Đề thi Môn: Toán (thời gian: 60 phút)

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Môn: Toán (thời gian: 60 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Môn: Toán (thời gian: 60 phút)
MÔN: TOÁN  (Thời gian: 60 phút)
Họ và tên:.Lớp : 
ĐIỂM
GV kí và ghi rõ họ tên
GV1:.
GV2:.
I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: (Mỗi câu trả lời đúng cho 0.5 điểm)
Câu 1: Hỗn số chỉ phần tô màu là:
Câu 2: Tám đơn vị, sáu phần mười, năm phần trăm viết được số thập phân là:
A. 8,56              B. 86,5              C. 865                   D. 8,65
 Câu 3: Tỉ số phần trăm của hai số 2,8 và 80 là :
A. 2,8%            B. 50%              C. 3,5 %         D. 35 %
 Câu 4: 1 tấn 8 kg = . . . . tấn. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. 1,008           B. 1,08                C. 1,8                  D. 1,0008
 Câu 5: Dấu (>; <; =) điền vào chỗ chấm của: 8 m2 50 dm2 . . . 8,05 m2 là:
A.                        C . = 
Câu 6: Một người đi xe máy trong 3 giờ được 105 km. Vận tốc của người đi xe máy là:
A. 35 km          B. 3,5 km/giờ           C. 35 giờ           D. 35 km/giờ 
II. PHẦN II : (7 điểm)
Bài 1: ( 2điểm)  Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 89 cm     =  .m         c.  97 dm3  58cm3= ..cm3
b. 7800cm2  =.dm2            d.  8347 m3  = . . . . .  dm3cm3
Bài 2: (2 điểm) Đặt tính rồi tính (Học sinh không được dùng máy tính bỏ túi)
a) 678 + 12,47           b) 154,2 – 14,7
c) 24,6 x 3,4               d) 24,36 : 12
Bài 3: (3 điểm) Người ta làm một cái thùng không nắp bằng tôn dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 60 cm, chiều cao 50cm. Tính diện tích tôn để làm cái thùng đó (không kể mép hàn)?
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II - NĂM HỌC: 2014-2015
Môn: Tiếng Việt – Lớp 5 Thời gian: 90 phút
Họ và tên:.Lớp : 
I. Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
Tấm vé về miền quê thơ ấu.
Sau bao nhiêu năm xa, tôi đã về thăm lại làng mình, nhưng đứng giữa cái làng đã đổi thay trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ tới một điều gì đó thật sâu xa. Rồi tôi lại tạm biệt làng quê, theo chuyến tàu đi tới thành phố, đi tới nơi bao công việc đang đợi tôi.
Nhưng “cái điều gì đó” lại trỗi dạy trong tôi. Và tôi đi ra ga tàu.
Tôi đi nhanh tới ga và hỏi mua tấm vé về miền quê thơ ấu của mình. Chị bán vé quen biết mỉm cười với tôi, vẻ thông cảm. “Không có tàu” - chị nói. Có thể chị muốn bảo rằng, chuyến tàu đi về quê tôi đã rời ga mất rồi. Nhưng từ nụ cười thông cảm của chị, tôi còn nhận được một niềm cảm thông thầm kín: không có chuyến tàu nào mang con người về miền quê thơ ấu của mình được. Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay. Những người già trong tuổi thơ ấu của ta không còn lại cùng với cây đa, giếng nước nữa. Bạn bè tuổi thơ đã lớn, đã tung cánh bay xa tới nhiều chân trời đất nước...
Ôi, bao nhiêu câu hát, ta biết bao giờ hát lại! Ôi nơi thơ ấu, ta biết bao giờ trở lại! Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ.
Tạm biệt chị bán vé, tôi đi lang thang trên đường phố. Và tôi gặp trên đường chị cán bộ biên tập sách thiếu nhi. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người quen biết từ trước thật thú vị. Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị. Miền quê thơ ấu, với tâm hồn trong sáng giúp con ngưòi đi tới những chân trời rộng mở đẹp tươi.
(NGUYỄN TRỌNG TẠO)
Câu 1:
Bài văn miêu tả về điều gì?
a. Tả tấm vé về miền quê thơ ấu.
b. Việc mua vé về quê thời thơ ấu.
c. Nỗi khát khao về miền quê thơ ấu.
Câu 2:
Tại sao nhà văn đã về thăm lại làng mình mà lòng vẫn day dứt nhớ?
a. Trong tâm tưởng của ông hình ảnh của làng gắn với kỉ niệm tuổi thơ.
b. Làng đổi thay, ông nhớ hình ảnh làng của ngày mình còn thơ bé.
c. Cả a và b đúng.
Câu 3:
Tại sao chị bán vé cho rằng không thể có chuyến tàu về miền thơ âu? 
a. Chị đã bán hết vé.
b. Trên trời đất này chỉ có miền đất, miền quê.
c. Miền thơ ấu là tuổi thơ của đời người, nó qua đi, không bao trở lại.
Câu 4:
Chị bán vé cảm thông với nhà văn về điều gì?
a. Chuyến tàu về quê nhà văn đã rời ga trước khi ông đến.
b. Nỗi khát khao về miền quê thơ ấu.
c. Niềm nhớ thương quê hương.
Câu 5:
Chị biên tập viên sách thiếu nhi chia sẻ điều gì với nhà văn?
a. Chị sẽ tặng nhà văn tấm vé về miền quê thơ ấu.
b. Thông cảm với niềm mong ước được trở về quê hương.
c. Miền quê thơ ấu giúp con người trưởng thành đi tới miền tươi sáng.
Câu 6:
Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
a. Câu hát buồn buồn, đầy vơi thương nhớ.
b. Chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị.
c. Trong ngọn gió thời gian vù vù thổi, tôi vẫn day dứt nhớ.
Câu 7:
Những từ nào trong câu "Nhưng cái điều gì đó lại trỗi dậy trong tôi" là đại từ?
a. Cái, gì.
b. Đó, tôi.
c. Gì, đó, tôi.
Câu 8:
Chủ ngữ trong câu "Khi người ta đã trưởng thành, miền quê tuổi nhỏ cũng đổi thay" là những từ ngữ nào? Đây là câu đơn hay câu ghép?
a. Miền quê tuổi nhỏ; câu đơn
b. Khi người ta đã trưởng thành; câu đơn
c. Người ta, miền quê tuổi nhỏ; câu ghép
Câu 9:
Các vế trong câu "Tôi nghe hồn tôi âm vang một câu hát mà tôi đã từng hát trong những ngày xa cách quê hương." được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối bằng quan hệ từ
b. Nối bằng từ ngữ hô ứng
Câu 10:
Hai câu "Chị quả quyết là sẽ tặng tôi tấm vé về miền quê thơ ấu. Rồi chị nói chị cũng rất nhớ miền quê thơ ấu của chị." liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Lặp từ (chị, tấm vé, miền quê thơ ấu)
b. Dùng từ ngữ nối (rồi), lặp từ ngữ (chị, miền quê thơ ấu)
c. Thay thế từ ngữ (cũng rất nhớ thay quả quyết là sẽ tặng tôi)
II. Tập làm văn
Em hãy ta canh truong truoc buoi hoc
Họ và tên:.. 
Lớp: .......
Trường TH Quảng Nghiệp
KIỂM TRA CUỐI NĂM
 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt 5- Phần Đọc 
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
II. Đọc Câu văn sau và trả lời câu hỏi: (5 điểm)
Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm.
Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì lũy tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Hình như cả thôn em không mấy ai ở trong nhà. Nhà nào nhà nấy quanh quầy, tụ họp quanh chiếc bàn nhỏ hay chiếc chiếu ở giữa sân. Ai nấy đều ngồi ngắm trăng. Câu chuyện mùa màng nảy nở dưới trăng như những hạt lúa vàng đang phơi mình trong ánh trăng. Đó đây vang vọng tiếng hát của các anh chị thanh niên trong xóm. Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng. Tất cả mọi âm thanh đều nhuộm ánh trăng ngời. Nơi đó có một chú bé đang giận mẹ ngồi trong bóng tối. Ánh trăng nhẹ nhàng đậu lên trán mẹ, soi rõ làn da nhăn nheo và cái mệt nhọc của mẹ. Chú bé thấy thế, bước nhẹ nhàng lại với mẹ. Một làn gió mát đã làm cho những sợi tóc của mẹ bay bay.
Khuya. Vầng trăng càng lên cao và thu nhỏ lại. Làng quê em đã yên vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trang thao thức như canh chừng cho làng em.
	PHAN SĨ CHÂU
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Câu văn miêu tả cảnh gì?
a) Cảnh sinh hoạt của làng quê.
b) Cảnh trăng lên ở làng quê.
c) Cảnh làng quê dưới ánh trăng.
 2. Dưới ánh trăng, người dân trong xóm quay quần ngoài sân làm gì?
 a) Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
 b) Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
 c) Ngồi ngắm trăng, hội họp, ca hát.
 3. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc, của mẹ bay bay.
c) Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
a)Giấc ngủ. Vì dưới ánh trăng, chú nhìn thấy vầng trán của mẹ hiện ra rất đẹp.
b)Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
c)Vì dưới ánh trăng, chú thấy làn gió làm những sợi tóc, của mẹ bay bay.
5. Trong câu: “Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên từ sau lũy tre xanh thẫm”, dòng nào sau đây là chủ ngữ?
 a) Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên
 b) Vầng trăng
 c) Vầng trăng vàng thẳm
6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “nhô” (Trong câu : “Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau lũy tre xanh thẫm”)
a)Mọc, ngoi, dựng.
b)Mọc , ngoi, nhú.
c)Mọc, nhú, đội.
7. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
 a) Quây quần, tinh nghịch, loảng xoảng, nhẹ nhàng, nhăn nheo, thao thức, bay bay.
 b) Loảng xoảng, nhẹ nhàng, chiếc chiếu, thao thức, bay bay, nhăn nheo, nảy nở.
 c) Quây quần, nhẹ nhàng, bay bay, nhăn nheo, thao thức, loảng xoảng, nảy nở.
8. Trong các dãy câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
a) Trăng đã lên cao. – Kết quả học tập cao hơn trước.
b) Lũy tre xanh thẫm - Lá cây xanh rì.
c) Trăng đậu vào ánh mắt. - Hạt đậu đã đã nảy mầm.
d) Ánh trăng vàng trải khắp nơi. – Thì giờ quý hơn vàng.
9. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ?
	a) Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.
	b) Ai nấy đều ngồi ngắm trăng.
	c) Trăng ôm áp mái tóc của bà cụ.
10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu văn sau và cho biết đó là loại câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp ?
	Ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CK I NĂM HỌC 2015-2016
MÔN : TIẾNG VIỆT – LỚP 5
PHẦN KIỂM TRA VIẾT
Thời gian : 55 phút
 1. Chính tả: (5đ) Chuyện một khu vườn nhỏ.
 (Sách Tiếng Việt 5, tập 1, trang 102)
 Từ “ Bé Thu rất khoái ra ban công” đến “ ban công nhà Thu không phải là vườn”
 2. Tập làm văn: (5 đ)
 Hãy tả cảnh đẹp quê hương em
Họ và tên:.. 
Lớp: .......
Trường TH Quảng Nghiệp
KIỂM TRA CUỐI NĂM
 NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Toán – Lớp 5
Điểm
Lời nhận xét của thầy cô
Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng: (3 điểm) 
a) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là:
A. 55, 720             B. 55, 072              C. 55,027             
b) Phép trừ 712,54 - 48,9 có kết quả đúng là:
A. 70,765              B. 223,54               C. 663,64             
c) Giá trị của biểu thức: 201,5 – 15 x0,1 là?
A.20 B. 18,65 C. 200 
d)  Một hình hộp chữ nhật có chiều cao 4 dm, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm. Thể tích của hình hộp chữ nhật là :
A.60dm3                B. 300                   C. 300dm3                 
e)  Số thích hợp vào chỗ chấm trong biểu thức là 55 ha 17 m2 = ..........ha
A. 55,0017               B. 55,000017             C. 55, 017              
g)  Lớp học có 30 học sinh trong đó có 18 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp?
A. 150%               B. 60%                   C. 40%                  
Câu 2 . (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
a) 62,27 + 71,6
b) 568,12 – 29,87
c) 14,25 x 25,3
d) 8,216 : 5,2
Câu 3.(1điểm) Tìm x, biết:
a)	x - 1,27 = 13,5 : 4,5 
b) .
.
.
.
Câu 4. (1,5 điểm). Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ?
Câu 5. (1,5 điểm). Một khu đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng 3/5 đáy lớn, chiều cao bằng 2/5 đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó?
	Câu 7 (1điểm) Trong một phép chia 2 số tự nhiên, biết số bị chia là 2407; thương bằng 27 còn số dư là số dư lớn nhất có thể có. Tìm số chia của phép chia đó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_hoc_ki_2.doc