Đề thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 4 - Trường Tiểu học thị trấn Quảng Xương

doc 13 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1447Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 4 - Trường Tiểu học thị trấn Quảng Xương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn Toán Lớp 4 - Trường Tiểu học thị trấn Quảng Xương
Phòng GD&ĐT Quảng Xương
đề thi học sinh giỏi lớp 4
Trường Tiểu học Thị Trấn
N
Câu 1: (4 điểm): Tính giá trị biểu thức:
a) 5625 – 5000 : ( 726 : 6 – 113 )
b) 5000 – 5000 : ( 428 : 4 – 57 )
Câu 2: ( 4 điểm ): Tính nhanh
a) 56 x 25 + 25 x 44
b) 20 x 25 x 5 x 4
Câu 3: (3 điểm )
Tìm hai số có tích bằng 5292, biết rằng nếu giữ nguyễn thừa số thứ nhất và tăng thừa số thứ hai thêm 6 đơn vị thì được tích mới bằng 6048.
Câu 4: ( 4 điểm ):
Ba bạn Hồng, Hoa, Lan có tất cả 134 bưu ảnh: Biết rằng số bưu ảnh của Hoa nhiều hơn Hồng 14 chiếc song lại kém Lan 16 chiếc. Tính số bưu ảnh của mỗi bạn.
Câu 5: ( 5 điểm )
Người ta chia hình vuông ABCD thành hai hình chữ nhật ABNM và CNMD (như hình vẽ ). Biết tổng chu vị hình chữ nhật là 48 cm. Tính chu vi hình vuông ABCD.
	A	B
 M	N
	D	C
Đáp án môn toán
câu 1: Tính giá trị biểu thức ( mỗi câu đúng cho 2 điểm )
a) 5625 - 5000 : ( 726 : 6 - 113 )
= 5625 - 5000 : ( 121 - 113 )
= 5625 - 5000 : 8 
= 5625 - 625
= 5000
b) 5000 – 5000 : (428 : 4 – 5 )
= 5000 – 5000 : (107 – 57 )
= 5000 – 5000 : 50
= 5000 – 100
= 4900.
Câu 2: Tính nhanh ( mỗi câu tính đúng cho 2 điểm )
a) 56 x 25 + 25 x 44
= 25 x ( 56 + 44 )
= 25 x 100
= 2500
b) 20 x 25 x 5 x 4
= (20 x 5 ) x ( 25 x 4 )
= 100 x 100
= 10000
Câu 3: Gọi thừa số thứ nhất là a ( a ≠ 0 ); thừa số thứ 2 là b (b ≠ 0 )
Theo bài ra ta có: a x b = 5292 (1)
 a x ( b + 6 ) = 6048 (2) Hay a x b + a x 6 = 6048 (3) 
Từ (1) và (3) ta thấy khi tăng thêm thừa số thứ hai 6 đơn vị thì tích tăng lên 6 lần thừa số thứ nhất ( 1đ )
6 lần thừa số thứ nhất là: 6048 - 5292 = 756 ( 0,5đ)
Thừa số thứ nhất là: 756 : 6 = 126 (0,5đ )
Thừa số thứ hai là: 5292 : 126 = 42 (0,5đ )
 Đáp số: 126 và 42 (0,5 đ )
Câu 4: Ta có sơ đồ:
Số bưu ảnh của Hồng: 
	 14chiếc
Số bưu ảnh của Hoa:	134 bưu ảnh
	 14 chiếc	16 chiếc
Số bưu ảnh của Lan:
Ba lần số bưu ảnh của Hồng là:
 134 - (14 + 14 + 16 ) = 90 ( chiếc ) (2đ )
Số bưu ảnh sủa Hồng là: 90 : 3 = 30 (Chiếc ) (0,5đ )
Số bưu ảnh của Hoa là: 30 + 14 = 44 (chiếc ) (0,5đ )
Số bưu ảnh của Lan là: 44 + 16 = 60 (chiếc) (0,5đ )
Đáp số: Hồng: 30 chiếc
 Hoa: 44 chiếc
 Lan: 60 chiếc (0,5đ)
Câu 5: Nhìn trên hình vẽ ta thấy: AM + MD = AD
 BN + NC = BC
Tổng chu vi các hình chữ nhật là: AB + BC + DC + AD + MN + MN = 6 lần cạnh hình vuông ABCD (2,5đ )
Cạnh hình vuông ABCD là: 48 : 6 = 8 (cm) (1đ)
CHu vi hình vuông ABCD là: 8 x 4 = 32 (cm ) (1đ)
 Đáp số: 32 cm (0,5đ)
Phòng GD&ĐT Quảng Xương
đề thi học sinh giỏi lớp 4
Trường Tiểu học Thị Trấn
Môn: Tiếng Việt 
Câu 1: ( 4 điểm )
Hãy sắp xếp các từ sau vào 3nhóm từ loại đã học: Danh từ, động từ, chính từ:
Niềm vui, vui mừng, niềm nở, học hành, phố phường, tươi tắn.
Câu 2 ( 4 điểm ):
Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau:
a) Mấy chú dế bị sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
b) Mấy chú dế bị sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
Câu 3 ( 2 điểm ):
Đoạng văn sau còn thiếu dấu câu, em hãy điền dấu câu và viết lại đoạn văn cho đúng.
Trước khi đi công tác bố mẹ em dặn ở nhà chăm chỉ học bài.
Câu 4 ( 3 điểm)
Trong bài “ Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Du có đoạn:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người”
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của tre: Sự đùm bọc, đoàn kết ? Cách nói này hay ở chỗ nào ?
Câu 5: ( 6 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 25 dòng ) tả cảnh đẹp của quê hương em vào buổi sáng mùa thu.
Chữ viết và cách trình bày cho 1 điểm toàn bài.
đáp án tiếng việt
Câu 1: Xếp đúng mỗi từ cho 0,65 điểm
- Danh từ: Niềm vui, phố phường.
- Động từ: Vui mừng, học hành.
- Tính từ: Niềm nở, tươi tắn.
Câu 2: Xác định đúng mỗi câu cho 2 điểm.
a) Mấy chú dế bị sắc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ
 CN VN
b) Mấy chú dế bị sắc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ
	CN VN1 VN2 
Câu 3: Điền đúng dấu câu cho 1 điểm, viết lại đúng đoạn văn cho 1 điểm 
Trước khi đi công tác, bố em dặn : “Con ở nhà chăm chỉ học bài”
Câu 4: 
- Học sinh nêu được cái hay về biện pháp nghệ thuật cho 1,5 điểm
- Học sinh nêu được cái hay về nội dung cho 1,5 điểm.
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của tre, đó là sự đùm bọc, đoàn kết. Tác giả ví tre như con người, cũng biết yêu thương, che chở lẫn nhau. ở đây tác giả đã dùng óc quan sát tinh tế của mình để ví cây tre như hình ảnh con người Việt Nam.
Câu 5: Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài có đủ mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn cho (3đ)
Trong phần thân đoạn học sinh miêu tả những vẻ đẹp của phong cảnh quê hương với những từ ngữ gợi cảm, gợi tả, giàu hình ảnh cho (2đ)
Học sinh biết diễn đạt mạch lạc, trôi chảy cho (1đ).
Phòng GD&ĐT Quảng Xương
đề thi giao lưu toán tuổi thơ lớp 5
Trường Tiểu học Thị Trấn
Môn: Toán 
Bài 1: ( 5 điểm ):
a) Tính nhanh giá trị biểu thức sau:
b) Viết tất cả các phân số có tích tử số và mẫu số bằng 16.
c) Viết tất cả các phân số có tổng tử số và mẫu số bằng 5.
Bài 2: ( 5 điểm)
Một cửa hàng có tất cả 11.550 kg gạo nếp và gạo tẻ. Buổi sáng cửa hàng đã bán 2/3 số gạo nếp và 3/5 số gạo tẻ.
Như vậy, số gạo còn lại của 2 loại bằng nhau. Hãy tính:
a) Số kg gạo mỗi loại có ban đầu của cửa hàng đó?
b) Cửa hàng đã bán bao nhiêu kg gạo mỗi loại ?
Bài 3: (4 điểm):
Trong một tháng có 3 chủ nhật là ngày chẵn. Tính xem ngày 14 của tháng đó là ngày thứ mấy ?
Bài 4 ( 6 điểm ): Cho hình thang vuông ABCD ( góc A; D là hai góc vuông ). Đáy CD gấp 3 lần đấy AB. Kéo dài DA và CB cắt nhau tại M.
a) So sánh S. ABC và S. ADC ?
b) So sánh S. ABM và S. ACM ?
c) S. ABCD là 64 m2. Tìm S. MBA ?
biểu điểm và đáp án
Bài 1 ( 5 điểm ):
a) ( 3 điểm ): 
Ta có:
Nhận xét:
* Tử số giống nhau bằng: 2
* Mẫu số là tích hai số tự nhiên hơn kém nhau 2 đơn vị.
* Thừa số thứ nhất của mẫu số phân số sau bằng thừa số thứ 2 của mẫu số phân số trước. (0,5 đ ).
Ta có:
.....................
 (1đ)
Ta viết lại dãy số:
 (1 đ )
 ( 0,5 đ )
b) (1 đ )Viết mỗi số đúng cho 0,2 đ.
 ; ; ; 
Bài 2 ( 5 đ )
a) Phân số chỉ số phần còn lại của số gạo nếp là 
1 - ( số gạo nếp ) ( 0,5đ )
* Phân số chỉ số phần còn lại của số gạo tẻ là:
 1 - ( số gạo tẻ ) ( 0,5đ )
Theo đề bài số gạo còn lại của mỗi loại bằng nhau
(0,5đ)
Ta có: số gạo nếp = số gạo tẻ.	
Hay số gạo nếp = số gạo tẻ
Coi số gạo nếp là 6 phần thì số gạo tẻ là 5 phần. Tổng số gạo là 11.550 kg.
Ta có sơ đồ::
11.550 kg
Số gạo nếp: 	
Số gạo tẻ: 	 (0,5đ)	
Tổng số phần bằng nhau là:
 6 + 5 = 11 ( phần ) ( 0,25đ )
Giá trị 1 phần là:
 11550 : 11 = 1050 (kg) ( 0,25đ )
Số gạo nếp lúc đầu là:
 1050 x 6 = 6300 (kg) (0,5đ )
Số gạo tẻ lúc đầu là:
 1050 x 5 = 5250 (kg) (0,5đ)
b) Số gạo nếp đã bán là:
 6300 x = 4200 (kg) (0,5đ)
Số gạo tẻ đã bán là:
 5250 x = 3150 (kg) (0,5đ)
 Đáp số: (0,5đ)
a. Gạo nếp: 6300 kg
 Gạo tẻ: 5250 kg
b. Gạo nếp: 4200 kg
 Gạo tẻ: 3150 kg
Bài 3 ( 4 điểm )
Vì một tháng nhiều nhất có 31 ngày -> có nhiều nhất 5 ngày chủ nhật. Ngày chủ nhất đầu tiên là ngày chẵn mà nếu ngày chẵn là ngày 4 -> các ngày chủ nhật tiếp theo là: 11; 18; 25; 32. Vậy tháng đó có 32 ngày. (loại) (1,5đ).
* Vậy, chủ nhật đầu tiên là ngày 2 -> các chủ nhật tiếp theo là ngày 9; 16;23; 30 (3 chủ nhật là ngày chẵn là 2; 16; 30 ) (1đ)
* Vậy ngày 15 là ngày thứ bảy, ngày 14 là ngày thứ sáu (1,5đ)
Đáp số: Thứ 6
Bài 4 (6 điểm ):
M
 A	B
 D
 	C	( 1đ )
a, * S. ABC = 1/3 S. ADC vì
- Đáy AB = 1/3 đáy DC
- Chiều cao hạ từ A -> DC = chiều cao hạ từ C -> AB (1đ )
b, S. ABM = 1/3 S. AMC vì:
- Chung đáy AM
- Chiều cao hạ từ B -> AM = 1/3 chiều cao hạ từ C -> MD (1đ )
c, S. ABC = 1/3 S. ADC ( Chứng minh câu a )
Coi S. ABC là 1 phần; S. ADC là 3 phần.
Tổng S của 2 tam giác ( S. ABCD ) là 64 m2. Ta có sơ đồ:
	?
