiều đến đâu nhưng nếu biết sắp xếp, làm việc có kế hoạch, chủ động, bản lĩnh thì chúng ta vẫn có thời gian để thư giản và dễ dàng vượt qua những áp lực. 0,5 II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trình bày suy nghĩ về nội dung sau: Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. 2,0 a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ các nội dung sau: * Giải thích thói quen lười biếng: Là thói quen xấu của con người, không chịu vận động, không chịu làm việc, không suy nghĩ, không muốn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thử thách, khó khăn trong cuộc sống * Không để thói quen lười biếng làm chủ chúng ta: - Thói quen lười biếng gây nhiều tác hại đến cuộc sống con người, đẩy con người đến chỗ thất bại. - Sự lười biếng sẽ giết chết tương lai của bạn, sẽ biến bạn trở thành người tàn phế về tâm hồn, ý chí * Học cách thay đổi thói quen lười biếng: - Chăm chỉ, kiên trì - Tạo thói quen tự lập, tự làm mọi việc, không nên trông chờ, ỷ lại. - Biết xây dựng kế hoach để thực hiện công việc, kiên trì thực hiện để đạt kết quả. - Khi bị vấp ngã cần tự đứng dậy, tự đứng trên đôi chân của mình * Phê phán những người lười biếng * Bài học: Thành công không dành cho kẻ lười biếng. 0,75 d. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5 2 Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng được miêu tả trong đoạn trích trên. Từ đó, nêu nhận xét về vẻ đẹp của người lao động nghèo qua cái nhìn của nhà văn Kim Lân. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh nhân vật Tràng trong đoạn trích và cái nhìn của Kim Lân về vẻ đẹp của người lao động nghèo. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu đôi nét về: Tác giả Kim Lân (vị trí, sự nghiệp, đặc điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật), tác phẩm “Vợ nhặt”, đoạn trích. * Khái quát nhân vật Tràng qua đoạn trích, cái nhìn của Kim Lân về người lao động nghèo. 0,5 *Phân tích hình ảnh nhân vật Tràng được miêu tả trong đoạn trích - Tóm tắt ngắn gọn hình ảnh Tràng vui sướng, hạnh phúc sau cái quyết định táo bạo đưa người phụ nữ về nhà giữa buổi đói kém. - Phân tích tâm lí, cử chỉ, hành động của Tràng trong đoạn trích: + Ngỡ ngàng trước hạnh phúc bất ngờ. + Vui sướng, thấm thía và cảm động trước sự thay đổi mới mẻ của nhà cửa, sân vườn, trước hình ảnh mẹ và vợ quét tước, dọn dẹp, Tràng thấy mình yêu thương gắn bó với cái nhà đến lạ lùng. + Lòng bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, hi vọng sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái, xây dựng tổ ấm hạnh phúc. + Từ nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng, Tràng thấy mình nên người, thấy mình có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. + Tràng xăm xăm chạy ra giữa sân, muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. 2,5 * Đánh giá nhân vật và nhận xét về vẻ đẹp của người lao động nghèo qua cái nhìn của nhà văn Kim Lân - Nhân vật Tràng hiện lên qua đoạn trích là một chàng trai luôn khao khát hạnh phúc, tổ ấm gia đình. - Tràng là hình ảnh tiêu biểu cho người dân xóm ngụ cư, cho những con người nghèo khổ trong năm đói dù cận kề bên cái chết vẫn không hề nghĩ đến cái chết mà luôn khao khát hạnh phúc, hướng tới tương lai. - Với hình ảnh nhân vật Tràng, Kim Lân đã có cái nhìn mới về bản chất, số phận người nông dân;phát hiện, khẳng định và đặt niềm tin vào những phẩm chất đáng quí của người lao động nghèo: luôn khao khát hạnh phúc, tổ ấm gia đinh, luôn cưu mang đùm bọc nhau và hi vọng cuộc đời sẽ thay đổi trong tương lai. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc, mới mẻ trong cái nhìn của nhà văn Kim Lân vẻ đẹp của người lao động nghèo; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. 0,5 Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022 Bài thi : Ngữ Văn Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh” Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa (Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát, NXB Giáo dục, 2008) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Chỉ ra hai hình ảnh được tái hiện trong lời mẹ hát. Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hình ảnh của người mẹ? Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về cảm xúc và suy nghĩ của tác giả đối với người mẹ được thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người. Câu 2 (5 điểm) Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả: - Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cám mà ăn đấy (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr.31) Phân tích hình ảnh bữa cơm ngày đói trong đoạn trích trên. Từ đó, khái quát giá trị nhân đạo qua tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. HẾT GỢI Ý ĐÁP ÁN Phần/ Câu Nội dung Điểm 1 - Thể thơ tự do 0,5 2 - Hai hình ảnh được tái hiện trong lời mẹ hát: cánh cò trắng, cánh đồng, (hoặc hoa mướp) 0,5 3 - Người mẹ được tái hiện qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. - Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất. 1,0 4 - Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ về lòng biết ơn của tác giả đối với người mẹ. - Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, niềm tin, và nghị lực để con bay cao bay xa. 1,0 II LÀM VĂN 1 Suy nghĩ về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa lời ru của mẹ trong cuộc đời mỗi con người 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, ý nghĩa lời ru của mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Có thể theo hướng sau: - Lời ru của mẹ bao giờ cũng rất bình dị và tràn ngập tình thương yêu tạo nên thế giới êm đềm và thuần hậu cho con trẻ trong những ngày thơ ấu. - Lời ru của mẹ đã dưỡng dục thể chất và tinh thần của con trẻ trong một tất yếu “sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”. - Lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng từ tình yêu đối với cha, mẹ, ông bà, anh em, tình vợ chồng thủy chung son sắt đến lòng yêu quê hương, đất nước. - Lời ru của người mẹ luôn hướng tâm hồn tuổi thơ biết vươn tới cái đẹp và những giá trị cao quý trong cuộc đời. 1,0 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 Phân tích bữa cơm ngày đói trong đoạn trích “Vợ nhặt”. Khái quát giá trị nhân đạo qua tác phẩm của nhà văn Kim Lân. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Bữa cơm ngày đói trong đoạn trích “Vợ nhặt”. Khái quát giá trị nhân đạo được thể hiện qua tác phẩm của nhà văn Kim Lân. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả Kim Lân, tác phẩm “Vợ nhặt” và vấn đề cần nghị luận 0,5 * Bữa cơm ngày đói trong đoạn trích - Khái quát chung: giữa nạn đói năm 1945 thì bỗng nhiên Tràng nhặt được vợ một cách dễ dàng qua hai lần gặp mặt người đàn bà xa lạ. Tràng dẫn thị về ra mắt mẹ và được bà cụ Tứ đồng ý. - Bữa cơm của gia đình Tràng với lần đầu tiên có sự hiện diện của người phụ nữ “vợ nhặt”. Hình ảnh bữa cơm là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng, gợi mở nhiều điều về hiện thực. + Đó là sự thảm hại của cuộc sống người nông dân nơi xóm ngụ cư vào những ngày nạn đói hoành hành. Bình thường, cuộc sống của người dân xóm ngụ cư vốn đã đầy ắp những nỗi khó khăn. Giờ giữa nạn đói, mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. + Bữa ăn của gia đình họ khiến người đọc trỗi lên một niềm thương cảm. Bữa ăn chỉ có một ít cháo và rau chuối, không đủ cho ba miệng ăn. + Ngay sau đó bà cụ Tứ đã bổ sung thêm món “chè khoán”. Gọi là “chè khoán” chứ thực chất đó là món cháo cám, một thứ người ta vẫn thường dùng làm thức ăn cho gia súc. + Vì không phải là thức ăn của con người nên chỉ mới đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, “hai con mắt thị tối lại”. Còn Tràng, “gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun lại ngay, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”. + Không khí bữa ăn chùng xuống, bởi “không ai nói câu gì”, “tránh nhìn mặt nhau” và đeo đuổi theo “nỗi tủi hờn” của riêng mình. + Bữa ăn nhà Tràng quả là thê thảm nhưng dù sao vẫn còn khá hơn nhiều nhà khác. Câu nói của bà cụ Tứ đã mách bảo cho ta thực tế đó - “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”. -> Một đoạn văn ngắn mà đã nói được một cách thấm thía nỗi cơ cực của con người. Qua đây, người đọc có thể nhận ra thái độ cảm thông và cách tố cáo hiện thực của nhà văn Kim Lân. - Hình ảnh bữa cơm gia đình Tràng là một biểu hiện sinh động của tình trạng thảm hại những ngày đói năm 1945. Cái đói đã đẩy con người về hàng súc vật. Nhưng con người vẫn là con người, vẫn tìm cách nương tựa vào nhau mà sống, vẫn khá
Tài liệu đính kèm: