Đề thi khảo sát môn: Sinh học 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn

doc 5 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1425Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát môn: Sinh học 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát môn: Sinh học 9 - Trường THCS Lê Quý Đôn
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
Trường THCS Lê Quý Đôn
ĐỀ THI KHẢO SÁT
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150phút
( Đề này gồm 7 câu, 01 trang)
Câu 1(2.0điểm)
a. Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên cơ sở định luật nào của Menđen? Nêu ví dụ một phép lai cụ thể. Vận dụng định luật đó để giải thích kết quả phép lai.
b, Trong phép lai AaBbDdEe X AaBbDdEe . Hãy xác định ở đời con
- Loại cá thể có ít nhất hai gen trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- Loại cá thể chỉ có một tính trạng trội chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu2(1điểm): 
a. Kết quả lai phân tích ở F1 trong trường hợp di truyền độc lập khác trường hợp di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng như thế nào? 
b. Di truyền liên kết có ý nghĩa như thế nào trong chọn giống?
Câu 3(1điểm)
 a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá?
b. Thế hệ xuất phát có kiểu gen là AaBb tự thụ phân liên tiếp thì tỉ lệ thể dị hợp về 2 cặp gen ở thế hệ F4 là bao nhiêu? Biết 2 cặp gen phân li độc lập với nhau.
Câu 4 (1,5điểm)
a, Mô tả quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật bằng sơ đồ.
b, Một tế bào sinh trứng có kiểu gen AaBb khi giảm phân tạo trứng, do đột biến trong giảm phân 1, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li, giảm phân 2 bình thường. Hãy giải thích và xác định tổ hợp gen trong trứng có thể được tạo thành.
Câu 5(1,5điểm: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Cho cây đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng được F1 có 1000 cây, trong đó có 999 cây hoa đỏ, 1cây hoa trắng. Hãy giải thích kết quả trên.
Câu 6(1,5điểm): Ở một loài động vật, cho con đực (XY) lông trắng, chân cao thuần chủng lai với cái lông đen, chân thấp thuần chủng. F1 được đồng loạt lông trắng, chân thấp. Cho con đực F1 lai phân tích, đời con có tỉ lệ: 
	Ở giới đực: 50% lông trắng, chân cao : 50% lông đen , chân cao
	Ở giới cái: 50% lông trắng, chân thấp : 50% lông đen, chân thấp
Cho biết mỗi căp gen quy định một cặp tính trạng. Hãy xác định quy luật di truyền chi phối phép lai.
Câu 7(1,5điểm)
a, Tốc độ tăng trưởng của quần thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b, Khi nhân tố sinh thái của môi trường thay đổi thì sẽ gây ra sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể. Sự biến động thường bắt đầu từ nhóm sinh vật nào trong quần xã? 
. Hết.
Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: ..
Chữ ký giám thị 1:  .. Chữ ký giám thị 2: 
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm
1
2,0điểm
a. ( 1.5điểm)
- Việc ứng dụng phép lai phân tích dựa trên định luật phân li của Menđen
0.25
- Ví dụ: P Cây hoa đỏ x Cây hoa trắng
+ Nếu kết quả phép lai là 100% hoa đỏ thì kiểu gen của cây hoa đỏ đem lai là AA
+ Nếu kết quả phép lai là 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng thì kiểu gen của cây hoa đỏ đem lai là Aa
0,25
- Giải thích: Kết quả này được Menđen giải thích bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh
+ Ở kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền AA ở (P) hoa đỏ cho một loại giao tử A. Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) hoa trắng cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra một tổ hợp Aa . Do đó kết quả phép lai cho 100% hoa đỏ
+ Ở kết quả phép lai cho 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng: Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở (P) hoa đỏ cho hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. 
Cặp nhân tố di truyền aa ở (P) hoa trắng cho một loại giao tử a. Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra hai loại tổ hợp với tỉ lệ 50%Aa: 50% aa. Do đó kết quả phép lai cho 50% hoa đỏ: 50% hoa trắng
0,5
0,25
0,25
b, (0,5điểm)
- Loại cá thể có ít nhất hai gen trội = 1- 1/256 – 1/32 = 247 / 256
- Loại cá thể chỉ có một tính trạng trội = 4x ¾ x ¼ x ¼ x ¼ = 3/64 
2
1,0điểm
a(0,8điểm)
Sự khác nhau về kết quả lai phân tích ở F1.
- Di truyền độc lập: Hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Vì vậy khi giảm phân, F1 cho 4 loại giao tử tỷ lệ 1:1:1:1 nên kết quả Fa tỉ lệ kiểu gen 1:1:1:1, tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1.
- Di truyền liên kết: Hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 1 cặp NST. Vì vậy khi giảm phân, F1 cho 2 loại giao tử tỷ lệ 1:1 nên kết quả Fa tỉ lệ kiểu gen 1:1, tỉ lệ kiểu hình 1:1.
 0,4
0,4 
b. (0,2điểm)
Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống: Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Vì vậy trong chọn giống có thể chọn các nhóm tính trạng tốt đi kèm nhau.
0,2
3
1,0điểm
a.(0,5điểm)
- Sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và sự giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hoá bởi vì: Qua nhiều thế hệ tự thụ phấn và giao phối gần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, tỉ lệ dị hợp tử giảm dần
=> Các gen lặn, các gen đột biến có dịp tổ hợp với nhau tạo thành các kiểu gen ở trạng thái đồng hợp tử lặn từ đó làm xuất hiện những kiểu hình xấu.
0,25
0,25
b.(0,5điểm)
P dị hợp về 1 cặp gen, tự thụ phấn liên tiếp qua n thế hệ, tỉ lệ thể dị hợp là: Fn = (1/2)n 
=> Tỉ lệ cây dị hợp 1 cặp gen ở đời F4 = (1/2)4 = 1/16
 Tỉ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở đời F4 = 1/16 x 1/16 = 1/256
0,25
0,25
4
1,5điểm
a.(0,75điểm)
 Sự tạo noãn
 2n	
 Nguyên phân
Noãn 
nguyên 2n 2n
bào
 2n noãn bào bậc 1
Thể Giảm phân 1 
cực1 noãn bào
 n n bậc 2
 Giảm phân 2 
n n n Thể n trứng
 cực 2 
0,25
0,25
0,25
b.(0,75điểm)
- Ký hiệu kiểu gen của tế bào sinh trứng ở kỳ đầu, kỳ giữa của giảm phân 1 là AAaaBBbb.
- Do kỳ sau 1 cặp NST mang cặp gen Aa không phân li nên có thể tạo ra các tế bào con khi kết thúc ở giảm phân 1 là AAaaBB và bb hoặc AAaabb và BB.
- Loại trứng có thể được tạo ra là: AaB hoặc b hoặc Aab hoặc B.
0,25
0,25
0,25
5
1,5điểm
* Đột biến mất đoạn NST mang gen A: 
- P: AA x aa 
- Cơ thể AA do đột biến mất đoạn nên hình thành giao tử có n NST nhưng không mang A. Cơ thể aa giảm phân bình thường cho giao tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a bình thường với giao tử mất đoạn không mang A tạo ra hợp tử đột biến có kiểu gen a => hoa trắng, còn các giao tủ bình thường khác kết hợp với nhau cho hợp tử có kiểu gen Aa => hoa đỏ
* Đột biến lệch bội mất một NST mang gen A
- P: AA x aa 
- Cơ thể AA do rối loạn trong giảm phân nên cặp gen AA không phân ly tạo nên giao tử ( n + 1) có kiểu gen AA và giao tử ( n - 1) không có gen A. Cơ thể aa giảm phân bình thường cho giao tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a bình thường với giao tử đột biến lệch bội ( n - 1) không mang A tạo ra hợp tử đột biến lệch bội ( 2n – 1 ) có kiểu gen a => hoa trắng, còn các giao tử bình thường khác kết hợp với nhau cho hợp tử có kiểu gen Aa => hoa đỏ
* Đột biến gen làm cho A thành a
- P: AA x aa 
- Cơ thể AA , do các tác nhân đột biến làm cho gen A thành gen a nên cơ thể AA tạo giao tử A và giao tử đột biến a. Cơ thể aa giảm phân bình thường cho giao tử a. Sự thụ tinh giữa giao tử a bình thường với giao tử đột biến a tạo hợp tử đột biến có kiểu gen aa => hoa trắng, còn các giao tử bình thường khác kết hợp với nhau cho hợp tử có kiểu gen Aa => hoa đỏ
0,5
0,5
0,5
6
1,5điểm
- Theo bài ra: Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, P t.c và F1 đồng tính lông trắng, chân thấp => Lông trắng, chân thấp là trội hoàn toàn so với lông đen, chân cao.
- Ở đời con của phép lai phân tích, tính trạng chân thấp chỉ có ở con cái và tính trạng chân cao chỉ có ở con đực => Tính trạng chiều cao chân di truyền liên kết với giới tính X không có alen tương ứng trên Y.
- Tính trang màu lông phân ly đồng đều ở cả hai giới => Gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST thường.
- Ở phép lai phân tích: cặp tính trạng màu lông có tỉ lệ (1: 1) , cặp tính trạng màu lông có tỉ lệ (1: 1) . 
=> Tích tỉ lệ hai cặp tính trạng là (1: 1) x (1: 1) = 1: 1:1:1 = Tỉ lệ kiểu hình bài cho => Hai cặp tính trạng di truyền độc lập
0,5 
0,5
0,5
7
1,5điểm
a(0.5điểm)
Tốc độ tăng trưởng của quần thể phụ thuộc vào:
- Khẳ năng cung cấp nguồn sống của môi trường
- Tiềm năng sinh học của quần thể
0,25
0,25
b(1,0)
Sự biến động thường bắt đầu từ sinh vật sản xuất ( SVSX)vì:
- SVSX là mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn chịu tác động trực tiếp nhất của các nhân tố sinh thái vô sinh.
- SVSX là nguồn thức ăn , là nơi trú ngụ của các loài động vật nên khi môi trường thay đổi thì SVSX bị biến động từ đó kéo theo sự biến động của các nhóm loài khác.
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docthi_thu_THPT.doc