PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM TRƯỜNG THCS TRƯƠNG TẤN HỮU ®Ò thi THAM KHẢO häc kú Ii n¨m häc 2015 - 2016 M«n : vËt lý 6 THỜI GIAN 60 phút A/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực: A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc cố định C. Ròng rọc động D. Đòn bẩy Câu 2 : Có thể kéo một vật có trọng lượng 30N lên bằng ròng rọc động, người ta dùng lực nào sau đây : A. 15 N B. 30N C. 3kg d. 1,5 kg Câu 3: Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì đại lượng nào sau đây không thay đổi : A. Nhiệt độ chất lỏng. B. Khối lượng riêng chất lỏng. C. Khối lượng chất lỏng. D. Thể tích chất lỏng Câu 4: Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật thay đỏi như thế nào ? Nhiệt độ tăng. Nhiệt độ giảm. Nhiệt độ lúc tăng lúc giảm. Nhiệt độ không thay đổi . Câu 5: Những quá trình chuyển thể nào của đồng được sử dụng trong việc đúc tượng đồng? A.Nóng chảy và bay hơi. B. Bay hơi và ngưng tụ C. Bay hơi và đông đặc. D.Nóng chảy và đông đặc. Câu 6: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút B. Hơ nóng cổ lọ C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ D. Hơ nóng đáy lọ Câu 7: Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ nào? A. Cân B. Lực kế C. Thước D. Nhiệt kế. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy? A. Đun nhựa đường để trải đường. B. Bó củi đang cháy. C. Hàn thiếc. D. Ngọn nến đang cháy. Câu 9: Trong nhiệt giai Xenxiut thì nhiệt độ nước đá đang tan là: A. 00C B. 1000C C. 2120C D. 320C Câu 10 : Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều nào sau đây là đúng? A. Lỏng, khí, rắn. B. Rắn, lỏng, khí. C. Khí, rắn, lỏng. D. Rắn, khí, lỏng. Câu 11 : Hiện tượng nào xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng riêng của vật tăng. B. Thể tích của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật giảm D. Trọng lượng của vật tăng Câu 12 : Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray? A. Không thể hàn hai thanh ray được. B. Để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra. D. Chiều dài của thanh ray không đủ B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên ? (2đ) Câu 2: .Tại sao trên thành ly nước đá lại có những giọt nước? (1đ) Câu 3: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất ( 2đ) Câu 4: (2 đ) Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá lấy ra từ tủ lạnh. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây: Nhiệt độ (oC) 6 4 2 0 Thời gian (phút) 1 8 7 6 5 4 3 2 -2 -4 a) Ở nhiệt độ nào thì nước đá bắt đầu nóng chảy? b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài bao nhiêu phút? c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào? d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể nào? ĐÁP ÁN A/ TRẮC NGHIỆM: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐÁP ÁN B A C D D B D B A A C C B/ TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 - Khi nhúng quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, vỏ quả bóng bàn và không khí bên trong quả bóng bàn đều nóng lên và nở ra. - Nhưng vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng nở ra nhiềuu hơn làm cho quả bóng phồng lên. ( 1đ) ( 1đ) 2 Vì nhiệt độ của ly nước làm hơi nước của không khí chung quanh ly ngưng tụ và đóng trên thành ly nước đá. ( 1đ) 3 - Giông nhau: Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lai khi lạnh đi - Khác nhau: + Chất rắn, chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau + Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn ( 0,5đ) ( 0,5đ)\ (0,5đ) (0,5đ) 4 a) Ở 00C thì nước bắt đầu nóng chảy b) Thời gian nóng chảy của nước đá kéo dài 3 phút c) Nước đá tồn tại hoàn toàn ở thể rắn từ phút thứ 0 đến phút thứ 2 d) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 8 nước đá tồn tại ở thể lỏng ( 0,5đ) ( 0,5đ) ( 0,5đ) ( 0,5đ)
Tài liệu đính kèm: