----------------------------------------------- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 – LẦN 1 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi có 4 trang) Mã đề: 402 Câu 81: Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội khi các công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hành vi nào sau đây? A. Công khai danh tính người tố cáo. B. Từ chối nộp thuế thu nhập cá nhân. C. Hỗ trợ phạm nhân vượt ngục. D. Kiểm tra nồng độ cồn với lái xe. Câu 82: Quá trình sản xuất của cải vật chất là sự kết hợp giữa các yếu tố cơ bản gồm sức lao động, đối tượng lao động và A. năng lực thể chất. B. yếu tố tinh thần. C. tư liệu lao động. D. điều kiện khách quan. Câu 83: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Phổ biến pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Sửa đổi pháp luật. Câu 84: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là A. hương ước. B. nội quy. C. pháp luật. D. phong tục. Câu 85: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng của công dân trong lao động không thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Tự ý cắt giảm tiền lương nhân viên. B. Trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. C. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể. D. Tìm kiếm việc làm theo quy định. Câu 86: Việc các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước tạo điều kiện để phát triển các ngành, nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây? A. Kinh tế. B. Ngoại giao. C. Chính trị. D. Văn hóa. Câu 87: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe khi A. bắt giữ tội phạm truy nã. B. cố ý đánh người gây thương tích. C. nhắn tin đe dọa giết người. D. vô ý gây tai nạn nghiêm trọng. Câu 88: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không thực hiện chức năng nào sau đây? A. Điều tiết sản xuất. B. Cung cấp thông tin. C. Kích thích tiêu dùng. D. Quản lí sản xuất. Câu 89: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc A. triệt tiêu các loại hình cạnh tranh. B. tự ý thay đổi mặt hàng kinh doanh. C. khai thác mọi tài nguyên thiên nhiên. D. khuyến khích phát triển lâu dài. Câu 90: Công dân có hành vi bịa đặt điều xấu để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về A. thu nhập, địa vị. B. danh dự, nhân phẩm. C. tự do tín ngưỡng. D. sở hữu tài sản. Câu 91: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và A. trao đổi hàng hóa. B. giao dịch dân sự. C. công vụ nhà nước. D. chuyển nhượng tài sản. Câu 92: Một trong những nguyên tắc của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là A. áp đặt, cưỡng chế. B. gia trưởng, độc đoán. C. chỉ định, bảo mật. D. dân chủ, công bằng. Câu 93: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, mặt tích cực của cạnh tranh không thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. Nâng cao tay nghề của người lao động. C. Thu hút nguồn vốn đầu tư kinh doanh. D. Thúc đẩy hoạt động đầu cơ tích trữ. Câu 94: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của công dân được tiến hành khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có A. hóa đơn giá trị gia tăng. B. hồ sơ tham gia đấu thầu dự án. C. di chúc thừa kế tài sản. D. tài liệu liên quan đến vụ án. Câu 95: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là A. đồng thuận. B. cạnh tranh. C. hợp nhất. D. hội nhập. Câu 96: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật Việt Nam là A. tính bất biến, bảo thủ. B. tính quyền lực tối cao. C. tính chuyên chế, độc tài. D. tính quy phạm phổ biến. Câu 97: Theo quy định của pháp luật, công dân dù ở địa vị nào khi vi phạm pháp luật đều phải A. công khai bí mật cá nhân. B. chịu mọi hình thức xử phạt. C. chịu trách nhiệm pháp lí. D. hủy bỏ mọi quyền nhân thân. Câu 98: Theo quy định của pháp luật, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp được hưởng quyền nào sau đây? A. Giữ gìn các cảnh quan, di tích lịch sử. B. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. C. Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lao động. D. Đề xuất chuyển đổi ngành, nghề kinh doanh. Câu 99: Theo quy định của pháp luật, công dân sử dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng. B. Ủng hộ chương trình “Máy tính cho em”. C. Chủ động nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. D. Kinh doanh tất cả các hàng hóa theo yêu cầu. Câu 100: Theo quy định của pháp luật, việc Nhà nước bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. văn hóa. B. xã hội. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 101: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. Buôn bán động vật quý hiếm. B. Lùi xe trên đường cao tốc. C. Tự ý sửa chữa nhà đang thuê. D. Giao hàng sai địa điểm thỏa thuận. Câu 102: Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của khách hàng khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tẩy xóa nội dung thư tín, điện tín. B. Niêm yết giá cước dịch vụ vận chuyển. C. Thông báo thời gian nhận đơn hàng. D. Công khai chương trình khuyến mại. Câu 103: Theo quy định của pháp luật, mọi người tham gia giao thông đường bộ đều phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thống nhất. C. Tính xác định về hình thức. D. Tính phân quyền. Câu 104: Theo quy định của pháp luật, người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Tự ý thay đổi kết cấu xe ô tô. B. Từ chối gia hạn hợp đồng. C. Tổ chức đua xe trái phép. D. Áp giải tội phạm truy nã. Câu 105: Anh H là lao động tự do đã nhận 80 triệu đồng để tổ chức cho 6 người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Anh P là lái xe tắc-xi đã nhận của anh H số tiền 15 triệu đồng chở 6 người nước ngoài vào tỉnh G. Nhận thấy dấu hiệu khả nghi, anh X là cán bộ nhà nước có thẩm quyền đã tạm giữ người cùng phương tiện vi phạm để điều tra và xử lý vụ việc. Anh H và anh P cùng vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Kỉ luật. B. Hình sự. C. Dân sự. D. Hành chính. Câu 106: Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định xử phạt đối với anh A là lao động tự do và anh B là giám đốc một doanh nghiệp tư nhân về hành vi khai báo y tế không trung thực khi về từ vùng dịch Covid-19 theo quy định là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật? A. Tính đồng thuận, tự phán quyết. B. Tính phân cấp, được bảo mật. C. Tính đa nghĩa, phi lợi nhuận. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 107: Anh H viết bài đăng báo chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng có hiệu quả các phần mềm dạy học trực tuyến. Anh H đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân? A. Đối thoại trực tuyến. B. Tự do ngôn luận. C. Điều phối báo chí. D. Xử lí truyền thông. Câu 108: Do bị anh H là giám đốc công ty thường xuyên ép phải làm việc quá giờ và chậm thanh toán tiền lương nên chị K xin nghỉ làm và công khai việc công ty của anh H thường xuyên cắt xén nguyên vật liệu trong quá trình thi công các công trình xây dựng. Bức xúc, anh H đã nhờ em trai là anh S đến nhà đe dọa, đập phá đồ đạc của chị K. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực nào sau đây? A. Kinh doanh và lao động. B. Hôn nhân và tài sản. C. Nhân phẩm và danh dự. D. Đầu tư và thương mại. Câu 109: Các anh B, M, A cùng là nhân viên tại một khách sạn. Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát không có việc làm nên anh A đã kí hợp đồng thuê ngôi nhà bỏ không của bà H trong thời hạn hai năm làm nơi ở. Sau đó, anh A đã tự ý sửa chữa ngôi nhà và bí mật nhập số lượng lớn ma túy về rồi thuê anh B phân phối đến khách hàng. Để “che mắt” cơ quan chức năng, anh A đã rủ anh M mở xưởng sản xuất nội thất. Do không có vốn, anh M đã vay anh X là hàng xóm số tiền 150 triệu đồng để kinh doanh. Tuy nhiên, do công việc kinh doanh liên tục bị thua lỗ, không có tiền trả nợ cho anh X nên anh M đã bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền trên. Bức xúc vì anh M không trả tiền đã vay, vợ anh X rủ em trai là anh P tạt sơn làm bẩn tường nhà anh M. Những ai sau đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự? A. Anh A và anh M. B. Anh M và anh P. C. Anh A, anh B và anh M. D. Anh M, anh P và anh X. Câu 110: Nghi ngờ anh T lấy trộm máy tính của mình, ông K đã tự ý vào nhà anh T khám xét. Vì bị anh T phát hiện nên hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bức xúc, ông K đã lăng mạ, xúc phạm và đánh anh T trọng thương. Hành vi của ông K không vi phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 111: Các anh S, C, K cùng là công nhân làm việc tại công ty X. Thấy anh S được giám đốc tăng lương trước thời hạn dù thường xuyên đi làm muộn, anh C rất bức xúc. Một lần, nghi ngờ anh S lấy trộm điện thoại của mình, anh C đã dùng hung khí đánh anh S bị trọng thương. Nhận được tin báo của anh K, trưởng công an phường là ông Q đã triệu tập anh C về trụ sở công an phường để lấy lời khai, nhưng sau đó do nhận của anh C số tiền 50 triệu đồng nên ông Q đã làm sai lệch hồ sơ để anh C không bị khởi tố. Phát hiện sự việc trên, ông V là bố của anh S đã làm đơn tố cáo ông Q. Những ai sau đây không vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh S, ông V và ông Q. B. Ông V, anh S và anh K. C. Anh C, anh K và ông Q. D. Anh C, ông V và anh S. Câu 112: Ông X là giám đốc, chị M và chị H là nhân viên cùng làm việc tại công ty G. Biết chuyện chị M làm sai lệch chứng từ tài chính của công ty để chiếm đoạt số tiền 40 triệu đồng, chị H đã báo với ông X. Sau khi xác minh sự việc, ông X đã ra quyết định kỉ luật đối với chị M. Biết chị H là người tố giác mình, chị M lập tức thuê anh K là chủ quán cà phê tố cáo cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống của em trai chị H là anh Q thường xuyên nhập thực phẩm đã hết hạn sử dụng để chế biến món ăn cho khách hàng. Ông T là cán bộ có thẩm quyền đã xác minh và ra quyết định xử phạt anh Q. Những ai sau đây không tuân thủ pháp luật? A. Chị M, ông X và ông T. B. Anh K, ông T và anh Q. C. Chị M và anh Q. D. Anh Q, chị H và chị M. Câu 113: Anh Q là giám đốc một công ty tư nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Mặc dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng anh Q đã tự ý thuê anh K thiết kế 4 dự án khu dân cư rồi tổ chức hội thảo, thuê chị L viết bài đăng bán trên mạng xã hội. Anh Q đã thuyết phục chị C mua 6 lô đất với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị. Sau khi nhận 3 tỷ đồng tiền đặt cọc của chị C, anh Q đã bí mật đem theo toàn bộ số tiền đó bỏ trốn nên chị C đã tố cáo sự việc này với cơ quan chức năng. Anh Q phải chịu những trách nhiệm pháp lý nào sau đây? A. Hành chính và hình sự. B. Dân sự và hình sự. C. Kỉ luật và hành chính. D. Dân sự và hành chính. Câu 114: Anh M và anh Q cùng kinh doanh điện thoại di động trên địa bàn Y. Do mới khai trương, muốn thu hút khách hàng nên anh M đã tổ chức chương trình khuyến mại lớn và bán phá giá nhiều hàng hóa khiến lượng khách hàng của anh Q liên tục giảm sút. Anh Q đã thuê anh N là lao động tự do dàn dựng video vu khống cửa hàng của anh M nhập linh kiện điện tử không rõ nguồn gốc, đồng thời bịa đặt thông tin anh S nhân viên kĩ thuật của cửa hàng anh M sao chép toàn bộ dữ liệu cá nhân trong điện thoại của khách hàng là chị K để trục lợi. Lo sợ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của cửa hàng, anh M đã lập tức sa thải anh S. Bức xúc, anh S thuê anh P là nhân viên công ty vệ sĩ uy hiếp và yêu cầu anh Q, anh N phải đính chính thông tin. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh? A. Anh M và anh Q. B. Anh Q, anh N và anh P. C. Anh S, chị K và anh Q. D. Anh N và anh M. Câu 115: Chị H bàn với chồng là anh S về việc dùng tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để kinh doanh chứng khoán thì phát hiện anh S đã tự ý cho đồng nghiệp là anh K vay toàn bộ số tiền đó. Bức xúc do không lấy lại được số tiền cho vay, chị H bỏ về nhà mẹ đẻ là bà Q sinh sống. Sau đó, chị H quyết định bán căn hộ chung cư chị mua trước khi kết hôn cho anh X hàng xóm rồi đem toàn bộ số tiền trên góp vốn kinh doanh. Cho rằng con trai mình không được con dâu tôn trọng, bà B đã xúi giục anh S viết đơn li hôn với chị H. Vốn có định kiến với bà B, bà Q đã đến nhà yêu cầu bà B dừng can thiệp vào cuộc sống của vợ chồng chị H và anh S. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. Bà B và anh K. B. Anh S, bà B và chị H. C. Anh S, bà B và bà Q. D. Chị H và anh X. Câu 116: Ông X là giám đốc, chị Q là kế toán, chị M và anh K cùng làm việc tại doanh nghiệp B. Ông X nghi ngờ chị M biết việc ông tổ chức đường dây cá độ bóng đá bằng công nghệ cao nên ông X đã tự ý sa thải chị M. Đồng thời, ông X đã chỉ đạo chị Q không thanh toán các khoản phụ cấp và tiền lương làm thêm giờ của chị M. Do chị M không nhận được các khoản tiền trên khi nghỉ việc theo quy định nên chị M đã thuê anh K thu thập bằng chứng sai phạm của ông X và chị Q rồi chị M đã viết đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Chị Q và ông X. B. Ông X, chị Q và anh K. C. Chị Q, chị M và anh K. D. Ông X và chị M. Câu 117: Anh T là giám đốc công ty tư nhân X đã tạo việc làm cho 200 lao động tự do ở địa phương. Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, anh T đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối với tất cả các nhân viên trong công ty đồng thời ủng hộ 500 triệu đồng vào Quỹ Vắc-xin phòng chống Covid-19. Việc làm của anh T đã thực hiện pháp luật theo những hình thức nào sau đây? A. Hoàn thiện pháp luật và tuân thủ pháp luật. B. Phổ biến pháp luật và thi hành pháp luật. C. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và sửa đổi pháp luật. Câu 118: Cuộc họp tổng kết năm của xã T có ông P là chủ tịch xã, ông V là phó chủ tịch xã và chị H, anh Q, anh K là đại diện các hộ dân của xã cùng tham gia. Khi chị H có ý kiến đề nghị công khai các khoản thu - chi ngân sách của xã, ông P buộc chị dừng phát biểu. Thấy chị H vẫn tiếp tục trình bày ý kiến của mình nên ông V cắt ngang lời và đuổi chị ra ngoài rồi chỉ đạo anh Q giám sát chị. Sau cuộc họp, anh K đã viết bài phản ánh sự việc này trên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân? A. Anh Q, ông V và ông P. B. Ông V, ông P và anh K. C. Ông V và chị H. D. Ông P và ông V. Câu 119: Gia đình anh G và gia đình anh H cùng là hàng xóm của vợ chồng anh M và chị P. Vì muốn chiếm đoạt số tiền 800 triệu đồng của anh H cho vợ chồng chị vay, chị P cố tình tránh mặt anh H. Do đó, anh H đã thuê anh G bắt giam và bỏ đói chị P trong tầng hầm nhà mình suốt hai ngày nhằm uy hiếp, ép anh M phải trả nợ. Sau khi được anh M và em trai là anh X giải thoát, chị P đã nảy sinh ý định bắt cóc con anh G, còn anh M đã bỏ thuốc trừ sâu vào giếng nước nhà anh H để trả thù. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Anh H và anh M. B. Anh H, anh G và chị P. C. Anh G và anh H. D. Anh G, anh X và anh M. Câu 120: Chị H và anh C là nhân viên của công ty tư nhân do ông K làm giám đốc. Anh C nghi ngờ chị H biết việc anh nhận người lao động có độ tuổi chưa thành niên làm công việc hóa chất độc hại nên anh C đã tung tin chị H ngoại tình với anh M là đối thủ cạnh tranh của ông K. Ngay lập tức, ông K đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị H. Anh C và ông K cùng vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào sau đây? A. Lao động. B. Tài chính và thương mại. C. Hôn nhân và gia đình. D. Kinh doanh. ----------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Tài liệu đính kèm: