Đề thi khảo sát vào thpt (thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát vào thpt (thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát vào thpt (thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Đề I
Trường THCS Trực bình Đề thi khảo sát vào thpt
 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Phần I . Trắc nghiệm (2 điểm): 
 Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1:Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào?
	A. Phương châm về lượng.	B. Phương châm về chất
	C. Phương châm lịch sự.	D. Phương châm cách thức.
Câu 2: Cụm từ in đậm trong câu văn: “ Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái” ( Làng- Kim Lân) là thành phần gì của câu?
	A. Trạng ngữ. B. Khởi ngữ.	 	C.Thành phần tình thái.	 D.Thành phần cảm thán.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây chưa làm rõ giá trị nghệ thuật của “Truyện Kiều”?
Là một truyện thơ Nôm.
Tiếng Việt trong “ Truyện Kiều” hết sức giàu và đẹp.
Đặc sắc về phương diện xây dựng nhân vật.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng.
Câu 4: Nhân vật nào trong truyện “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu “ Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng”?
	A. Lục Vân Tiên	 B. Phong Lai.	 C. Triệu Tử.	 D. Lâu la.
Câu 5: Câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” (Đồng chí- Chính Hữu) sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
	A. Tượng trưng.	 B. Hoán dụ.	 C. Nhân hoá.	 D. Nói quá.
Câu 6: Câu thơ sau khẳng định điều gì?
 “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” ( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
	A.Thiên nhiên là vĩnh cửu.
Bác Hồ mãi mãi như trời xanh.
C.Tình cảm thương nhớ Bác như trời xanh.
Câu 7: Trong văn bản tự sự, điều nào không phải là đối tượng miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật?
	A. Suy nghĩ.	B. Tình cảm.	 	C. Ngôn ngữ.	 D. Tâm lí.
Câu 8: “ Rút ra cái chung từ những điều đã phân tích” là đặc điểm của phép lập luận nào?
	A. Phân tích	.	B. Tổng hợp.	 C. Chứng minh.	 D. Giải thích.
Phần II: Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (1 điểm):Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích ý nghĩa mà nó mang lại cho câu chứa nó.
Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nhục.
( Làng - Kim Lân)
Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Câu 2: (2điểm).
 Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt viết:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
 Vì sao ở hai câu cuối, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại từ “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?
Câu 3(5 điểm): Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
	*** Hết ***
	Đáp án đề I
Phần I . Trắc nghiệm (2 điểm):
	HS trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
A
B
C
B
C
B
Phần II: Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (1 điểm): Tìm thành phần biệt lập và cho biết công dụng của nó.
a) Thật đấy : Thành phần tình thái ( 0,25 điểm)
 Công dụng: Dùng để tỏ thái độ xác nhận, khẳng định những điều nói trong câu.(0,25 điểm)
b) (Cũng) may : Thành phần tình thái (0,25 đểm)
 Công dụng: Dùng để tỏ sự đánh giá tốt về những điều nói trong câu. (0,25 đểm)
Câu 2: (2điểm).
	HS phải nêu được những ý sau:
 + ở hai câu thơ đầu dùng từ “ bếp lửa” vì đây là hình ảnh xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.(0,5 điểm).
 + Nhắc đến bếp lửa là gợi người cháu nhớ đến bà ngày nào bà cũng nhóm bếp lửa. Đó là cơ sở để xuất hiện hình ảnh “ ngọn lửa” ở hai câu thơ sau.(0,5 điểm)
 + Trong mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa được cháy lên bằng một ý nghĩa tượmg trưng. Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nguyên liệu mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, có lòng yêu thương, niềm tin. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa sự sống, hình ảnh thơ mang ý nghĩa trừu tượng khái quát.( 1 điểm).
Câu 3(5 điểm):
Mở bài: (0,25 điểm)
	- Giới thiệu về “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
	- Giới thiệu về hình ảnh người lính trong bài thơ.
* Cách cho điểm: Đúng, đủ ý cho điểm tối đa, thiếu hoặc sai không cho điểm
Thân bài:
Khái quát:(0,5 điểm) Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
 - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Bài thơ được sáng tác vào những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Vài nét về tác giả:
+ Phạm Tiến Duật là nhà thơ quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn 
+ Đề tài thành công trong thơ ông là đề tài người lính chống Mĩ, trẻ trung và giàu ý chí chiến đấu.
Phân tích: (3,0 điểm)
Hình ảnh người lính và hình ảnh những đoàn xe “không kính” đứng bên nhau, đan xen nhau trở thành hình ảnh về một thời bom đạn gian lao hào hùng:
	- Hình ảnh những đoàn xe: “không kính” rồi “không đèn”, thùng xe bị xước. Đó là những gian lao thiếu thốn về vật chất. Thiếu đi những vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ đạc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp những gian khổ khó khăn.(0,5 điểm)
	- Tác giả đã diễn tả một cách cụ thể, gợi cảm những ấn tượng, cảm giác của người lái trên chiếc xe không kính. Với tư thế “nhìn đất,nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe không còn kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng- Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Câu thơ diễn tả được cái tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh. Qua khung cửa đã không có kính, không chỉ mặt đất mà cả bầu trời và sao trời, cánh chim như cũng ùa vào buồng lái. Nhà thơ diễn tả chính xác các cảm giác mạnh mà đột ngột của người ngồi trong buồng lái, khiến người đọc có thể hình dung rõ ràng những ấn tượng cảm giác ấy như chính mình đang ở trên chiếc xe không kính. (0,5 điểm)
- Hình ảnh người lính lái xe hiện ra với những nét tính cách thật cao đẹp:( 2,0 diểm)
	+ Tư thế ung dung, hiên ngang.
	+ Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, yêu đời yêu cuộc sống, ngang tàng
	+ Tình cảm đồng đội gắn bó sâu nặng 
	+ Lòng yêu nước và ý chí quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
( HS phải dẫn dắt, trích dẫn thơ rồi phân tích để làm sáng rõ những đặc điểm trên của người lính lái xe)
c)Đánh giá (1,0 điểm) Giá trị những hình ảnh chủ đạo của bài thơ góp phần tao nên thành công cho tác phẩm:
Vẽ lên bức chân dung người lính tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.
Giọng thơ rất gần với lời nói bình thường, thể hiện sự hiên ngang bất chấp khó khăn gian khổ của những người lính.
Liên hệ với một số tác phẩm cùng đề tài để khái quát lên những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ
Cách cho điểm:
Điểm 3,5-4,5: Phân tích sâu sắc có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, lưu loát.
Điểm 2,5- 3,25: Phân tích khá sâu sắc, đảm bảo đủ các ý trên, có cảm xúc, diễn đạt khá tốt.
Điểm 1,5-2,25: Phân tích được các ý cơ bản trên, diễn đạt khá, đôi chỗ còn hời hợt.
Điểm 0,75-1,25: Phân tích còn hời hợt diễn đạt chưa rõ hoặc lủng củng.
Điểm 0,5: Chạm vào yêu cầu của đề, diễn đạt yếu.
Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn
Kết bài: (0,25 điểm)
	Khẳng định thành công của bài thơ và tài năng của tác giả.
* Cách cho điểm: Đúng, đủ ý cho điểm tối đa, thiếu hoặc sai không cho điểm
Lưu ý chung:
- Căn cứvào khung điểm, chất lượng bài viết của học sinh, giáo viên linh hoạt cho sát
điểm với từng phần bài viết.
- Để điểm lẻ ở múc 0,25 điểm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu kết cấu lộn xộn, thiếu lô gíc thì trừ 0,5 điểm, nếu mắc từ 10-15 lỗi câu từ, chính tả thì trừ 0,5 điểm; nếu quá 15 lỗi trên trừ 1 điểm
Đề II
Câu 1: Từ nào trong các từ sau đây có thể kế hợp với từ “cười” để tạo thành một cụm động từ?
	A. Rất	B. ấy	C. Những	D. Đang.
Câu 2: Tác phẩm nào được gọi là “khúc tráng ca” ca ngợi cuộc sống mới của những con người mới.
	A. Đồng chí.	B. Đoàn thuyền đánh cá.
	C. Bếp lửa.	D. Sang thu.
Câu 3: Hai từ “lưng” trong câu “ Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ” là:
	A. Từ khác nghĩa.	B. Từ đồng âm.
	C. Từ đồng nghĩa	D. Từ nhiều nghĩa.
Câu 4: Nền Văn học Việt Nam được tạo thành từ những văn bản nào?
	A. Văn học dân gian.	
B. Văn học viết.
	C. Văn học dân gian và văn học viết.
Câu 5: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt, hình ảnh người bà gắn liền với hình ảnh nào?
	A. Người cháu.	B. Bếp lửa.
	C. Tiếng chim tu hú.	D. Cuộc chiến tranh.
Câu 6: Bài thơ “ Nói với con” có giọng điệu như thế nào?
	A. Sôi nổi, mạnh mẽ.	B. Tâm tình tha thiết.
	C. Ca ngợi, hùng hồn.	D. Trầm tĩnh, răn dạy. 
Câu 7: Câu văn “ Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó xa!” đựoc dùng với mục đích gì?
	A. Bộc lộ cảm xúc.	B. Bày tỏ ý nghi vấn.
	C. Trình bày một sự việc 	D. Thể hiện sự cầu khiến.
Câu 8:“ Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ là yêu cầu của phần nào trong bài nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
	A. Mở bài	B. Thân bài.	D. Chuyển đoạn.	D. Kết bài.
Phần II: Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (1 điểm): Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa:
	Ông – bà; xấu - đẹp; xa –gần; voi- chuột; chăm chỉ – lười; chó – mèo; rộng – hẹp; giàu – khổ.
Câu 2( 2 điểm): Câu thơ: “ Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng”
	Theo em “ giọt long lanh” ở đây có phải là giọt sương hay không? Vì sao? Hãy giải thích và nêu cảm nhận của em về cái hay trong giá trị nghệ thuật của hai câu thơ trên?
Câu 3 ( 5 điểm): Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
 Dựa vào truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, em hãy phân tích để làm rõ điều đó.
	----- Hết ------
Đáp án đề II
Phần I . Trắc nghiệm (2 điểm):
	HS trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
D
C
 B
B
A
D
Phần II: Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (1 điểm): Trong các cặp từ đã cho , các cặp từ sau có quan hệ trái nghĩa:
	 xấu - đẹp; xa –gần; chăm chỉ – lười; rộng – hẹp; 
 HS trả lời đúng mỗi cặp từ cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm.
Câu 2 (2 điểm) Câu thơ: “ Từng giọt long lanh rơi
	 Tôi đưa tay tôi hứng”
	Theo em “ giọt long lanh” ở đây không phải là gịot sương mà là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện (0,25 điểm)
	Vì: Âm thanh ấy hay quá, vang vọng quá, âm thanh tiếng chim chiền chiện tác động đến tâm hồn nhà thơ, làm cho nhà thơ say sưa, ngây ngất. Chính vì vậy mà tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác rồi xúc giác.(0,5 điểm)
-Cái hay trong giá trị nghệ thuật của hai câu thơ trên:
	Tiếng hót vang trời của chim chiền chiện đã đánh thức tất cả đất trời vào xuân. Âm thanh của tiếng chim không tan, không loãng vào không trung mà đọng lại thành từng giọt, lắng lại giấu ấn mùa xuân trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ. Như thế, âm thanh ấy đã trở thành có hình, có khối, lung linh ánh sáng và sắc màu. bởi lè nhà thơ đang căng tất cả các giác quan để cảm nhận từ âm thanh kì diệu của mùa xuân với niềm say mê, ngây ngất. Thoạt đầu, đọc câu thơ tưởng chừng như vô lí vì âm thanh chỉ nghe sao có thể nhìn thấy nhưng thật ra lại có lí vì nhà thơ có sự chuyến đổi cảm giác. Khi nhà thơ lắng nghe tiếng chim hót vang trời là lúc ông cảm nhận âm thanh bằng thính giác. Khi nhà thơ nhìn thấy từng giọt long lanh ánh sáng và sắc màu đang rơi xuống là lúc ông cảm nhận âm thanh bằng thị giác. Còn lúc nhà thơ trân trọng đưa tay ra hứng từng giọt cũng là lúc ông cảm nhận bằng xúc giác. Như vậy, nhà thơ đang rộng đôi tay, mở rộng tấm lòng để đón nhận mùa xuân về với một cảm xúc dâng trào mãnh liệt ( 1,25 điểm)
Câu 3 ( 5 điểm)
Yêu cầu chung: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học về nghị luận một tác phẩm tự sự để phân tích làm rõ nghệ thuật thể hiện sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Bố cục cân đối, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu.
a)Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai, trích dẫn nhận xét.
*Cách cho điểm:Đúng đủ ý cho điểm tối đa, thiếu hoặc sai không cho điểm
b)Thân bài( 4,5 điểm) Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
 - Ông Hai – nhân vật chính của tác phẩm là người rất yêu làng, nhưng phải xa làng đi tản cư. Tình yêu làng của ông được đặt vào một tình huống đầy thử thách: tin làng chợ Dầu theo giặc, phản bội kháng chiến. Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải đấu tranh rất quyết liệt để lựa chọn con đường đúng đắn cho mình. ( 1,25 điểm)
+ Khi nghe tin làng theo giặc, ông bàng hoàng, sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân”.
+ Ông nghi ngờ, cố chưa tin nhưng khi cái tin ấy được khẳng định từ chính miệng người tản cư dưới xuôi lên thì ông không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt với mặc cảm là kẻ phản bội. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi ”. 
+ Ông sống trong tậm trạng nơm nớp lo sợ, xấu hổ, nhục nhã, “Cứ thoáng nghe thấy những tiếng Tây, Việt gian, cam-nhônglà ông lủi ra một góc nhà, nín thít”.
+ Ông tủi thân, thương con, thương dân Chợ Dầu, thương thân mình phải mang tiếng dân làng Việt gian “Nước mắt ông lão cứ giàn ra”.
 - Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào một tình huống thử thách căng thẳng khi nghe tin người ta không chứa dân làng Dầu. ( 1,25 điểm)
+ Ông Hai cảm nhận hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì hết đường sinh sống: “đi đâu bây giờ?”, “Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?”
+ Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông vô cùng bế tắc. Mâu thuẫn nội tâm được đẩy lên đỉnh điểm. Ông nghĩ “Hay là quay về làng?”, nhưng ông hiểu rõ “Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”, là phản bội cách mạng, phản bội Cụ Hồ.
+ Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê. Nhưng dù xác định thế ông vẫn không dứt bỏ được tình cảm với làng. Vì thế ông càng đau xót,tủi hổ.
+ Trong tâm trạng dồn nén, bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng, vào kháng chiến.
 - Diễn biến tâm trạng của ông Hai được tác giả miêu tả một cách tinh tế và sinh động (1 điểm)
+ Tác giả miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ hành vi, ngôn ngữ, đặc biệt diễn tả rất đúng và gây mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật. Điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu rất sâu sắc người nông dân và thế giới tinh thần của họ .
+ Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật ông Hai giàu tính khẩu ngữ, vừă có nét chung của người nông dân vừa mang đậm cá tính của nhân vật.
* Cách cho điểm:
Điểm 3,5-4,5: Phân tích sâu sắc có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, lưu loát.
Điểm 2,5- 3,25: Phân tích khá sâu sắc, đảm bảo đủ các ý trên, có cảm xúc, diễn đạt khá tốt.
Điểm 1,5-2,25: Phân tích được các ý cơ bản trên, diễn đạt khá, đôi chỗ còn hời hợt.
Điểm 0,75-1,25: Phân tích còn hời hợt diễn đạt chưa rõ hoặc lủng củng.
Điểm 0,5: Chạm vào yêu cầu của đề, diễn đạt yếu.
Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn
c)Kết bài:( 0.25 điểm) Khẳng định tài năng m iêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của nhà văn qua truyện ngắn.
* Cách cho điểm: Đúng, đủ ý cho điểm tối đa, thiếu hoặc sai không cho điểm
Lưu ý chung:
- Căn cứvào khung điểm, chất lượng bài viết của học sinh, giáo viên linh hoạt cho sát
điểm với từng phần bài viết.
- Để điểm lẻ ở múc 0,25 điểm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, nếu kết cấu lộn xộn, thiếu lô gíc thì trừ 0,5 điểm, nếu mắc từ 10-15 lỗi câu từ, chính tả thì trừ 0,5 điểm; nếu quá 15 lỗi trên trừ 1 điểm
Trường THCS Trực bình Đề thi khảo sát vào thpt
 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Phần I . Trắc nghiệm (2 điểm): 
 Trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Những vấn đề nêu ra trong văn bản “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trực tiếp liên quan đến thế giới vào thời điểm nào?
	A. Những năm cuối thế kỉ XIX.	C. Những năm đầu thế kỉ XX.
	B. Những năm giữa thế kỉ XX.	D. Những năm cuối thế kỉ XX.
Câu 2. Các cụm từ “ Sân Lai, gốc tử” trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” được gọi là:
	A. Các hình ảnh tượng trưng.	C. Các thành ngữ.
	B. Các điển cố.	D. Các tục ngữ.
Câu 3. Câu thơ “ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” có thể xếp vào kiểu câu nào xét theo mục đích nói?
Trần thuật C. Cầu khiến
Cảm thán D. Nghi vấn
Câu 4. Câu văn sau sử dụng phép tu từ nào?
 “Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói của cánh đi phá đường về râm ran một góc đường.”
So sánh C. Nhân hóa
Liệt kê D. Nói quá
Câu 5. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác khi tác giả ở trong hoàn cảnh nào ?
Đang đi thực tế ở Huế C. Đang sống xa Tổ quốc
Đang ở trên giường bệnh D. Từ miền Nam ra Hà Nội
Câu 6. Câu văn “Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó.”có quan hệ gì với câu đứng nó trong đoạn trích ?
Quan hệ thời gian C. Quan hệ điều kiện
Quan hệ bổ sung D. Quan hệ nguyên nhân
 Câu 7. Cụm từ in đậm trong câu sau là thành phần gì của câu?
	“Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu phát sinh ra bên trong nó” 
	A. Chủ ngữ	B. Khởi ngữ.
	C. Trạng ngữ.	D. Phụ chú.
Phần II: Tự luận (8 điểm).
Câu 1. 
Đáp án đề II
Phần I . Trắc nghiệm (2 điểm):
	HS trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
Phần II: Tự luận (8 điểm).
Câu 1. Khổ 6: Suy ngẫm của cháu về bà và bếp lửa.
 - Từ bếp lửa bình dị thân thuộc cháu nhận ra bao điều kì diệu, thiêng liêng. Kỉ niệm tuổi thơ lắng dần nhưng trào lên đầu ngọn bút lại là những suy nghĩ sâu sắc lẽ sống của bà với niêm biết ơn sâu nặng. Niềm thương cảm trào dâng mãnh liệt khi cháu nghĩ về bà.
 Những câu thơ có ý nghĩa như lời tổng kết cuộc đời tần tảo, vất vả khó nhọc của bà. Phép đảo ngữ từ láy “lận đận”, hình ảnh nắng mưa chính xác cho thấy người bà cần mẫn thức khuya dậy sớm, chịu thương chịu khó hiện về trong cồn cào nỗi nhớ. Đảm đang, nhân hậu, yêu thương đã trở thành thói quen của bà. Khi nhận ra điều tương như bình dị ấy người cháu đã thực sự lớn lên cả về nhận thực và tâm hồn. 
 - Từ đó người cháu chợt nhận ra một điều sâu sa rằng: bếp lửa không chỉ được nhen lên bằng rơm rạ, bằng đôi bàn tay gầy guộc của bà mà được nhóm lên từ ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của sự sống, tình yêu niềm tin dai dẳng. Hình ảnh bà và bếp lửa đã hòa làm một.
 - Cụm từ “ấp iu, nồng đượm” được nhắc lại lần hai và điệp từ nhóm đã cụ thể hóa hình ảnh bà, công việc bà, tấm lòng bà và tình cháu với bà.Đoạn thơ đã khơi lên những ý nghĩa thiêng liêng trong công việc nhóm lửa. Từ một bếp lửa thật xua đi cái lạnh của sương sớm “nhóm bếp lửa”, bà nhóm lên tình yêu thương, truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm, mở rộng tình làng nghĩa xóm, gieo vào mảnh đất của tâm hồn cháu những hạt giống của tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng mơ ước tâm tình tuổi thơ. Những bài học đầu tiên về đạo lí làm người cháu học ở bà bên bếp lửa. Mỗi từ “nhóm” đã nêu bật một ý nghĩa cao qúy trong công việc nhóm lửa của bà.
 - Và như thế bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa. Bà là biểu tượng cao quý về người phụ nữ Việt Nam, là biểu tượng của thế hệ cha ông. Hình ảnh vừa bình dị, gần gũi vừa vĩ đại, cao xa phảng phất sắc màu cổ tích.
 -Nghĩ về bà và bếp lửa cảm xúc người cháu dâng trào mãnh liệt. Bằng một câu cảm thán nhà thơ đã khái quát một cách tự nhiên, hợp lí: “Ôi kì lạ  lửa”.
 Lời thơ như một lời bình luận về bếp lửa “kì lạ và thiêng liêng” cao quý bởi gắn với hình ảnh bà- người giữ lửa, truyền lửa. Bếp lửa gắn với gian khổ của cuộc đời bà. Bếp lửa gắn với tình bà âm nóng, với bàn tay bà chăm chút, chở che. Bếp lửa đã tiếp cho cháu cái nồng ấm, yêu thương của cuộc đời, dạy cho cháu biết nhớ về cội nguồn , dân tộc, đã mang đến cho cháu tình yêu, lẽ sống làm người. Bếp lửa ấy kì lạ vì nó cháy lên trong hoàn cảnh mặc nắng mưa của thiên nhiên, giông bão cuộc đời. Bếp lửa- một mảnh tâm hồn không thể thiếu được trong đời sông tâm tư của cháu . Cháu yêu bà, hiểu công việc của bà, càng thêm yêu dân tộc và đất nước –một dân tộc vất vả, gian lao nhưng thắm đượm nghĩa tình. Bếp lửa chính là bà, là gia đình, là quê hương, đất nước trong nỗi nhớ, niềm biết ơn của người cháu đã trưởng thành ở nơi phương xa. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTBINH.doc