Đề thi khảo sát vào THPT Môn: Ngữ văn Năm học: 2012 – 2013 Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 12 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát vào THPT Môn: Ngữ văn Năm học: 2012 – 2013 Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát vào THPT Môn: Ngữ văn Năm học: 2012 – 2013 Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Trường THCS Trực Thuận
---------------
Đề thi khảo sát vào THPT
Môn: Ngữ văn
 Năm học: 2012 – 2013
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I. Tr¾c nghiÖm: (2®)
 §äc kÜ c¸c c©u hái d­íi ®©y vµ chän ®¸p ¸n ®óng nhất chÐp vµo bµi lµm.
C©u 1: NguyÔn Du viÕt TruyÖn KiÒu dùa vµo cèt truyÖn nµo? 
A. TruyÒn k× m¹n lôc	B. Kim V©n KiÒu truyÖn
C. Hoµng Lª nhÊt thèng chÝ	D. ChuyÖn cò trong phñ chóa TrÞnh
C©u 2: Tõ “®Çu” trong dßng nµo sau ®©y ®­îc dïng theo nghÜa gèc?
A. §Çu b¹c r¨ng long.	B. §Çu t­êng sím sím vÇng d­¬ng mäc.
C. §Çu sóng tr¨ng treo.	D. §Çu sãng ngän giã.
C©u 3: Hai c©u ca dao sau sö dông biÖn ph¸p tu tõ nµo?
Cµy ®ång ®ang buæi ban tr­a
Må h«i th¸nh thãt nh­ m­a ruéng cµy.
A. So s¸nh	B. Èn dô
C. Nh©n ho¸	 D. Ho¸n dô
C©u 4: Trong truyÖn ng¾n ChiÕc l­îc ngµ cña NguyÔn Quang S¸ng, khi «ng S¸u vÒ th¨m nhµ, v× sao bÐ Thu kh«ng nhËn cha?
A. V× t¸m n¨m xa c¸ch qu¸ l©u
B. V× b¸c Ba nãi víi bÐ Thu ®ã kh«ng ph¶i lµ cha cña Thu.
C. V× khu«n mÆt cña «ng S¸u cã vÕt thÑo dµi kh¸c víi bøc ¶nh chôp cïng m¸.
D. V× tr«ng mÆt «ng qu¸ xÊu.
C©u 5: §o¹n trÝch “Con chã BÊc” ®­îc trÝch tõ t¸c phÈm nµo?
A. Nanh tr¾ng.	B. TiÕng gäi n¬i hoang d·.
C. ChiÕc l¸ cuèi cïng.	D. Cè h­¬ng.
C©u 6: Bµi th¬ Mïa xu©n nho nhá ®­îc Thanh H¶i s¸ng t¸c vµo n¨m nµo?
A. 1965	B. 1970
C. 1975	D. 1980
C©u 7: NhËn ®Þnh nµo sau ®©y nãi ®óng vÒ khëi ng÷?
A. Khëi ng÷ lµ thµnh phÇn chÝnh cña c©u.
B. Khëi ng÷ lu«n ®øng sau chñ ng÷.
C. Khëi ng÷ đứng trước chủ ngữ và nªu lªn ®Ò tµi ®­îc nãi ®Õn trong c©u.
D. Khëi ng÷ lµ thµnh phÇn duy tr× cuéc giao tiÕp.
C©u 8: Trong phÇn th©n bµi cña d¹ng bµi nghÞ luËn vÒ mét ®o¹n th¬, bµi th¬, ng­êi viÕt cÇn:
A. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ tõng c©u th¬.
B. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ nh÷ng gi¸ trÞ nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬, bµi th¬.
C. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ nh÷ng gi¸ trÞ néi dung cña ®o¹n th¬, bµi th¬.
D. Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ vÒ néi dung vµ nghÖ thuËt cña ®o¹n th¬, bµi th¬.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm)
	Hãy chỉ ra những thành phần biệt lập và nêu tác dụng của chúng trong các câu văn sau:
	a/ Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
	(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long)
	b/ Họa sĩ thầm nghĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
	(Trích “Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long)
Câu 2: (2,0 điểm)
 Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người. Em hãy viết một đoạn văn từ 15 đến 20 câu để bàn về tính tự lập.
Câu 3: (5,0 điểm):
“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ”.
(Ngữ văn lớp 9, tập I, trang 51)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT VÀO THPT
NĂM HỌC: 2012-2013
Môn: Ngữ văn lớp 9
PHẦN I. Tr¾c nghiÖm: (2,0 ®iểm)
Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
A
C
B
D
C
D
PHẦN II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Học sinh chỉ rõ thành phần biệt lập:
a, Chao ôi: Thành phần cảm thán
- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên đến bất ngờ của ông hoạ sĩ về anh thanh niên.
b, Chắc: Thành phần tình thái
Khẳng định sự nhận định, đánh giá ở mức độ tin cậy cao của nhà hoạ sĩ với anh thanh niên.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
* Yêu cầu về hình thức
 Học sinh biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu đề bài: Dài từ 15-20 câu, sử dụng các thao tác lập luận phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn, không sai lỗi chính tả, lỗi câu.
* Yêu cầu về nội dung:
Học sinh cần làm rõ các ý sau:
- Giới thiệu nội dung nghị luận: Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người.
- Giải thích: tự lập là gì? ( Tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
 Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh.
- Phân tích, chứng minh 
 + Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. (Dẫn chứng)
 +Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. (Dẫn chứng)
 + Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. (Dẫn chứng)
- Mở rộng
 + Phê phán những người không có tính tự lập: Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi.
+ Mở rộng: tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
+ Liên hệ bản thân: cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất.
 Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
Câu 3
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”để làm sáng tỏ nhận định. 
5,0 đ
Đây là kiểu bài phân tích nhân vật có định hướng: niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và sự khẳng định vẻ đẹp truyền thống của nàng (số phận của Vũ Nương rất điển hình cho người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và vẻ đẹp của nàng cũng chính là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam). Học sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau, nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu của đề.
a)Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả và “Chuyện người con gái Nam Xương”.
0,25 đ
- Tác giả: Nguyễn Dữ là người sống ở thế kỷ XVI, thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê Mạc, Trịnh giành quyền bính, gây ra các cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
- Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện của “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền). “Truyền kỳ mạn lục” được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống bình yên, hạnh phúc, nhưng các thế lực tàn bạo cùng lễ giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất và bất hạnh.
0,25 đ
b)Thân bài: Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định
4,0đ
b1. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương
2,0 đ
- Tình duyên ngang trái
0,25 đ
Nguyễn Dữ đã cảm thương cho Vũ Nương- người phụ nữ nhan sắc và đức hạnh lại phải lấy Trương Sinh, một kẻ vô học hồ đồ vũ phu. Thương tâm hơn nữa, người chồng còn “có tính đa nghi” nên đối với vợ đã “phòng ngừa quá sức”.
- Mòn mỏi đợi chờ, vất vả gian lao.
0,75 đ
Đọc tác phẩm, ta thấy được nỗi niềm đau đớn của nhà văn với Vũ Nương – người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là sự xót xa cho hoàn cảnh éo le của người phụ nữ: lấy chồng chưa được bao lâu, “chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”, nàng đã phải tiễn biệt chồng lên đường đi đánh giặc Chiêm. Cảnh tiễn đưa chồng của Vũ Nương mới ái ngại xiết bao. Nàng rót chén rượu đầy ứa hai hàng lệ: “Chàng đi chuyến này... mẹ hiền lo lắng”. Thật buồn thương cho Vũ Nương, trong những ngày vò võ một mình ngóng trông tin chồng với bao nhớ thương vời vợi: “Mỗi khi...ngăn được”. Hẳn rằng Nguyễn Dữ vô cùng đau đớn cho Vũ Nương nên chỉ cần một câu văn ấy cũng đủ làm người đọc cảm thấy xót xa với người mệnh bạc có chồng chia xa. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong thời phong kiến loạn lạc: “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời- Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu – Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong...” (Chinh phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm). Trương Sinh đi, để lại gánh nặng gia đình, để lại gánh nặng cho người vợ trẻ. Vũ Nương thay chồng vất vả nuôi mẹ, nuôi con. Sau khi mẹ chồng mất, chỉ còn hai mẹ con Vũ Nương trong căn nhà trống vắng cô đơn. Đọc đến những dòng tả cảnh đêm, người vợ trẻ chỉ biết san sẻ buồn vui với đứa con thơ dại, chúng ta không khỏi chạnh lòng thương xót cho mẹ 
con nàng.
- Cái chết thương tâm.
0,75 đ
Qua năm sau, “Việc quân kết thúc ”,Trương Sinh từ miền xa chinh chiến trở về ,nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói mà Trương Sinh lại đinh ninh rằng vợ mình hư hỏng nên “mắng nhiếc” và “đánh đuổi đi”. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ van xin đến rớm máu của vợ, mọi sự “biện bạch” của họ hàng làng xóm. Vũ Nương bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ mất nết hư thân: “Nay đã bình rơi... Vọng Phu kia nữa”. Bi kịch Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Lúc bấy giờ Trương Sinh “mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”. Người đọc xưa cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời.
- Nỗi oan cách trở 
0,25 đ
Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ “bạc mệnh” duyên phận hẩm hiu, có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của hồn ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” làm cho nỗi đau của nhà văn thêm phần bi thiết. Nỗi oan tình của Vũ Nương được minh oan và giải toả, nhưng âm – dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại nhân gian và cũng không bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ.
b2. Vẻ đẹp truyền thống của Vũ Nương
2,0 đ
- Người con gái “thuỳ mị, nết na” và “tư dung tốt đẹp” 
0,25 đ
Tác giả đã giới thiệu về Vũ Nương với một chi tiết thật ngắn gọn, khái quát “Tính đã thùy mị, nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về.
- Người vợ thuỷ chung
0,75 đ
+ Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ khéo léo, đôn hậu, biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hoà”.
+ Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”. Nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ. Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Vũ Nương còn thể hiện niềm cảm thông trước nỗi vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng và nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình: “Nhìn trăng soi... bay bổng”
+ Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ dài theo năm tháng.
+ Khi bị chồng nghi oan, nàng đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng còn nói đến thân phận mình và nghĩa tình vợ chồng để khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là đã hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ “đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn son”, mãi mãi soi tỏ với đời “vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mì”. Ở dưới thuỷ cung, tuy Vũ Nương có oán trách Trương Sinh, nhưng nàng vẫn thương nhớ chồng con, quê hương và khao khát được trả lại danh dự: “Có lẽ không thể ... tìm về có ngày”.
- Người mẹ hiền, dâu thảo
0,75 đ
+ Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang và giàu tình thương mến. Chồng ra trận mới được một tuần, nàng đã sinh con. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo.
+ Lời của người mẹ chồng trước lúc chết chính là lời ghi nhận công ơn của nàng với gia đình nhà chồng: “Sau này... chẳng phụ mẹ”. Đó là cách đánh giá thật xác đáng và khách quan. Xưa nay cũng hiếm có lời xác nhận tốt đẹp của mẹ chồng đối với nàng dâu. Điều đó chứng tỏ Vũ Nương là một nhân vật có phẩm hạnh hoàn hảo, trọng đạo nghĩa làm vợ, làm dâu và làm mẹ. Tác giả khẳng định một lần nữa trong lời kể: “Nàng hết lời ... cha mẹ đẻ mình”.
- Người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến
0,25 đ
Qua hình tượng Vũ Nương, người đọc thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang chung thủy, người mẹ hiền đôn hậu. Ở nàng, mọi cái đều sáng tỏ và hoàn hảo đến mức tuyệt vời. Đó là hình ảnh người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
*) Đánh giá
0,5 đ
- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tình huống truyện đầy bi kịch để bộc lộ số phận oan nghiệt, vẻ đẹp phẩm chất đáng quý ở Vũ Nương. Cách dẫn dắt truyện tự nhiên, bất ngờ. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc. 
- Nhấn mạnh lại đặc điểm nhân vật, ý nghĩa nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm. Vũ Nương là hiện thân cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công.Tác giả rất thành công khi chọn đề tài người phụ nữ dựa trên câu chuyện về tình cảm vợ chồng, hôn nhân, hạnh phúc trong xã hội xưa.
0,25 đ
0,25 đ
 c, Kết bài:
- Những vẻ đẹp của Vũ Nương rất tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay. Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và khẳng định vẻ đẹp truyền thống của nàng, tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
- Liên hệ so sánh với những tác phẩm viết về nỗi bất hạnh của người phụ nữ và ca ngợi vẻ đẹp của họ: Văn học dân gian, “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm khúc” – Nguyễn Gia Thiều... 
0,25 đ
* Lưu ý câu 3
- Hành văn lưu loát, có dẫn chứng cụ thể, biết phân tích đánh giá, không mắc lỗi diễn đạt mới cho điểm tối đa mỗi ý.
- Nếu mắc từ 5 lỗi diễn đạt trở lên trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm
Trường THCS Trực Thuận
---------------
Đề thi khảo sát vào THPT
Môn: Ngữ văn
 Năm học: 2012 – 2013
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm).
Chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau và ghi lại vào tờ giấy thi.
	Câu 1. Dựa vào đâu Nguyễn Dữ viết “Chuyện người con gái Nam xương” ?
Bài thơ “Lại viếng Vũ Thị” của Lê Thành Tông
Những câu ca dao về người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Truyện cổ tích về “Vợ chàng Trương”
Vè Vợ chàng Trương.
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Một trong những yếu tố tạo nên thành công của “Lặng lẽ Sa Pa” là sự có mặt của chất thơ trong tác phẩm. Theo em nhận xét này có đúng không ?
Đúng
Không đúng
Câu 3. Câu văn: “Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê, có mấy kết câu chủ vị ?
A. Một C. Ba
B. Hai D. Bốn
Câu 4. Câu văn: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng” – Trích “Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, có hàm ý gì không ?
Có
Không
Câu 5. Câu văn: “Ở nhà trông em nhá !” (“Làng” – Kim Lân) thuộc kiểu câu nào ? (ứng với mục đích giao tiếp).
A. Câu nghi vấn C. Câu trần thuật
B. Câu cầu khiến D. Câu cảm thán
Câu 6. Trong các văn bản thì văn bản nào chứa hàm ý nhiều nhất
A. Văn bản chính luận C. Văn bản khoa học
B. Văn bản hành chính D. Văn bản nghệ thuật
Câu 7. Vì sao Thanh Hải xưng ta khi bộc lộ ước nguyện của mình trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ?
A. Vì nhà thơ cảm nhận ước nguyện của mình cũng là ước nguyện chung của mọi người.
B. Vì là ước nguyện riêng của nhà thơ.
C. Vì là ước nguyện của đồng bào Miền nam
D. Vì là ước nguyện của thế hệ trẻ.
Câu 8. Trước đề văn: Hình ảnh một vài nhóm học sinh lợp 9 đến trường với đồng phục quần bò mài, áo lụng thụng không sơ vin gợi cho em suy nghĩ gì ? là đề bài thuộc kiểu
Bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
Bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện.
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
	“Đất nước bốn ngàn năm
	Vất vả và gian lao
	Đất nước như và sao
	Cứ đi lên phía trước”
	(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 2. (2,5 điểm)
 Bằng một đoạn văn từ 20 – 25 câu, hãy nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng trong mỗi con người.
Câu 3. (4,5 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật “Tôi” một lần phá bom nổ chậm truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê.
----------------------------------------------HẾT------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT VÀO THPT
NĂM HỌC: 2012-2013
Môn: Ngữ văn lớp 9
Phần I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
B
B
B
D
A
A
Học sinh trả lời mỗi câu đúng cho 0,25 điểm, sai không cho điểm.
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (1 điểm): Học sinh phải đảm được những yêu cầu sau
- Biện pháp tu từ nhân hoá: Đất nước bốn ngàn năm
	 Vất vả và gian lao
 -> Nhà thơ lấy những từ vốn để chỉ những thuộc tính của con người “Vất vả, gian lao” để chỉ đất nước tạo ra sự gần gũi cụ thể về hình tượng đất nước như người mẹ, người chị vốn cần cù tần tảo. (0,25 điểm)
- Biện pháp tu từ so sánh: “Đất nước như và sao” lối so sánh ngang bằng giữa một khái niệm trìu tượng với một hình ảnh cụ thể. Trong đó vế được so sánh là “Đất nước”, vế dùng so sánh “Vì sao”, giữa hai vế gắn với nhau bằng từ “như”. So sánh đất nước như vì sao là so sánh vẻ đẹp tinh tú, vĩnh hằng, có sức toả sáng nhằm khẳng định ngợi ca sự trường tồn của đất nước và niềm kiêu hãnh tự hào, niềm tin bất diệt vào tương lai đất nước. (0,5 điểm)
- Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: “Đất nước”. Tạo ra sự khẳng định bền vững và tự hào về truyền thống và hiện tại của dân tộc (0,25 điểm)
Câu 2. (2,5 điểm)
Học sinh viết đoạn văn cần đảm bảo
* Về hình thức: Đúng hình thức đoạn văn và số dòng (tối thiểu 20 dòng, tối đa 25 dòng): (0,25 điểm). (Học sinh trình bày không đảm bảo yêu cầu trên – không cho điểm)
* Về nội dung: (2,25 điểm): Cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
- Khái quát: Tự trọng là một trong những phẩm chất làm nên giá trị của con người, nếu không biết tự trọng thì không thể nhận ra được giá trị của mình, của người khác. (0,25 điểm)
- Giải thích: Tự trọng là tự quý, tự coi mình có giá trị. Con người nhận ra được giá trị của mình sinh ra lòng tự tôn. Vì vậy lòng tự trọng có thể đi đôi với đức nhân hậu, tính khiêm nhường. (0,25 điểm)
- Khẳng định tự trọng là một đức tính tốt mà mỗi con người cần rèn luyện (0,25 điểm).
- Chứng minh vấn đề (Bàn luận)
+ Bởi người có lòng tự trọng không hề có ý làm việc hay nói những câu nói làm hạ giá trị của mình đi nhưng cũng không quá đề cao cá nhân mình mà xem thường người khác. Đối với cá nhân người biết tự trọng có thể kìm hãm những mong muốn cá nhân hay những thú tính tầm thường, có đủ nghị lực làm chủ bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. (ví dụ thực tế) (0,5 điểm)
+ Người có lòng tự trọng là người không chịu hãm mình trong vòng ngu dốt, cũng không để cho lương tâm hay đời sống tình cảm khô khan, nghèo nàn, tối tăm (Ví dụ thực tế) (0,25 điểm)
+ Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng là cẩn thận trong lời nói, cử chỉ không a dua, xu nịnh, không cậy quyền hống hách, biết giữ lòng trung thực, hoà nhã, coi trọng người hiền (ví dụ) (0,25 điểm)
+ Trong xã hội vẫn còn có những con người không có lòng tự trọng, ỷ vào sự thông minh của mình mà sinh ra ảo tưởng, tự đề cao cá nhân, coi thường người khác. Đó là lòng tự kiêu tự đắc (ví dụ) (0,25 điểm). Ngược lại có những người tốt, quá tự ty -> kìm hãm sự phát triển của mình.
->Bài học chung: Mối người cần phải biết tự trọng – đó là một đức tính rất cần thiết trong đạo lý sống của bản thân và đối với người khác.
- Liên hệ với bản thân về việc rèn luyện đức tính tự trọng (0,25 điểm)
 Lưu ý: Học sinh viết sai từ 3-5 lõi chính tả, lỗi câu hoặc diễn đạt không tốt
	Câu 3. (4,5 điểm)
	a/Phần mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật ‘Tôi” trong chuyện
- Tâm trạng nhân vật “Tôi” trong một lần đi phá bom được miêu tả cụ thể, tinh tế.
* Cách cho điểm:
- Bài đạt được yêu cầu trên cho 0,25 điểm
- Thiếu hoặc sai không cho điểm
	b/Thân bài (4 điểm).
	+ Khái quát: Hoàn cảnh chiến trường ác liệt cam go đầy thử thách (0,5 điểm)
	- Tác phẩm lấy bối cảnh là cuộc sống và chiến đấu của những nữ chiến sỹ thanh niên xung phiong trên cao điểm thuộc vùng trọng điểm tuyến đường Trường sơn. Họ gồm ba cô gái còn rất trẻ vào chiến trường ở tuổi 18-20 (0,25 điểm)
	- Nhiệm vụ của họ: Khi có bom nổ chạy nên đo khối lượng đất nấp vào miệng hố, đếm bom nổ, phá bom chưa nổ. Mặc dù đã quen với công việc, một ngày có thể phá tới năm quả bom, ngày nào ít ba quả bom, nhưng mỗi lần phá bom lại là một lần thử thách với thần kinh: “Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ, có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Có thể nói đây là công việc nguy hiểm, thần chết luôn rình rập bất kỳ lúc nào. (0,25 điểm)
	+ Tâm trạng nhân vật “Tôi” được bộc lộ một cách chi tiết, rõ nét trong lần phá bom (3,5 điểm)
	- Nhân vật “Tôi” cảm nhận được ánh mắt của các anh bộ đội cao xạ đang dõi theo mình “Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không ? Chắc có”. Với từng động tác cử chỉ để rồi lòng dũng cảm của “Tôi” được kích thích bởi lòng tự trọng. “Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” (0,25đ). 
