HỘI TOÁN HỌC VIỆT NAM ĐỀ THI OLYMPIC TOÁN SINH VIÊN HỌC SINH NĂM 2016 Môn thi: Giải tích Thời gian làm bài: 180 phút Bảng A Bài A.1. Cho (un)∞n=1 là dãy số được xác đinh bởi các điều kiện u1 = a, un+1 = un 2 − un + 1 ∀n ≥ 1. 1. Tìm tất cả các giá trị thực của a để dãy số (un)∞n=1 hội tụ. 2. Tìm giới hạn của dãy số đó khi nó hội tụ. Bài A.2. Phần nguyên của số thực x được định nghĩa là số nguyên lớn nhất không vượt quá x, và được kí hiệu là [x]. Hiệu x− [x] được gọi là phần lẻ của x, và được kí hiệu là {x}. Giả sử a, b là các số thực dương và n là số tự nhiên. Chứng minh rằng lim n→∞ (a{nb}+ b{na}) = 0 khi và chỉ khi a và b là các số nguyên. Bài A.3. Cho a ≥ 1 là một số thực và f : R→ R là một hàm số thỏa mãn đồng thời hai điều kiện • (f(ax))2 ≤ a3x2f(x) với mọi số thực x; • f bị chặn trên trong một lân cận nào đó của 0. Chứng minh rằng |f(x)| ≤ x 2 a với mọi số thực x. Bài A.4. Cho f : R→ R là một hàm số khả vi vô hạn lần và thỏa mãn đồng thời hai điều kiện f(0)f ′(0) ≥ 0, lim x→+∞ f(x) = 0. 1. Chứng minh rằng tồn tại một dãy số (xn) ∞ n=1 tăng ngặt và không âm sao cho f (n)(xn) = 0 với mọi số nguyên dương n (trong đó, f (n) kí hiệu đạo hàm cấp n của f). 2. Tồn tại hay không một hàm số f thỏa mãn mọi yêu cầu của đề bài và không đồng nhất bằng 0? Bài A.5. Với mỗi số thực 0 < α 6= 1, gọi fα là hàm số được xác định trên khoảng (1,∞) bởi công thức fα(x) = ∫ xα x dt ln t (∀x > 1). 1. Chứng minh rằng fα là một phép đồng phôi, tức là một song ánh liên tục, từ khoảng (1,∞) lên một khoảng Iα ⊂ R nào đó sao cho ánh xạ ngược f−1α : Iα → (1,∞) cũng liên tục. 2. Tìm Iα. HẾT Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: