Đề thi tham khảo học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học 6 thời gian: 60 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 844Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học 6 thời gian: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tham khảo học kì II năm học 2015 – 2016 môn: Sinh học 6 thời gian: 60 phút
 PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ THI THAM KHẢO HKII NĂM HỌC 2015 – 2016 
TRƯỜNG THCS HIẾU PHỤNG MÔN: SINH HỌC 6
 GV: Nguyễn Thị Khánh Linh Thời gian: 60 phút
A- TRẮC NGHIỆM:(3 điểm) Hãy chọn câu đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm:
Câu 1: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm phân biệt nhau chủ yếu là:
A. Kiểu rễ cọc hay rễ chùm B. Số lá mầm của phôi.
C. Số cánh hoa. D. Dạng thân.
 Câu 2: Chất dinh dưỡng của hạt có chứa trong 
	A. Lá mầm.	B. Phôi nhũ
	C. Lá mầm hoặc phôi nhũ.	D. Lá mầm và phôi nhũ 
Câu 3: Ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê để:
A. Chống gió bão. B. Chống rửa trôi đất.
C. Chống gió bão, chống xói mòn, chống rửa trôi đất. D. Chống xói mòn, chống gió bão.
 Câu 4: Để thu hút sâu bọ, những cây có hoa nở vào ban đêm như hoa nhài, quỳnh, dạ hương thường có đặc điểm là:
 A.Màu sặc sở, mùi hương đặc biệt B. Vòi nhụy có chất dính
Màu trắng, mùi hương đặc biệt D. Mật rất ngọt
	Câu 5: Nhóm quả thuộc loại quả hạch là: 
	A. Quả cam, quả xoài, quả măng cụt. B. Quả chanh, quả nhãn, quả sầu riêng 
	C. Quả đu đủ, quả táo ta, quả chò. D. Quả nhãn, quả xoài, táo.
 Câu 6: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí cacbonic trong không khí:
A. Nhờ quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi.
B. Nhờ quá trình hô hấp. C. Nhờ có sự trao đổi khí.
D. Nhờ có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp.
 Câu 7: Trật tự các bậc phân loại ( từ cao đến thấp) nào sau đây là đúng?
A. Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài B. Lớp – Ngành– Loài – Bộ – Họ – Chi 
C. Bộ – Ngành – Họ – Chi – Lớp – Loài D. Ngành – Họ – Chi – Lớp – Bộ – Loài 
 Câu 8: Dương xỉ thuộc nhóm Quyết được nhận ra nhờ đặc điểm:
A. Sinh sản bằng bào tử. B. Lá non cuộn tròn ở đầu.
C. Túi bào tử ở mặt dưới lá già. D. Thân không phân nhánh. 
 Câu 9: Nhóm cây nào dưới đây gây hại sức khoẻ cho con người:
 A. Cây thông, bạch đàn, ca cao. B. Thuốc lá, cây bông, phong lan.
 C. Thuốc lá, thuốc phiện, cần sa. D. Cây trắc, cây tam thất, nhân sâm.
 Câu 10: Hạt hoa sữa, quả chò, quả trâm bầu thuộc cách phát tán nào sau đây:
 A. Phát tán nhờ động vật. C. Phát tán nhờ nước. 
 B. Tự phát tán D. Phát tán nhờ gió. 
Câu 11: Các loại hoa sau đây hoa nào là hoa lưỡng tính?
 A. Hoa mướp C. Hoa bầu
 B. Hoa bưởi D. Hoa bí đỏ
 Câu 12: Cây thông là cây hạt trần vì:
 A. Hạt không có vỏ bao bọc ở bên ngoài. B. Hạt nằm trên các nón cái.
 C. Hạt không nằm trong quả mà bên ngoài quả D. Hạt nằm lộ trên lá noãn hở
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Thụ tinh là gì? Cho biết sự biến đổi của hoa sau khi thụ tinh?
Câu 2: (2 điểm) Phân biệt thực vật thuộc lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm? Cho ví dụ?
Câu 3: (1 điểm) : Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì ?
Câu 4: (2 điểm) Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?
ĐÁP ÁN
A/ Trắc nghiệm ( 3điểm ) Mỗi phương án đúng được 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
C
C
C
D
A
A
B
C
D
B
D
B/ Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
- Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.	1 đ
- Sự biến đổi của hoa sau khi thụ tinh:
+ Hợp tử phát triển thành phôi. 0,25 đ
+ Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. 0,25 đ
+ Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. 0,25 đ
+ Các bộ phận khác héo dần và rụng đi. 0,25 đ
Câu 2: (2 điểm)
Lớp một lá mầm
Lớp hai lá mầm
- Phôi có một lá mầm.(0.25)
- Có rễ chùm.(0.25)
- Lá có gân hình cung hoặc song song.(0.25)
- Phần lớn là cây thân cỏ.(0.25)
- 3 hoặc 6 cánh hoa.(0.25)
- VD: lúa, ngô, dừa (0.25)
- Phôi có hai lá mầm.(0.25)
- Có rễ cọc.(0.25)
- Lá có gân hình mạng.(0.25)
- Gồm cả cây thân gỗ và cây thân cỏ.(0.25)
- 4 hoặc 5 cánh hoa.(0.25)
- VD: đậu xanh, xoài, dưa hấu, .(0.25)
Câu 3: (1 điểm) 
 - Khi ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho hoa thụ phấn: quả đậu nhiều hơn làm cho cây sai quả
 - Khi ong lấy nhiều phấn và mật hoa thì sẽ tạo ra nhiều mật, tăng thêm nguồn thu nhập từ mật ong.
Câu 4: (2 điểm) Để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam cần:
            - Ngăn chặn phá rừng.
            - Hạn chế khai thác bừa bãi các thực vật quí hiếm.
            - Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, các  khu bảo tồn  để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quí hiếm.
            - Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quí hiếm đặc biệt.
            - Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH 6.doc