Đề thi khảo sát đội dự tuyển lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí (bài 1) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 4194Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát đội dự tuyển lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí (bài 1) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát đội dự tuyển lớp 9 năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí (bài 1) thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD & ĐT HẬU LỘC
Đề chính thức
ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI DỰ TUYỂN LỚP 9 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: VẬT LÍ (BÀI 1)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 Câu 1 (3,0 điểm). 	Một khách bộ hành lúc đầu đi trong một phần ba thời gian đi bộ trên đường đất với vận tốc V1 = 2 km/h; tiếp theo người đó đi trong một phần ba quãng đường đi bộ trên đường nhựa với vận tôc V2; cuối cùng người khách liền quay trở lại địa điểm khởi hành theo đường cũ với vận tốc V3. Tính vận tốc trung bình của khách bộ hành trên cả đoạn đường đi.
 Câu 2 (4,0 điểm). Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m (kg) ở nhiệt độ t1 = 230C, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m (kg) nước ở nhiệt độ t2. Sau khi hệ cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước giảm đi 9 0C. Tiếp tục đổ thêm vào nhiệt lượng kế 2m (kg) một chất lỏng khác (không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 45 0C, khi có cân bằng nhiệt lần hai, nhiệt độ của hệ lại giảm 10 0C so với nhiệt độ cân bằng nhiệt lần thứ nhất. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ thêm vào nhiệt lượng kế, biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 900 J/kg.K và c2 = 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi mất mát nhiệt khác.
Câu 3. (4,0 điểm) 
 a, Tại sao có thể nói trong thực tế một tấn gỗ nặng hơn một tấn sắt?
 b,Ở giữa một chiếc hồ lớn ở xứ lạnh, băng đóng dầy. Phía dưới đáy và ven hồ là nước. Người ta khoan một chiếc giếng cho thủng lớp băng và dùng một sợi dây dài 1,1m buộc vào xô thì lấy được nước từ trong giếng lên . Tính chiều dày của lớp băng, Biết khối lượng riêng của băng là 900kg/m3, nước là 1000kg/m3. Bỏ qua nút buộc của xô, xem tảng băng là dày đều, thể tích giếng rất nhỏ so với tảng băng.
Câu 4. (4,0 điểm) Cã 3 ®iÖn trë: R1 ghi (30 - 15A), R2 ghi (10 - 5A), R3 ghi (20 - 20A), trong ®ã gi¸ trÞ sau lµ c­êng ®é dßng ®iÖn cao nhÊt mµ c¸c ®iÖn trë cã thÓ chÞu ®­îc.
 a. M¾c 3 ®iÖn trë trªn theo yªu cÇu R1 // (R2 nt R3). X¸c ®Þnh hiÖu ®iÖn thÕ lín nhÊt mµ côm ®iÖn trë nµy kh«ng bÞ ch¸y.
 b. Sö dông côm ®iÖn trë trªn (c©u a) m¾c nèi tiÕp víi côm bãng ®Ìn lo¹i 30V - 40W råi m¾c tÊt c¶ vµo nguån ®iÖn cã hiÖu ®iÖn thÕ U = 220V. T×m c¸ch m¾c ®Ó c¸c bãng ®Ìn s¸ng b×nh th­êng mµ côm ®iÖn trë kh«ng bÞ ch¸y.
m1
m2
A
C
B
Câu 5. (4,0 điểm) Cho hệ thống như hình vẽ. Biết khối lượng của mỗi ròng rọc, vật m1 và vật m2 lần lượt là 0,2 kg; 6 kg và 4 kg. AB = 3BC, bỏ qua ma sát và khối lượng của các dây nối. Hỏi hệ thống có cân bằng không ? Tại sao?
Câu 6. (1 điểm)
 Một bi đông bằng nhôm chứa dầu hỏa. Hãy tìm cách xác định mực dầu trong bình mà không mở nắp bi đông và không dùng một dụng cụ đo lượng nào. 
------------------------Hết------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT ĐỘI DỰ TUYỂN LỚP 9 
NĂM HỌC 2015 - 2016 - MÔN VẬT LÍ ( Bài 1 )
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
1
3 điểm
Gọi tổng quãng đường khách bộ hành đã đi(đi và về) là S (km)
Gọi tổng thời gian để đi hết quãng đường S là t (h)
0,25
Quãng đường đi được trong 1/3 thời gian đi bộ là:
 S1 = 1/3tV1 = 2/3t
0,5
Quãng đường đi được trên đường nhựa là:
 S2 = S/3
0,5
Quãng đường người khách quay trở lại địa điểm cũ là
 S3 = S/2
0,5
Ta có S3 = S1 + S2 S/2 = S/3 + 2/3t ó S = 4t
0,75
Vậy vận tốc trung bình trên cả quãng đường là:
Vtb = S/t = 4t/t = 4 km/h
0,5
2
4 điểm
Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ nhất, nhiệt độ cân bằng của hệ là t, ta có
	m.c1.(t - t1) = m.c2.(t2 - t)	(1)	
0,5
mà t = t2 - 9	, t1 = 23 oC , c1 = 900 J/kg.K , c2 = 4200 J/kg.K	(2)
0,5
từ (1) và (2) ta có 900(t2 - 9 - 23) = 4200(t2 - t2 + 9)
 900(t2 - 32) = 4200.9 ==> t2 - 32 = 42
0,75
suy ra t2 = 740C và t = 74 - 9 = 650C	
0,5
Khi có sự cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ cân bằng của hệ là t', ta có
	2m.c.(t' - t3) = (mc1 + m.c2).(t - t')	(3)	
0,5
	mà t' = t - 10 = 65 - 10 = 55 oC ; t3 = 45 oC , 	(4)
0,5
từ (3) và (4) ta có 2c.(55 - 45) = (900 + 4200).(65 - 55)
 2c.10 = 5100.10
 	 suy ra c = = 2550 J/kg.K
Vậy nhiệt dung riêng của chất lỏng đổ thêm vào là 2550J/kg.K
0,75
3
Rọng lượng riêng của sắt nặng hơn gỗ nên một tấn gỗ chiếm một thể tích không khí lớn hơn một tấn sắt. Vì vậy lực đẩy Acsi mét của không khí lên tấn gỗ (FA1) lớn hơn lên tấn sắt (FA2)
0.25
a
2 đ
Khi cân ta dùng quả cân loại một tấn để làm cân băng với tấn gỗ và tấn sắt. Kết quả thu được khi cân, thực ra là hiệu của trọng lượng thực và của lực đẩy Acsimet
0.25
Với tấn gỗ, ta có : P1 – FA1 = P0 – FA0
Với tấn sắt, ta có : P2 – FA2 = P0 – FA0
Với P0, P1, P2 là trọng lượng thực của quả cân, tấn gỗ và tấn sắt
Suy ra : P1 – FA1 = P2 – FA2
hay P1 – P2 = FA1 – FA2
Do FA1 > FA2 nên P1 > P2
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
b
2đ
Gọi H là bề dày và S là tiết diện của tảng băng, h là độ nổi của tảng băng, bỏ qua thể tích và khối lượng băng trong riếng đã khoan (nó quá nhỏ so với cả tảng băng)
 Do băng nổi nên ta có : FA = P (FA là lực đẩy Acsimet của nước lên băng, còn P là trọng lượng cả ảng băng)
0,5 
Hay (H – h).S.Dn.10 = H.s.Db.10 (Dn và Db là khối lượng riêng của nước và băng)
0,5
	Suy ra : H = h.Dn/(Dn – Db) = 11m
1.0
4
4 điểm
Mắc R1 // (R2 nt R3):
Hiệu điện thế lớn nhất mà R1 chịu được là U1 = 15.30 = 450 (V)
0,25
a
Hiệu điện thế lớn nhất mà (R2 nt R3) chịu được là:
 U23 = (10 + 20).5 = 150 (V)
0,25
Vì R1 // (R2 nt R3) nên hiệu điện thế lớn nhất là U = 150V
0,5
Cụm điện trở R1 // (R2 nt R3) có điện trở tương đương 
 R = 
0,5
Để cụm điện trở không bị cháy thì hiệu điện thế đặt vào cụm phải thoả mãn:	UR ≤ 150 V
0,25
b
Theo bài ra dòng điện định mức mỗi đèn: Iđm = 
0,25
Giả sử các bóng đèn được mắc thành một cụm có m dãy song song, mỗi dãy có n bóng nối tiếp. Ta có: UR + n.UĐ = 220 (V)
0,5
 2m + 3n = 22 (*)
0,5
Với: m, n (nguyên dương) ≤ 7 (**)
0,25
Từ (*) và (**) giải ra ta được: 	
 + m = 2 ; n = 6 (2 dãy // mỗi dãy 6 bóng nối tiếp)
 + m = 5 ; n = 4 (5 dãy // mỗi dãy 4 bóng nối tiếp)
 + m = 8 ; n = 2 (8 dãy // mỗi dãy 2 bóng nối tiếp)
0,25
0,25
0,25
5
4 điểm
Giả sử khi thay m2 bằng sao cho hệ thống cân bằng.
Khi hệ thống cân bằng thì:
 F.AB = P1.BC
0,5
m1
m2
A
C
B
T
F
P1
P2
 Û F.3BC = P1.BC nên 3.F = P1 (1)
0,75
 Mà ta có: 
0,75
(1) 
 Û 1,5.P2 + 1,5.PRR = P1
0,75
Þ 
0,75
Ta thấy < m2 = 4kg. Vậykhi treo m2 = 4 kg vào ròng rọc thì hệ thống không cân bằng mà vật m1 sẽ chuyển động lên trên còn m2 sẽ chuyển động xuống dưới.
0,5
6
1 điểm
Đầu tiên ta làm lạnh bi đông sau đó lại đưa vào chỗ ấm. Do sự ngưng tụ hơi nước mà ở bên ngoài vỏ bi đông sẽ có nhiều giọt nước li ti bám vào. Những giọt nước này sẽ bốc hơi cùng với sự nóng dần của bi đông khi ta đưa vào chỗ ấm. Vì không khí và hơi dầu ở phần trên (Phần rỗng) của bi đông có khối lượng không đáng kể so với khối lượng dầu ở phần dưới, nên khi bi đông nóng lên phần này sẽ bay hơi nhanh hơn. Tới một lúc nào đó ở trên vỏ bi đông sẽ xuất hiện một ranh giới giữa phần khô và phần còn bám nước. Từ đó suy ra mực dầu trong bi đông.
1
Chú ý: - Nếu HS làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
 - Học sinh làm đúng đến đâu cho điểm đến đó. HS cho kết quả đúng đáp số nhưng sai về bản chất hoặc các bước phía trên sai thì không cho điểm.
 - Nếu ghi sai đơn vị hoặc đổi sai đại lượng thì trừ 0,25 điểm. 
_____________________________Hết_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • dockhao_sat_doi_tuyen_li_hau_loc.doc