Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Giáo dục công dân 12 - Mã đề: 411

doc 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Giáo dục công dân 12 - Mã đề: 411", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2022 môn Giáo dục công dân 12 - Mã đề: 411
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI
TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 – LẦN 1
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề 
 (Đề thi có 4 trang)
Mã đề: 411
Câu 81: Đối với sự tồn tại của xã hội, sản xuất của cải vật chất giữ vai trò là
	A. cơ sở.	B. chủ thể.	C. mục tiêu.	D. nguyên tắc.
Câu 82: Công dân bị coi là tội phạm khi vi phạm pháp luật nào sau đây?
	A. Kỉ luật.	B. Hành chính.	C. Dân sự.	D. Hình sự.
Câu 83: Pháp luật của nhà nước Việt Nam mang đặc trưng nào sau đây?
	A. Tính an toàn tuyệt đối về thông tin.	B. Tính đa dạng về mặt ngữ nghĩa.
	C. Tính tuơng đối về mặt nội dung.	D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 84: Pháp luật thể hiện tính quyền lực, bắt buộc chung thông qua hành vi của chủ thể nào sau đây?
	A. Doanh nghiệp kê khai nộp thuế.	B. Nông dân ứng dụng khoa học.
	C. Thương lái thu mua nông sản.	D. Công an xử phạt người vi phạm.
Câu 85: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
	A. Công dân có quyền sáng tạo.	B. Người làng tuân theo hương ước.
	C. Học sinh đóng góp đoàn phí.	D. Giám đốc sa thải nhân viên.
Câu 86: Người kinh doanh không tuân thủ pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
	A. Tiêu thụ hàng giả.	B. Thu hẹp quy mô.
	C. Hạn chế quảng cáo.	D. Tìm kiếm thị trường.
Câu 87: Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu điện không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín khi thực hiện hành vi nào sau đây?
	A. Lập biên bản bưu phẩm bị hư hại.	B. Mạo danh chữ kí khách hàng.
	C. Tiêu hủy thư gửi nhầm địa chỉ.	D. Tẩy xóa nội dung thư tín.
Câu 88: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất vận dụng trường hợp nào sau đây của quan hệ cung cầu để có lợi nhất?
	A. Cung gần bằng cầu.	B. Cung lớn hơn cầu.
	C. Cung cầu ổn định.	D. Cung nhỏ hơn cầu.
Câu 89: Công dân được tự do tìm kiếm việc làm là thực hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
	A. Truyền thông.	B. Lao động.	C. Kinh doanh.	D. Tín ngưỡng.
Câu 90: Công dân đủ năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?
	A. Tụ tập dùng thử ma túy.	B. Bán hàng không rõ nguồn gốc.
	C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.	D. Xâm phạm bản quyền tác giả.
Câu 91: Một trong những hình thức thực hiện quyền tự do ngôn luận là
	A. chia sẻ mọi quan điểm trái chiều.	B. đăng tin không cần qua kiểm chứng.
	C. lan truyền các thông tin tiêu cực.	D. phát biểu ý kiến trong cuộc họp.
Câu 92: Theo quy định của pháp luật, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền khi thực hiện hành vi nào sau đây?
	A. Kê khai thuế đúng thời hạn.	B. Lựa chọn hình thức kinh doanh.
	C. Hạn chế cạnh tranh lành mạnh.	D. Bảo vệ quyền lợi khách hàng.
Câu 93: Công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về kinh tế khi tham gia hoạt động nào sau đây?
	A. Tập huấn sức khỏe sinh sản.	B. Chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
	C. Phục dựng lễ hội truyền thống.	D. Góp sức làm đường liên thôn.
Câu 94: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc
	A. gia trưởng.	B. dân chủ.	C. quyền uy.	D. mệnh lệnh.
Câu 95: Cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật trong trường hợp nào sau đây?
	A. Tổ chức tiệc liên hoan.	B. Nộp đơn xin thôi việc.
	C. Kí quyết định nâng lương.	D. Tham gia giải thể thao.
Câu 96: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về
	A. kinh tế.	B. văn hóa.	C. chính trị.	D. xã hội.
Câu 97: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều bị
	A. xử lí theo quy định của pháp luật.	B. thay đổi toàn bộ quyền nhân thân.
	C. phạt tù có thời hạn.	D. đình chỉ mọi hoạt động.
Câu 98: Trong nền kinh tế thị trường, tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi được dùng vào việc nào sau đây?
	A. Kích thích nhu cầu tiêu dùng.	B. Đo lường giá trị hàng hóa.
	C. Thanh toán các khoản nợ trước.	D. Thừa nhận giá trị sử dụng.
Câu 99: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
	A. Tự do tìm kiếm việc làm.	B. Lựa chọn ngành nghề lao động.
	C. An toàn tại nơi làm việc.	D. Tự ý thay đổi hợp đồng.
Câu 100: Khi cầu tăng lên, sản xuất và kinh doanh mở rộng, lượng cung hàng hóa có xu hướng
	A. cân bằng.	B. tăng lên.	C. ổn định.	D. giảm xuống.
Câu 101: Theo quy định của pháp luật, việc tự ý bắt, giam, giữ người là vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
	A. Bất khả xâm phạm về thân thể.	B. Được bảo hộ về nhân phẩm.
	C. Được bảo hộ về sức khỏe.	D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 102: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng
	A. nhu cầu của tổ chức.	B. quyền lực của công dân.
	C. sức ép của cá nhân.	D. quyền lực nhà nước.
Câu 103: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm khi thực hiện hành vi nào sau đây?
	A. đánh người gây thương tích.	B. tự ý bắt, giam, giữ người.
	C. bịa đặt, nói xấu người khác.	D. giúp đỡ người đang gặp nạn.
Câu 104: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
	A. đề cao pháp luật.	B. bài trừ pháp luật.
	C. cải biến pháp luật.	D. thực hiện pháp luật.
Câu 105: Cho rằng ông V trong quá trình xây tường rào đã lấn một phần đất nhà mình nên bà G xông vào chửi mắng và dùng búa đập vỡ một mảng tường nhà ông V. Bức xúc ông V cùng con trai là anh N khống chế, nhốt bà G trong nhà kho hai ngày. Ông V và anh N cùng vi phạm quyền nào sau đây?
	A. Bất khả xâm phạm về thân thể.	B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
	C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.	D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 106: Các anh Y, M, G cùng là công nhân đang thực hiện cách ly xã hội do dịch Covid – 19. Nhân dịp sinh nhật anh Y, anh M rủ anh G và anh P đến phòng trọ của anh Y ăn uống. Do anh Q cùng phòng với anh Y phản đối việc tụ tập tại nhà nên anh M bực tức vung tay đẩy vỡ chiếc quạt điện của anh Q. Sau đó cả nhóm mang đồ ra công viên uống rượu. Bị anh X cán bộ dân phòng nhắc nhở, anh P đã đứng lên to tiếng với anh X. Anh Y không can ngăn anh P mà còn giật mũ bảo hiểm của anh X ném xuống hồ. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm hành chính và dân sự?
	A. Anh M và anh Y.	B. Anh Y, anh P và anh G.
	C. Anh Y và anh G.	D. Anh P, anh Y và anh M.
Câu 107: Phát hiện ông X có hành vi đánh đập con riêng của vợ nên chị M là hàng xóm có ý định làm đơn tố cáo. Biết chuyện, ông X đã thuê anh K tìm cách uy hiếp chị M. Bị người lạ liên tục nhắn tin, chặn đường đe dọa, chị M hoảng loạn không dám đến công ty làm việc. Sau khi điều tra, biết anh K là người đe dọa vợ mình, anh T chồng chị M đã rủ anh N, anh L tìm đến nơi ở của anh K để làm rõ sự việc. Vì không gặp được anh K, anh T xông vào nhà bắt cháu P con anh K đưa về nhà mình rồi bỏ đói suốt một ngày dù anh N, anh L đã lên tiếng can ngăn. Những ai sau đây đã xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân?
	A. Anh T, anh K và anh N.	B. Ông X, anh K và anh T.
	C. Ông X, anh K và anh L.	D. Anh T, anh N và anh L.
Câu 108: Sau khi thấy bà H, trong buổi livestream trực tiếp chửi bới ông K là cán bộ huyện X về việc bớt xén tiền từ thiện của người dân, chị T đã thuê anh N chở đến trước cổng nhà ông K quay video với nội dung sai sự thật về ông K rồi phát trên mạng xã hội khiến uy tín của ông K bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Con trai ông K là anh L kể chuyện này với anh Y là đồng nghiệp. Anh Y viết bài phản ánh thực trạng tự do livestream trong thời gian gần đây rồi đăng lên báo, đồng thời khuyên anh L nên viết đơn tố cáo chị T. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật?
	A. Chị T và anh N.	B. Bà H và chị T.
	C. Chị T, anh Y, anh N.	D. Bà H, chị T, anh Y.
Câu 109: Vì cần tiền chữa bệnh cho chồng, chị U đã vay 30 triệu đồng của ông N, chủ cơ sở sản xuất gạch nơi chị đang làm việc. Quá hạn mà không có tiền trả, ông N đến nhà gây sức ép với anh P là chồng chị U. Theo yêu cầu của ông N, anh P đã buộc cháu L con riêng của chị U đang học lớp 8 phải bỏ học đến làm thuê tại cơ sở của ông N để trừ nợ dù chị U không đồng ý. Anh P và ông N cùng vi phạm quyền bình đẳng của công dân ở lĩnh vực nào sau đây?
	A. Lao động.	B. Kỉ luật.	C. Hôn nhân.	D. Kinh doanh.
Câu 110: Trong giờ hành chính, anh Đ là cán bộ sở X điều khiển xe ô tô ra ngoài giải quyết việc riêng. Do thiếu quan sát và không làm chủ tốc độ nên anh Đ đã va chạm với chị V đang sang đường không bật đèn tín hiệu khiến chị V bị ngã gãy chân. Nhận được tin báo, chồng chị V là anh Q, cùng em họ là anh N tự ý bỏ cuộc họp tại ủy ban nhân dân xã đến hiện trường vụ tai nạn. Lời qua tiếng lại, anh Q bực tức dùng tuýp sắt đập liên tiếp vào xe ô tô của anh Đ. Những ai sau đây đồng thời phải chịu trách nhiệm kỉ luật và dân sự?
	A. Anh Đ, anh Q và anh N.	B. Anh Đ và anh N.
	C. Anh Q, anh Đ và chị V.	D. Anh Q và anh Đ.
Câu 111: Cho rằng con dâu là chị G viện cớ đi làm để trốn tránh việc nhà, bà V nhiều lần nói xấu, xúi giục khiến anh M ép vợ mình phải nghỉ việc cơ quan để ở nhà chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Anh M và bà V đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây?
	A. Lao động và việc làm.	B. Hôn nhân và gia đình.
	C. Tài sản và nhân thân.	D. Hành chính và công vụ.
Câu 112: Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỷ luật và cho thôi việc, anh K đã bịa đặt ông T có quan hệ bất chính với chị Y và tố cáo với người có thẩm quyền. Sợ ảnh hưởng đến uy tín của gia đình, con ông T là anh G đã nhờ anh P và anh N đến nhà gặp để yêu cầu anh K rút đơn tố cáo. Do anh K kiên quyết không đồng ý nên hai bên xảy ra mâu thuẫn, chị Q là vợ anh K đã ra can ngăn. Bức xúc, anh N nặng lời chửi bới chị Q, còn anh P đánh anh K bị thương phải nhập viện. Sau đó, chị Q trích xuất sự việc anh K bị đánh từ camera của gia đình rồi đăng lên mạng xã hội với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để xiết nợ. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
	A. Anh N, chị Q, vợ anh K.	B. Anh K, anh N và chị Q.
	C. Ông T, anh P và anh K.	D. Chị Q, ông T, anh K và N.
Câu 113: Anh G là phóng viên đã nhận tiền của ông K để viết bài phản ánh sản phẩm giò chả của cơ sở sản xuất nhà ông H chứa nhiều hóa chất độc hại dù chưa có bằng chứng. Sau khi bài viết được đăng, cơ sở sản xuất nhà ông H đã bị cơ quan chức năng kiểm tra và lập biên bản xử phạt hành chính. Tức giận, ông H đã thuê anh N đe dọa anh G, đồng thời sử dụng tài khoản facebook của một người quen là chị L để tung tin đồn thất thiệt về cơ sở kinh doanh của ông K làm cho doanh thu của ông K giảm mạnh. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
	A. Ông K và ông H.	B. Anh G và anh N.
	C. Ông K, anh N, chị L.	D. Ông H, ông K, anh G.
Câu 114: Do đã quá hạn mà chị S chưa trả nợ, anh Đ cùng hai người nữa đến nhà chị S đập phá tài sản, tịch thu xe máy đồng thời đe dọa chị S cùng các con của chị, khiến chị S hoảng loạn phải nằm viện điều trị dài ngày. Anh Đ phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
	A. Kỉ luật và hình sự.	B. Hành chính và hình sự.
	C. Hình sự và dân sự.	D. Dân sự và kỉ luật.
Câu 115: Ủy ban nhân dân xã T đã căn cứ vào pháp luật, ban hành quyết định cưỡng chế, buộc hộ gia đình ông K phải bàn giao diện tích đất nông nghiệp thuộc diện phải thu hồi để xây dựng công trình công cộng của nhà nước. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để
	A. nhà nước hạn chế quyền lực.	B. công dân phát huy sở thích.
	C. công dân bảo vệ mọi quyền.	D. nhà nước quản lí xã hội.
Câu 116: Bà S và ông N có hai con dâu là chị M, chị K. Vốn không có thiện cảm với chị K nên bà S thường hay nói xấu chị K với mọi người trong gia đình. Vì đặc thù công việc, chị K hay đi làm về muộn. Chị M nghi ngờ chị K có quan hệ bất chính nên đã nói với bà S. Do bà S xúi giục, anh H là chồng chị K đã dùng lời lẽ xúc phạm và bắt chị phải nghỉ việc nhưng chị K không đồng ý. Thấy vậy, bà S sang nhà ông Q là thông gia để trình bày sự việc. Do không đồng quan điểm nên hai bên đã to tiếng cãi nhau. Chứng kiến điều đó, anh T là con trai ông Q đã mời bà S ra khỏi nhà. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
	A. Ông Q, anh H, anh T.	B. Bà S, chị M, ông N.
	C. Bà S, chị M, anh H.	D. Ông N, bà S, anh H
Câu 117: Ông S làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng về việc anh H là chủ cửa hàng kinh doanh đồ điện tử đã không thực hiện việc bảo hành sản phẩm cho ông S như cam kết. Anh P đại diện cơ quan chức năng tiến hành xác minh thì phát hiện cửa hàng của anh H bán nhiều loại hàng hóa giả nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng nên đã lập biên bản xử phạt, đồng thời buộc anh H phải bảo đảm quyền lợi của ông S. Anh H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
	A. Dân sự và kỉ luật.	B. Kỉ luật và hành chính.
	C. Hành chính và dân sự.	D. Hình sự và kỉ luật.
Câu 118: Nghi ngờ cháu M là học sinh lớp 6 lấy điện thoại của mình, ông P đã tự ý vào nhà trong lúc chỉ có mình cháu M ở nhà lục tung đồ đạc để khám xét. Ông P đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
	A. Bất khả xâm phạm về thân thể.	B. Được pháp luật bảo hộ nhân phẩm.
	C. Bất khả xâm phạm chỗ ở.	D. Được đảm bảo bí mật đời tư.
Câu 119: Cùng làm việc tại một phòng của công ty X nhưng chị P thường xuyên đi muộn, về sớm khiến công việc chung bị ảnh hưởng. Chị C là đồng nghiệp bức xúc báo với giám đốc K. Ông K yêu cầu trưởng phòng là anh T xem xét xử lý. Vì sợ chị P tiết lộ việc mình đã nhận tiền của doanh nghiệp để kí thẩm định công trình không đúng với thiết kế nên anh T không xử lí chị P. Trái lại, anh T cho rằng chị C nhiều chuyện nên đã cùng chị P tạo tình huống để chị mắc lỗi rồi báo ông K. Ông K lập tức điều chuyển chị C sang bộ phận khác. Thấy vợ bị chèn ép, anh H là chồng chị C đã bắt chị nghỉ việc, sau đó đến công ty X gây sự với anh T đồng thời dọa sẽ khởi kiện ban giám đốc. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
	A. Chị P, anh T, anh H.	B. Chị P, ông K, anh H.
	C. Anh T, chị P, ông K.	D. Ông K, chị C, anh T.
Câu 120: Chị M vẫn mở cửa cho khách vào quán karaoke dù khu phố nhà chị đang trong diện phong tỏa do dịch bệnh Covid- 19. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
	A. Áp dụng pháp luật.	B. Tuyên truyền pháp luật.
	C. Tuân thủ pháp luật.	D. Phổ biến pháp luật.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_kien_thuc_chuan_bi_cho_ky_thi_tot_nghiep_thp.doc