Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần 4 môn: Ngữ văn 10 thời gian làm bài : 120 phút (không tính thời gian phát đề)

docx 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1841Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần 4 môn: Ngữ văn 10 thời gian làm bài : 120 phút (không tính thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng Chuyên đề lần 4 môn: Ngữ văn 10 thời gian làm bài : 120 phút (không tính thời gian phát đề)
SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ THI KSCL CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài : 120 phút
(Không tính thời gian phát đề)
Phần 1: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
	(1) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con vì cặp râu ấy lắm. Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
	(2) Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại. Bởi vì quanh quẩn ai cũng quen mình cả. Không nói, có lẽ họ nể hơn là sợ. Nhưng tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he. ấy vậy, tôi cho tôi giỏi. Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài cao. Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi. 
("Dế mèn phiêu lưu kí", Tô hoài)
Câu 1. Đoạn trích trên được nhà văn Tô Hoài sử dụng ngôi kể nào? Tác dụng?
Câu 2. Phương thức biểu dạt của đoạn trích là gì?
Câu 3. Trong đoạn trích sử dụng rất nhiều tính từ miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn. Đó là những tính từ nào? 
Câu 4. Từ thái độ ngông cuồng, ngỗ nghịch tự cho mình là giỏi của Dế Mèn ở đoạn (2) anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thái độ tự phụ (tự cao , tự đại đến mức coi thường người khác) của con người. Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng?
Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu 5 đến câu 8
	“ Nửa năm hương lửa đương nồng
	Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
	Trông vời trời bể mênh mang
	Thnah gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Câu 5. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào ? của ai?
Câu 6. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ?
Câu 7. Anh/ chị hiểu như thế nào về cụm từ " hương lửa đương nồng"?
Câu 8. Từ lí tưởng anh hùng thời trung đại với chí nguyện lập công danh, sự nghiệp lớn, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay?
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
(" Trao duyên" trích trong " truyện Kiều" của Nguyễn Du)
*Hết*
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh ........................................................Số báo danh...........................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KTCL CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 
ĐỀ THI MÔN; NGỮ VĂN 10
Thời gian làm bài 120 phút
(Không kể thời gian phát đề)
I. LƯU Ý CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
II. ĐÁP ÁN:
Phần
Câu
Nội dung trình bày
Điểm
I
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
3.0
1
Trong đoạn trích trên nhà văn đã sự dụng ngôi kể thứ nhất " tôi"
Tác dụng: Nhà văn nhập hẳn vào nhân vặt Dế Mèn , người kể chuyện xưng tôi khiến cho câu chuyện trở nên thân mật. Câu chuyện trở thành những trải nghiệm chân thật mà nhân vật đã trải qua, người đọc cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc rất thật của nhân vật
0.5
2
- Phương thức biểu đạt chính là miêu tả
- Biểu hiện: Nhà văn sử dụng hàng loạt các từ ngữ miêu tảđặc điểm, tính chất và các câu miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn
0.25
3
 Các tính từ miêu tả vẻ đẹp của Dế Mèn được sử dụng trong đoạn trích là: Cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, rung rinh, ưa nhìn, đen nhánh, uốn cong, hùng dũng...
Học sinh chỉ ra từ 06 từ trở lên cho điểm 0,25
0.25
4
Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo các ý sau:
- Tự phụ là gì? là tự đánh giá quá cao bản thân mình , tự cao , tự đại đến mức coi thường người khác.
- Biểu hiện: 
 + Luôn đề cao quá mức bản thân mình
 + Luôn tự cho mình là đúng
 + Khi làm được một việc gì đó lớn lao thì thậm chí còn tỏ ra coi thường người khác...
- Bài học rút ra
0.5
5
Truyện Kiều của Nguyễn Du
0,25
6
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
0,25
7
" hương lửa": Thời xưa, nam nữ khi thề nguyền tình yêu thủy chung thường thắp đèn châm hương để cáo cùng trời đất, thần linh. Do đó " hương lửa" được dùng để chỉ tình yêu
- Cụm từ " hương lửa đương nồng" nói về tình yêu đang say mê , nồng nàn giữa Thúy Kiều và Từ Hải khi hai người đang sống trong cảnh vợ chồng
0,5
8
- Lí tưởng sống của thế hệ trẻ ngày nay: phấn đấu để có nội lực mạnh mẽ, giỏi giang đạt đỉnh cao trí tuệ và luôn kết hợp với đạo lí dân tộc.
- Con người sống cần phải có lí tưởng. Không có lí tưởng sống, con người không biết đi đâu, về đâu.
- Lí tưởng sống cần đúng đắn, cao đẹp.
- Sống có lí tưởng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Phê phán những người sống không có lí tưởng.
0,5
II
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
7.0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích...
1,0
2. Cảm nhận đoạn thơ
5,0
a. Khái quát về vị trí, nội dung đoạn trước và nội dung đoạn thơ
1,0
- Đoạn thơ nằm ở tám câu thơ cuối của đoạn trích " trao duyên". Trước đó đoạn thơ là những lời của Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Sau đó, Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò những chuyện sau này 
- Đoạn thơ này cho thấy tâm trạng đau đớn xót xa của Thúy Kiều khi nàng sống trong thực tại nhớ về người mình yêu là Kim Trọng. Phần hay nhất của đoạn trích chính là nững lời độc thoại nội tâm của Thúy Kiều. Kiều trao duyên mà dường như càng muốn níu kéo mạnh mẽ hơn . Qua đó cũng thấy được tâm trạng đau nhói tận tâm can của Kiều
0.5
0.5
b. Kiều trở về trong thực tại đau xót khi nhứ đến Kim Trọng
4,0
- Quên hẳn thúy Vân đang hiện diện Kiều hướng đến chàng Kim khóc cho tình yêu ngắn ngủi , hạnh phúc bị tan vỡ đối diện với thực tại đau xót "Bây giờ trâm gãy gương tan/Kể làm sao xiết muôn bàn ái ân" câu thơ giống như tiếng than xé lòng, não ruột về thân phận của chính mình . với Kiều hạnh phúc quá mong manh , Kiều chưa kịp hưởng trọn hạnh phúc thì nó đã vụt mất... 
- Kiều hướng tới Kim Trọng bày tỏ sự cắn rứt, tiếc nuối xót xa "Trăm nghìn gửi lạy tình quân,/Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi" sự biết ơn sâu sắc của Kiều,đồng thời cũng là lời vĩnh biệt đầy nghẹn ngào,tức tưởi...
- Sau lời nhắn gửi tới Kim Trọng Kiều nghĩ đến mình , đến một con người phận bạc "phận sao phận bạc như vôi,/Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng"...
- Kiều tự nhận mình phụ bạc chàng Kim và tìm sự cảm thông ở chàng "Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!/Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!" ở câu thơ cuối, Kiều đã tự trách mình phụ bạc với người yêu nhưng không phải nàng không yêu Kim Trọng nữa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại, Kiều hi sinh tình yêu vì chữ "Hiếu", Điều này phù hợp với phẩm chất đạo đức của Nho giáo. Trước khi ra đi nàng nhờ em gái trả nghĩa cho Kim Trọng vậy mà nàng vẫn đau khổ dằn vặt tự đổ lỗi cho mình 
Rõ ràng Thúy Kiều là một cô gái giàu đức hi sinh và lòng vị tha,nàng luôn sống và nghĩ cho người mình yêu,hành động vì hạnh phúc của người mình yêu.
1,0
1,0
1,0
1,0
3. Đánh giá 
1,0
- Với từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc biểu cảm; dùng thành ngữ có tác dụng mạnh; ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động Nguyễn Du thành công trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật
- Đoạn thơ phân tích đã cho thấy tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều khi nàng không giữ được lời thề nguyền năm xưa...
*Hết*

Tài liệu đính kèm:

  • docxTHI_CHUYEN_DE.docx