Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Những đứa con trong gia đình

docx 10 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 1751Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Những đứa con trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ văn 12 - Bộ đề: Những đứa con trong gia đình
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người đồng mình thương lắm con ơi 
Cao đo nỗi buồn 
Xa nuôi chí lớn 
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn 
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh 
Sống trong thung không chê thung nghèo đói 
Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc 
Người đồng mình thô sơ da thịt 
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con 
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương 
Còn quê hương thì làm phong tục 
Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường 
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con.
(Trích Nói với con, Y Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn trích. 
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra 02 biện pháp tu từ nổi bật trong 03 câu thơ sau và nêu tác dụng của chúng: 
 “Sống như sông như suối 
Lên thác xuống ghềnh 
Không lo cực nhọc” 
Câu 3 (0,5 điểm). Qua đoạn trích, người cha đã thể hiện những tình cảm nào? 
Câu 4 (1,0 điểm). Từ ước muốn của người cha dành cho con trong đoạn trích, anh/ chị rút ra bài học gì tâm đắc nhất?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dặn dò của người cha từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu: 
“Con ơi tuy thô sơ da thịt 
Lên đường 
Không bao giờ nhỏ bé được 
Nghe con.”
Câu 2. (5,0 điểm)
 “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đằng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dùng cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai.
 Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác.”
 (Trích “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 63).
 Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về khuynh hướng sử thi trong tác phẩm.
---------HẾT----------
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN
CÂU
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Thê thơ của đoạn trích là thơ tự do.
0,5
2
- 02 biện pháp tu từ nổi bật trong 03 câu thơ trên là (0,5 điểm): so sánh (Sống như sông như suối), ẩn dụ (lên thác xuống ghềnh).
- Tác dụng: (0,5 điểm) 
 + Tạo tính hình tượng, giàu liên tưởng cho câu thơ.
 + Thể hiện sâu sắc ước muốn của người cha, mong con mình là người dám đương đầu, không ngại thử thách, khó khăn trong cuộc sống; có ý chí, nghị lực vươn lên mạnh mẽ. 
1,0
3
Tình cảm người cha thể hiện qua đoạn trích là:
- Tình thương con vô bờ bến.
- Tình yêu, ca ngợi, niềm tự hào đối với người dân quê mình, đối với quê hương.
0,5
4
Học sinh có thể rút ra bài học tâm đắc nhất theo cảm nhận của mình nhưng chủ yếu xoay quanh các vấn đề về ý chí, nghị lực, tình yêu quê hương và có lí giải rõ ràng, thuyết phục. 
1,0
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dặn dò của người cha từ đoạn trích thuộc phần Đọc hiểu: “Con ơi tuy thô sơ da thịt... Nghe con.”
2,0
`
`a. Yêu cầu về hình thức
0,5
- Viết đúng hình thức đoạn văn (khoảng 200 chữ). Trong đó, có phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. (0,25 điểm)
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả,dùng từ, đặt câu,... (0,25 điểm)
b. Yêu cầu về nội dung
1,5
* Giải thích (0,25 điểm)
- Thô sơ da thịt: chỉ con người bình thường.
- Lên đường: bước đi trên con đường đời.
- Nhỏ bé: tầm thường, thấp kém.
à nghĩa cả đoạn thơ thể hiện lời dặn dò của cha dành cho con mình, mong muốn con mình dù chỉ là con người bình thường nhưng không được sống tầm thường, thấp kém mà phải có lẽ sống lớn lao, khẳng định được giá trị của mình trên con đường đời. 
* Bàn luận (1,0 điểm)
- Lời dặn dò của người cha hoàn toàn đúng đắn. 
- Người sống với lẽ sống lớn thể hiện ở ước mơ, hoài bão cao cả; giàu ý chí, nghị lực; biết cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
- Sống như thế, con người mới tìm thấy niềm hạnh phúc, ý nghĩa đích thực trong đời; được mọi người tôn trọng; góp phần làm đẹp quê hương... 
- Phê phán những con người sống tầm thường, thấp kém. 
* Bài học cá nhân (0,25 điểm)
- Nhận thức được bản thân phải có lẽ sống lớn lao, sống có ích cho quê hương, đất nước.
- Thế hệ trẻ cần nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân; xác định được lẽ sống cho mình; quyết tâm thực hiện điều đó...
2
“Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. [] Hai chị em khiêng má băng tắ qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi đề lội hết đồng này qua bưng khác”. (Trích “Những đứa con trong gia đình”, Nguyễn Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 2, trang 63).
 Cảm nhận của anh chị về nhân vật Việt trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận về khuynh hướng sử thi trong tác phẩm.
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
- Vẻ đẹp của nhân vật Việt trong đoạn trích. 
 - Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
0.5đ
* Cảm nhận về nhân vật Việt trong đoạn trích:
- Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có quyết tâm đánh giặc trả thù cho ba má và có niềm tin “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc: từ nhỏ đã nung nấu lòng căm thù, lúc này khi khiêng bàn thờ má. Việt càng cảm nhận rõ: “mối thù thằng giặc Mỹ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai”
+ Có tình yêu thương gia đình sâu đậm: Sắp xa chị Chiến, Việt thấy thương chị nhiều hơn; Việt thấy chị giống y như má, nhất là khi nghe tiếng chân chị “bịch bịch phía sau”. Lúc này Việt thấy rõ lòng mình và ý thức được mục đích đi bộ đội của mình.
- Nghệ thuật: Nhà văn đã chọn lọc chi tiết tiêu biểu, giọng văn tự nhiên giàu cảm xúc, ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ.
- Nhận xét, đánh giá:
Đoạn văn đã khắc hoạ được vẻ đẹp trong tâm hồn, tình cảm của Việt và Chiến – những con người giàu lòng yêu quê hương đất nước. Chính sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và đất nước đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam.
2.0đ
* Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm.
- Khuynh hướng sử thi (hay tính sử thi, cảm hứng sử thi) là một trong những đặc điểm cơ bản của văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, thể hiện trên các phương diện chủ yếu như đề tài chủ đề, hệ thống nhân vật, giọng điệu, lời văn Đây cũng là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình.
- Tính sử thi trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” trước hết được thể hiện ở đề tài và chủ đề, của tác phẩm: viết về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
- Tính sử thi còn được thể hiện qua các nhân vật trong tác phẩm. Họ là những người mang phẩm chất anh hùng, thể hiện lý tưởng chung của cả cộng đồng, dân tộc: Những nhân vật anh hùng: ông nội, ba má, chú thím Năm, chị em Chiến, Việt và các đồng đội của Việt.
- Lời văn trang trọng và hào hùng, hình ảnh kì vĩ, giọng điệu ngợi ca. 
- Cuốn sổ của gia đình Việt là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ. 
1.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0.5
TỔNG ĐIỂM
10.0
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 2(5,0 đ) 
Sáng hôm sau, nghe chị Chiến nói, Chú Năm cứ ngồi y trên ván nhìn hai cháu thiệt lâu. Một lát, chú nói: 
- Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề, gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước – Chú cười, đưa mấy ngón tay cứng cỏng chùi nước mắt – Đây rồi tao giao cuốn sổ gia định cho chị em bây. Gọi là giao vậy chớ đưa cho bây rồi bây lội đùng đùng qua sông là hư hết. Gọi vậy chớ tao vẫn giữ, tao sẽ ghi cho hai đứa bây từng ngày. 
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu ít con cá về làm bữa cúng má trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội. 
Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy năng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ mà lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đền chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng trên vai.
 (Trích Những đứa con trong gia định – Nguyễn Thi, Ngữa văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008 ) 
Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của các thế hệ trong gia đình được khắc họa qua đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi. 
2 Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp của các thế hệ trong gia đình được khắc họa qua đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi. 
2.1 Giới thiệu chung: 
- Nguyễn Thi là nhà văn – chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghệp sáng tác văn chương là một tấm gương sáng cho thế hệ nhà văn từng trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tuy sinh ra ở đất Bắc , nhưng Nguyễn Thi đặc biệt gắn bó với nhân dân miền Nam bằng một tình cảm ân nghĩa thủy chung mà ông muốn gửi vào từng trang viết của mình. Ông được trân trọng coi là nhà văn của những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ác liệt. 
- "Những đứa con trong gia đình" là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi ,được viết ngay trong những ngày đầu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. 
- Đoạn trích trên thể hiện rõ vẻ đẹp tinh thần yêu nước của các thế hệ trong gia đình Việt, Chiến. Qua đó, cho thấy sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc 
2.2 Cảm nhận vẻ đẹp các thế hệ trong gia đình: 
- Sau khi được chú Năm ủng hộ, xin anh cán bộ tuyển quân ghi tên cho cả hai cùng đi tòng quân một đợt, chị em Chiến, Việt cắt đặt việc nhà gọn gàng chu đáo. Buổi sáng ngày lên đường, hai chị em làm cơm cúng má. Chị Chiến vào bếp nấu cơm, Việt đi câu cá. Cúng má, cơm nước xong, mấy chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Hai chị em mỗi người một đầu khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, băng tắt qua bãi đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác 
- Tình thương mẹ sâu sắc của hai chị em, tình chị em cảm động giữa Việt và Chiến: 
+ Trong buổi sáng trước giờ lên đường tòng quân, hai chị em Chiến, Việt đã cho mượn hoặc đem cho hết đồ đạc trong nhà riêng bàn thờ má thì đem gửi. Điều đó chứng tỏ bàn thờ má là những gì thiêng liêng nhất trong cuộc sống mà hai chị em đều trân trọng, giữ gìn, nâng niu. Má đã mất nhưng trong giờ phút khiêng bàn thờ má đem gửi, hai chị em cảm nhận được sự hiện diện gần gũi của má đâu đây. 
+ Hai chị em dường như đang nói cùng má: “Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập, chúng con lại đưa má về”. Những cảm nhận của hai chị em Chiến, Việt cho ta hiểu đã không còn khoảng cách của hai thế giới của người còn sống và người đã khuất. Những đứa con đã thấy hình bóng mẹ trở về trong tâm tưởng, trong không gian thoảng mùi hoa cam. Và hình như còn có cả bước chân lội đồng bì bõm của má trên con đường quen thuộc xưa má đi và nay hai chị em đang bước qua. Đoạn văn xúc động bởi tác giả cho chúng ta tin rằng đã có một cuộc gặp gỡ cảm động giữa hai chị em Chiến Việt và người mẹ đã khuất. Còn cuộc gặp gỡ nào cảm động hơn cuộc gặp gỡ ấy! 
+ Tình thương chị của Việt thể hiện trực tiếp khi nghe bước chân chị bịch bịch phía sau "Việt thấy thương chị lạ". 
– Tình yêu nước gắn liền lòng căm thù giặc cướp nước: Đoạn văn còn xúc động bởi vì nhắc tới và miêu tả một trạng thái của cảm xúc rất khó diễn tả thành lời đó là niềm căm thù. Chưa bao giờ Việt thấy rõ như thế mối thù thằng Mỹ. Mối thù ấy có thể rờ thấy được vì nó đang nằm trên vai, có thể cân đong được vì nó đang đè nặng trên vai. Bàn thờ má đã “vật chất hóa” cái vốn vô hình đó là mối thù đối với thằng giặc đã giết ba má Việt. Nếu không có bom thù thì giờ này Việt sẽ được má xoa đầu, lấy cơm cho ăn. Nếu không có bom thù thì giờ này đâu có bàn thờ má nặng trên vai. Cảm nhận sức nặng của bàn thờ chính là hiểu được gánh nặng của mối thù phải trả. Hai chị em Chiến, Việt đã đi qua những trận đánh khốc liệt chính là từ những cảm nhận cụ thể này về mối thù sâu nặng của gia đình đối với kẻ thù xâm lược. 
- Chú Năm: 
+ Là người lưu giữ và truyền lại ngọn lửa yêu nước, cách mạng cho thế hệ con cháu trong gia đình. Chú ủng hộ cả 2 đứa cháu nhập ngũ cùng một lúc, tin tưởng cháu "Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề, gia thế, đặng bề nước non". Cuốn sổ chú giữ ý nghĩa biết bao, nó đã tiếp thêm ngọn lửa trong Việt và Chiến. 
+ Giọng hò của chú "cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội", như tiếng giục giã chị em Việt ra đi trả thù cho ba má, cho quê hương. 
=> Ở các nhân vật đều sáng lên tình yêu nước và tình cảm gia đình thắm thiết, thiêng liêng. 
- Nghệ thuật: Lời kể chân thực, giản dị, mang đậm dấu ấn Nam Bộ kết hợp với ngôn ngữ nửa trực tiếp. 
2.3 Sự thống nhất giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc: 
- Câu chuyện bi thương của gia đình Việt, nỗi đau của chị em Việt không phải là duy nhất mà còn biết bao gia đình Việt Nam cùng chung cảnh ngộ. 
- Trả mối thù cho ba má cũng là trả mối thù của toàn dân tộc. Tiêu diệt kẻ thù của gia đình cũng là tiêu diệt kẻ thù của toàn dân Việt Nam. Giữ gìn, bảo vệ quê hương chính là giữ gìn từng mái ấm gia đình. 
=> Tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước thống nhất, hòa quyện với nhau. Tình cảm gia đình là cái nôi của tình yêu quê hương đất nước . Truyền thống gia đình sẽ tạo ra truyền thống cả một dân tộc yêu nước “Trăm sông đổ về một biển ,con sông của cả gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm,... rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta.” 
2.4 Tổng kết: 
- Đoạn văn trên là đoạn cảm động nhất trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” - một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Thi. Bằng một phong cách riêng, nhà văn khám phá vẻ đẹp của người dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Mĩ, khám phá nguồn cội sức mạnh chiến đấu của nhân dân ta - qua một giọt nước, thấy được biển cả. 
- Nêu trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc gìn giữ, bảo vệ quê hương, đất nước. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_ngu_van_12_bo_de.docx