PHÒNG GD & ĐT THANH OAI Trường THCS Phương Trung ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 Năm học 2015-2016 Môn: Ngữ văn ( Thời gian 120 phút ) Câu 1: (4,0) Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh viết: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. và Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Tìm, nêu giá trị phép tu từ trong các câu thơ đó. Câu 2: ( 6,0) Đọc hai đoạn văn sau: Đoạn 1: “ Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng ấm vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” ( Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê, Ngữ văn 7, tập một, NXB Giáo dục 2005) Đoạn 2: “ Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhạt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà...Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên thi thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: “ Chắc nó muốn sưởi ấm!”, nhưng chẳng ai biết những cái kì diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy niềm vuii đầu năm.” ( An- đéc- xen, Cô bé bán diêm, Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2005) Suy nghĩ của em về hai đoạn văn trên. Câu 3: (10,0) Vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ Ngắm trăng ( Hồ Chí Minh ) và Khi con tu hú( Tố Hữu) --------------------Hết----------------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 8 Câu 1: Câu 1: (4,0đ) * Về nội dung: - Chỉ nghệ thuật so sánh: “Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã”. 0,5đ - Tác dụng” + Diễn tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi. 0,5đ + Toát nên sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng của con thuyền, đó cũng chính là khí thế lao động đầy hứng khởi, dạt dào sức sống của người dân làng chài. 0,5đ - Chỉ ra nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua các từ ngữ: “im, mỏi, trở về, nằm, nghe”. 0,5đ Tác dụng của biện pháp nhân hóa: + Biến con thuyền vô tri, vô giác trở nên sống động, có hồn như con người. 0,5đ + Các từ “im, mỏi, trở về, nằm” cho ta cảm nhận được giây phút nghỉ ngơi thư giãn của con thuyền, giống như con người, sau một chuyến ra khơi vất vả cực nhọc, trở về. 0,5đ + Từ “nghe” gợi cảm nhận con thuyền như một cơ thể sống, nhận biết chât muối của biển đang ngấm dần, lặn dần vào da thịt của mình; cũng giống như những con người từng trải, với con thuyền, vị muối càng ngấm vào nó thì nó như càng dày dạn lên. Hình ảnh con thuyền vất vả cực nhọc đống nhất với với cuộc sống người dân chài. 0,5đ * Về hình thức: Có sự liên kết đối chiếu làm nổi bật sự khác nhau trong hình ảnh con thuyền ở mỗi khổ thơ. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không sai, mắc các lỗi câu. 0,5đ Câu 2: A. Về kĩ năng (1đ) Đây là dạng đề mở nên người viết có thể tự do lựa chọn kiểu văn bản thích hợp với khả năng; tự do trình bày suy nghĩ, quan điểm, nhận thức của mình về hai đoạn văn trên, khuyến khích người viết có nhận thức bằng thực tế cuộc sống trải nghiệm của mình. - Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý ( luận diểm)rõ ràng và được triển khai tốt. Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. B. Về kiến thức (2đ) - Hiểu được vấn đề cơ bản của hai đoạn văn: phản ánh thói vô cảm, thơ ơ của con người trong xã hội.(1đ) - Nhận thức của người viết về thói vô cảm, thờ ơ.( 2đ) + Hiểu được thế nào là thói vô cảm, thơ ơ? + Biểu hiện của thói vô cảm, thơ ơ: Nêu một vài dẫn chứng minh họa như thấy người bị nạn mà không cứu trong khi mình có khả năng cứu, cháy nhà hàng xóm mà chạy ra hôi của, hay trong tục ngữ có câu “Đèn nhà ai, nhà ấy rạng”... Khẳng định đây là thói quen xấu, không nên có ở mỗi người. - Bàn về tác hại của thói vô cảm, thờ ơ (1,5đ): + Vô cảm là nguy cơ cho xã hội loài người, làm mất đi lối sống đạo đức, nhân nghĩa... của dân tộc, nhân loại lâu nay. +Làm mất đi tinh thần đoàn kết, tinh thần tương trợ, thương người như thể thương thân của con người. -Mở rộng vấn đề (1,5đ): +Ca ngợi lối sống đúng đắn: quan tâm đến nỗi đau, khó khăn của người khácvốn là phẩm chất tốt đẹp thể hiện sự bao dung, nhân ái của con người. Nêu một vài ví dụ gây quỹ từ thiện giúp các bạnhọc sinh nghèo vượt khó, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai ... + Xác định thái độ sống đúng đắn cho bản thân trong tập thể, cộng đồng: thể hiện niềm tin vào tương lai tốt đẹp của xã hội. Câu 3: 1.Về hình thức ( 2đ) - Bài làm có bố cục rõ ràng, luận điểm đầy đủ chính xác - Lời văn chuẩn xác, không sai lỗi chính tả, cảm xúc sâu sắc. 2. Về nội dung( 8đ). Nêu được những nét thật cơ bản về hai tác giả, hai tác phẩm và khẳng định đây là hai sáng tác đặc sắc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước Cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung + Phân tích được những nét đẹp tâm hồn của hai nhà thơ- hai chiến sĩ cách mạng xuất sắc. + Nêu những đánh giá, nhận xét của bản thân về nét đẹp tâm hồn của hai nhà thơ. + Liên hệ với một số bai thơ khác cùng đề tài, chủ đề( cùng tác giả hoặc khác tác giả) Học sinh cần làm rõ hai ý cơ bản sau: - Tình yêu thiên nhiên đất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là nhà thơ ,là người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp . ( 3 điểm) + những Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoángđạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đàocủa nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng + Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ - Khát vọng tự do ( 2,5 điểm) Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn“vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng còn dang dở. - Vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời ( 2,5 điểm). Vượt qua mọi khó nhăn gian khổ, thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìmvề với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa con đường vinh quang.Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu “Tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu. Phương Trung, ngày 12 tháng 1 năm 2016 Xác nhận của tổ KHXH Người ra đề Nguyễn Thị Tâm Xác nhận của Ban giám hiệu
Tài liệu đính kèm: