Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học: 2015 – 2016 môn: Khoa học xã hội - Lớp 6 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học: 2015 – 2016 môn: Khoa học xã hội - Lớp 6 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng học kì I năm học: 2015 – 2016 môn: Khoa học xã hội - Lớp 6 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
(Đề thi gồm có 02 trang)
 ĐỀ THI KSCL HỌC KÌ I
 Năm học: 2015 – 2016
 Môn: KHXH - Lớp 6
Thời gian: 90 phút
 (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 6,0 điểm)
(Chọn phương án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào bài làm)
Câu 1. 
Câu 1. Nếu cách nhau 1º ta vẽ một kinh tuyến thì ta vẽ được bao nhiêu đường kinh tuyến : 
A. 359 C. 361
B. 360 D. 362 
Câu 2. Nếu cách nhau 1º ta vẽ một vĩ tuyến thì ta vẽ được bao nhiêu đường vĩ tuyến:
A. 180 C. 181
B. 182 D. 183
Câu 3.Vào ngày nào 2 nửa cầu nhận được ánh sáng và nhiệt từ Mặt Trời như nhau:
A. 22 tháng 6 C. 22 tháng 12
B. 21 tháng 3 và 23 tháng 9 D. 22 tháng 11
Câu 4 .Đường Xích đạo chia quả Địa Cầu thành hai nửa cầu:
A. Nửa cầu Đông, nửa cầu Tây C. Nửa cầu Tây, nửa cầu Nam 
B. Nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam D.Nửa cầu Nam, nửa cầu Đông
Câu 5: Đường giới hạn có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ: 
A. Chí tuyến Bắc C. Vòng cực Bắc và vòng cực Nam
B. Chí tuyến Nam D. Đường Xích đạo 
Câu 6: Ánh nắng Mặt Trời chiếu vuông góc tại chí tuyến Bắc vào ngày nào?
A. 22 tháng 6 C. 22 tháng 12
B. 21 tháng 3 D.23 tháng 9
Câu 7. Hà Nội (Việt Nam) thuộc múi giờ số: 
A. 6 C. 7 
B. 8 D.9
Câu 8.Để đi một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất quay quanh trục bao nhiêu lần: 
A. 362 C. 363 
B. 364 D.365
Câu 9 .Các nửa cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời xuất hiện hiện tượng gì trên Trái Đất?
A. Hiện tượng ngày đêm C. Sự lệch hướng của các vật
B. Hiện tượng các mùa D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10 : Núi trung bình là núi có độ cao tuyệt đối : 
A. Dưới 1000 m C. Trên 2000 m
B. Từ 1000 – 2000 m D.Từ 500 – 1000 m
Câu 11.Nước Âu Lạc ra đời vào năm :
 A. 107 TCN B. 207 TCN C. 307 TCN D. 407 TCN
Câu 12. Ai là người đứng đầu nhà nước Âu Lạc:
 A. Hùng Vương B. Lạc tướng C. An Dương Vương D. Bồ chính
Câu 13. An Dương Vương sau khi lên ngôi đã đóng đô ở đâu ?
 A. Phong Khê B. Bạch Hạc C. Thanh Hoá D. Hoà Bình
Câu 14. Nước Văn Lang ra đời vào thế kỉ:
 A. IV TCN B. V TCN C. VI TCN D. VII TCN
 2- Hãy ghép cột ( I ) với cột ( II ) để được câu trả lời đúng :
( I )
Đáp án
( II )
1. Đứng đầu thị tộc là
a. Hùng Vương
2. Đứng đầu các bộ là
b. Bồ chính
3. Đứng đầu chiềng chạ là
c. Lạc tướng 
4. Đứng đầu nước Văn Lang là
d. Tộc trưởng
Phần II. Tự luận (14,0 điểm)
Câu 1 (2,0 diểm) 
Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy lớp? Nêu đặc điểm của các lớp?
Câu 2 (2,0 điểm)
 Động đất là gì? Núi lửa là gì? Nguyên nhân sinh động đất, núi lửa? Tác hại của động đất, núi lửa?
Câu 3 (3,0 điểm): Khi khu vực giờ gốc là 7 giờ, em hãy tính giờ địa phương của các địa điểm sau, rồi điền kết quả vào bảng dưới đây:
Địa điểm
Thuộc múi giờ
Giờ địa phương
Pa-ri
Mát-xcơ-va
Niu Đê-li
Bắc Kinh
Tô-ki-ô
Hà Nội
Niu Ioóc
0
3
5
8
9
7
19
Câu 3 ( 4,0 điểm)
 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
 Trình bày sự ra đời của nhà nước Âu Lạc ?
Câu 4 (3,0 điểm)
 Theo em sự thất bại của An Dương Vương là do những nguyên nhân nào? Sự thất bại đó để lại cho đời sau bài học gì ?
-------------Hết------------
Họ và tên thí sinh:..............................Số báo danh:.................
Chữ ký của giám thị số 1:.......
Ghi chú: 	- Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL HỌC KÌ I
Năm học: 2015 - 2016
Môn: KHXH- Lớp 6
Phần 
Đáp án
Điểm
I
1-1B, 2C, 3B, 4B, 5C, 6A, 7C, 8D, 9B, 10 B, 11B, 12C, 13A, 14D
2- 1d, 2c, 3b, 4a
6,0 điểm
II
Phần tự luận
Câu 1.Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp 
-Lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi (nhân)
a,Lớp vỏ: Lớp vỏ mỏng nhất ,quan trọng nhất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên ,môi trường xã hội loài người, độ dày từ 5- 70 km, trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa là 1000 ° C.
b,Lớp trung gian : có độ dày gần 3000 km, thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt trái đất , nhiệt độ từ 1500 – 4700 ° C
c, Lớp nhân có độ dày trên 3000 km, ngoài lỏng ,nhân trong rắn đặc, nhiệt độ tối đa 5000 °C
Câu 2.+Núi lửa.
- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
- Mác ma: Là những vật chất nóng chảy, nằm ở dưới sâu, trong vỏ Trái Đất, nơi có nhiêt độ trên 10000C.
 + Nguyên nhân do sự chuyển động của các địa mảng,nơi vỏ Trái Đất mỏng, vật chất dưới sâu sẽ trào ra ngoài
+ Động đất.
- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm sâu trong lòng đất, làm cho các lớp đá gần mặt đất rung chuyển .
+ Nguyên nhân do sự chuyển động của các địa mảng 
+ Tác hại của động đất và núi lửa: 
- Người.
- Nhà cửa.
- Đường sá.
- Cầu cống.
- Công trình xây dựng.
- Của cải.
Câu 3.Các giờ địa phương theo thứ tự là: 7,`10, 12, 15, 16, 14, 2 
Câu 3 .* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần : 
- Năm 218TCN, nhà Tần đánh xuống phương nam để mở rộng bờ cõi. Sau 4 năm chinh chiến quân Tần kéo đến vùng bắc Văn lang .
 - Cuộc kháng chiến bùng nổ . Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết , nhưng nhân dân Tây Âu – Lạc Việt không chịu đầu hàng. Họ tôn người tuấn kiệt là Thục Phán lên làm tướng,ngày ở trong rừng, đêm đến ra đánh quân Tần .
 - Năm 214 TCN, Người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu Úy Đồ Thư. Kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
 * Nước Âu Lạc ra đời :
- Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi,năm 207 TCN, Thục Phán đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp nhất với nhau thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
- An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê ( nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh –Hà Nội ).
- Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương.Tuy nhiên quyền hành cao hơn và chặt chẽ hơn .
Câu 4 - Nguyên nhân thất bại:
 + Do chủ quan trước âm mưu của kẻ thù. 
 + Để lộ bí mật trong nội bộ, nội bộ bị chia rẽ, mất hết tướng giỏi.
- Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm xương máu là : 
 + Đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác.
 + Vua phải tin tưởng ở trung thần và phải dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
4,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
3,0 điểm
2,0 điểm
2,0 điểm
3,0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_KI_1_MON_KHXH_6.doc