Đề thi kiểm tra học kỳ I lớp 8 năm học 2014 – 2015 môn: Sinh học thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 875Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kỳ I lớp 8 năm học 2014 – 2015 môn: Sinh học thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kiểm tra học kỳ I lớp 8 năm học 2014 – 2015 môn: Sinh học thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
 UBND QUẬN BÌNH TÂN	 ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 NĂM HỌC 2014 – 2015
	 ĐỀ CHÍNH THỨC	 MÔN: SINH HỌC
	 	 NGÀY:19 /12/2014
	 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
	 (Đề thi có 02 trang)
CÂU 1: (2 điểm)
a. Phản xạ là gì? Nêu 1 ví dụ về phản xạ?
HÌNH: CUNG PHẢN XẠ
b. Dựa vào hình vẽ Cung phản xạ, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh theo Cung phản xạ?
	CÂU 2: (2 điểm)
Kể tên các nhóm máu ở người? Vẽ sơ đồ truyền máu ở người?
 CÂU 3: (2 điểm) 
	Dựa vào hình vẽ ở trên và kiến thức đã học. Em hãy trình bày các điểm tiến hóa của bộ xương người so với thú?	CÂU 4: (1 điểm)
Trình bày sự phối hợp hoạt động của các cơ xương ở lồng ngực để tăng, giảm thể tích lồng ngực?
CÂU 5: (3 điểm)
Đọc đoạn thông tin sau:
- Khi thức ăn được đưa vào miệng, sẽ diễn ra các hoạt động sau:
Tiết nước bọt à nhai à đảo trộn thức ăn à hoạt động của enzim amilaza à tạo viên thức ăn.
- Kết quả phân tích hóa học cho thấy enzim amilaza trong nước bọt đã biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantôzơ. Mỗi ngày cơ thể tiết ra khoảng 800 – 1200ml nước bọt. Nước bọt không chỉ có vai trò trong tiêu hóa thức ăn mà còn có tác dụng bảo vệ răng miệng vì trong nước bọt có chất lizôzim có tác dụng diệt khuẩn.
- Khi thức ăn đến dạ dày, nhờ lớp cơ khỏe của dạ dày co bóp đảo trộn và thấm đều dịch vị từ các tuyến ở lớp màng nhầy dạ dày tiết ra. Dịch vị biến đổi protein thành các thành phần nhỏ hơn nhờ enzim pepsin và HCl.
Dựa vào đoạn thông tin trên và kiến thức đã học em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Giải thích vì sao khi nhai cơm trong miệng lâu ta có cảm giác có vị ngọt?
b. Dạ dày có cấu tạo như thế nào để co bóp và đảo trộn thức ăn?
c. Anh Hoàng nhận một công việc mới hết sức bận rộn, cho dù rất đói nhưng mà công việc nhiều nên anh Hoàng gắng sức làm cho xong rồi mới về nhà, do đó thường xuyên về trễ nên ăn cơm không đúng giờ giấc. Khoảng một thời gian sau đó Anh Hoàng bị đau dạ dày.
 Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích vì sao anh Hoàng bị đau dạ dày?
HẾT
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 8 – NĂM HỌC 2014 - 2015
Câu Hỏi
Nội Dung
Điểm
Hướng dẫn chấm
Ghi Chú
Câu 1:
2 điểm
Phản xạ là phản ứng của cơ trả lời kích thích của môi trường trong và ngoài cơ thể thông qua hệ thần kinh.
Ví dụ: tay chạm vào vật nóng thì rụt tay lại, thức ăn đưa vào miệng thì tuyến nước bọt tiết ra.
Khi có kích thích xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm theo đường hướng tâm đến trung ương thần kinh (nơron trung gian) phát xung thần kinh theo nơron li tâm đến cơ quan phản ứng.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Chỉ cần đúng ý là cho điểm
Câu 2:
2 điểm
Ở người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB.
Sơ đồ truyền máu:
1đ
1đ
Chỉ cần đúng ý là cho điểm
Câu 3:
2 điểm
Hộp sọ phát triển, sọ lớn hơn mặt, lồi cằm ở mặt phát triển
Cột sống cong bốn chỗ, lồng ngực nở sang hai bên.
Xương chi phân hoá, chi trước: có khớp linh hoạt hơn chi sau, đặc biệt khớp cổ tay, bàn tay,
chi sau : xương đùi phát triển , xương chậu nở rộng, xương gót phát triển, bàn chân hình vòm vừa vững chắc vừa linh hoạt trong di chuyển.
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Chỉ cần đúng ý là cho điểm.
Câu 4:
1 điểm
Khi hít vào: thể tích lồng ngực tăng do:
+ Cơ liên sườn ngoài co
+ Cơ hoành co
+ Các xương sườn được nâng lên " thể tích lồng ngực tăng
Khi thở ra: thể tích lồng ngực giảm do:
+ Cơ liên sườn ngoài dãn
+ Cơ hoành dãn
+ Các xương sườn hạ xuống " thể tích lồng ngực giảm.
0.5đ
0.5đ
Chỉ cần đúng ý là cho điểm.
Câu 5:
3 điểm
Trong cơm có tinh bột khi cơm ở trong khoang miệng sẽ được thấm nước bọt có chứa enzim amilaza giúp biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ do đó ta cảm thấy có vị ngọt.
Dạ dày hình túi, thắt 2 đầu, dung tích khoảng 3 lít.
Thành dạ dày 4 lớp. Lớp cơ rất dày và khỏe. Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị.
 Khi bụng đói, không có thức ăn dạ dày co bóp trong tình trạng trống rỗng, dịch vị tiết ra nhiều dẫn đến dư axit Hcl và lớp niêm mạc nhầy của dạ dày không đủ để bảo vệ trước sự biến đổi của pepsin dẫn đến thành dạ dày bị viêm hoặc loét dẫn đến đau dạ dày.
1đ
1đ
1đ
Chỉ cần đúng ý là cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh K8 2014.doc