-> đã thể hiện thái độ đàng hoàng, ung dung điềm tĩnh đối mặt với hiểm nguy.
	- Bình tình, tỉ mỉ, cẩn trọng trong từng động tác: Dùng xẻng nhỏ đào dưới quả bom, lưỡi xẻng chạm vào quả bom, ở bên quả bom chưa nổ kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao, mình làm quá chậm. Nhanh nên một tí ! vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành” (1 điểm)
	- Cảm giác căng thẳng hồi hộp chờ đợi tiếng nổ của quả bom: “Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung quanh là chiếc kim đồng hồ.”. (0,5 điểm)
	- Những suy nghĩ về cái chết thoáng qua: “Tôi có nghĩ đến cái chết, nhưng một cái chết mờ nhạt không cụ thể” đề rồi tất cả tập trung “liệu bom có nổ không” và suy nghĩ tìm cách để châm mìn lần thứ hai nếu nó không nổ và nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền”.
Mục đích cao cả của nhân vật “Tôi” là hoàn thành nhiệm vụ được đặt lên trên hết (1 điểm)
- Đánh giá: (0,5 đểm)
Ngòi bút Lê Minh Khuê miêu tả khá sinh động, chân thực tập trung vào tâm lý, những biến thái tâm trạng, để làm hiện lên thế giới nội tâm nhân vật phong phú, đồng thời tái hiện cảnh phá bom nổ chậm vô cùng nguy hiểm, để rồi dựng lên bức tượng đài khí phách anh hùng lẫm liệt sừng sững trên tuyến đường Trường sơn trong những trang văn học.
- Có được những thành công đó nhờ những năm tháng sống lăn lộn ở chiến trường gắn bó với lực lượng Thanh niên xung phong.
- Thành công sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt, sử dụng ngôi kể thức nhất đặc biệt là nội tâm xây dựng tâm lý nhân vật.
- Nhân vật “Tôi” tiêu biểu cho Thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đầy hy sinh, gian khổ. Họ đã chiến đấu anh dũng, kiên cường và hy sinh thầm lặng cho đất nước, nối liền mạch máu giao thông, chi viện cho Miền nam đánh Mỹ. Họ chính là những người làm nên huyền thoại của Trường sơn năm xưa. Vì vậy họ đã có mặt trong thơ ca ngày một nhiều và sống mãi trong tâm hồn dân tộc.
* Cách cho điểm:
- Điểm 3,5 -> 4 điểm: Bài phân tích, đánh giá được yêu cầu trên, diễn đạt trong sáng, cảm nhận sâu sắc.
- Điểm 2,5 -> 3 điểm: Bài phân tích được một số nọi dung tương đối sâu sắc, diễn đạt khá.
- Điểm 1,5 -> 2 điểm: Bài phân tích được vài nội dung hoặc sa vào diễn giải, kể lể, diễn đạt dài dòng, rườm rà.
- Điểm 0,5 -> 1,0 điểm: Bài chạm vào một số nội dung, diễn đạt yếu.
- Điểm 0,25: Kể lan man, diễn đạt quá kém.
C/Kết bài: (0,25 điểm)
Khẳng định sức sống của nhân vật “Tôi”
Liên hệ
* Cách cho điểm:
	- Đạt 0,25: Đạt các yêu cầu trên
	- Điểm 0: Thiếu hoặc sai
Chú ý: Sau khi cộng điểm chung toàn bài, căn cứ vào toàn bộ bài làm: 
Sai 5 lỗi câu, từ, chính tả, diễn đạt từ 0,5 điểm.
Làm tròn điểm theo quy định.
----------------------------------------------HẾT------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT THUAN.doc