S. ABC 
	?	64 m2
S. ADC 
	(0,5đ)
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 3 = 4 ( phần )
S. ABC là: 64 : 4 x 1 = 16 ( m2) (0,5đ)
S.ADC là: 64 - 16 = 48 ( m2) (0,5đ)
* S. AMB = 1/3 S.AMC (chứng minh câu b)
Vậy S. AMB là 1 phần; S. AMC là 3 phần
=> S. ABC = S. AMC - S. AMB = 3 - 1 = 2(phần)	 (0,5đ)
Vậy S. ABC gấp 2 lần S. AMB 
=> S. AMB = S. ABC : 2 = 16 : 2 = 8 (m2) (0,5đ)
Đáp số: (0,5đ)
a, S. ABC = 1/3 S.ADC
b, S. ABM = 1/3 S.AMC
c, S. AMB = 8m2
Phòng GD&ĐT Quảng Xương
đề thi giao lưu tiếng việt tuổi thơ lớp 5
Trường Tiểu học Thị Trấn
Môn: T.Việt 
Câu 1 ( 4 điểm )
a) Thế nào là từ cùng âm khác nghĩa ? Cho ví dụ ?
b) Tìm2 từ ghép có tiếng thơm đứng trước, chỉ các mức độ thơm khác nhau của hoa. Phân biệt nghĩa các từ vừa tìm được.
Câu 2 ( 4 điểm ):
Tìm và gạch dưới chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong hai câu thơ sau:
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
Câu 3 ( 4 điểm ):
“Ngôi nhà thủơ Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.”
Em hãy cho biết đoạn thơ giúp ta cảm nhận được điều gì đẹp đẽ, thân thương ?
Câu 4 Tập làm văn ( 7 điểm )
Khi nghĩ về người bà kính yêu, nhà thơ Nguyễn Thị Kha có viết:
“Tóc bà tựa trắng mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.”
Dựa vào ý thơ trên, em hãy tả lại bà kính yêu của mình.
Ghi chú: Dành 1 điểm cho bài viết chữ đẹp, trình bày sạch.
Biểu điểm và đáp án
Câu 1 ( 4 điểm )
a. Trong Tiếng Việt, có những từ đọc giống nhau, viết giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau thường được gọi là từ cùng âm khác nghĩa ( hoặc từ đồng âm khác nghĩa ) (1đ)
Ví dụ: Học sinh cho 1 ví dụ đúng (0,5đ)
b. Học sinh tìm được 2 từ ghép có tiếng thơm đứng trước cho 0,25 điểm.
Học sinh phân biệt được nghĩa mỗi từ đúng cho 0,25 điểm.
Ví dụ: - Thơm lừng: Có mùi thơm toả ra mạnh và rộng (1đ)
	 - Thơm ngát: Có mùi thơm dễ chịu (1đ)
	 - Thơm thoang thoảng: Mùi thơm thoảng nhẹ qua chỉ đủ cảm nhận được
	 - Thơm nức: Thơm sực lên toả hương nồng khắp mọi nơi
Câu 2 (4 điểm )
Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi (2 điểm)
Trạng ngữ VN CN
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương ( 2 điểm )
 VN Trạng ngữ CN
- Học sinh tìm đúng bộ phận CN hoặc bộ phận VN được 0,5 điểm
- Học sinh tìm đúng bộ phận trạng ngữ được 0,25 điểm
- Sai hay thiếu bộ phận nào -> không cho điểm.
Câu 3 ( 4 điểm ):
a, Yêu cầu chung:
- Học sinh cảm thụ được đoạn văn. Viết khoảng 8 đến 10 dòng.
- Bố cục đoạn văn hợp lí. Viết văn có cảm xúc, biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, biết khai thác các yếu tố nghẹ thuật. Diễn đạt lưu loát, trong sáng, không mắc lỗi câu, lỗi chính tả thông thường.
b, Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh phải làm rõ ý cơ bản của đoạn thơ: Tác giả tả về vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ, bình dị của ngôi nhà Bác ở làng Sen. Thấy được ngôi nhà của Bác thật gần gũi, chan hoà với cảnh vật quê hương như biết bao ngôi nhà khác ở làng quê Việt Nam (2 điểm )
- Học sinh chỉ ra được và hiểu rõ ý nghĩa của các yếu tố nghệ thuật có trong đoạn thơ ( 2 điểm ).
+ Biện pháp đảo ngữ: “nghiêng nghiêng mái lợp” ( 1 điẻm )
+ Biện pháp nhân hoá: “Võng gai ru mát những trưa hè” (1 điểm )
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý hoặc khai thác các yếu tố nghệ thuật chưa đầy đủ ở mức nào thì trừ điểm từ 0,25 điểm trở lên.
- Không cảm thụ được đoạn thơ hoặc viết quá sơ sài, không rõ ý gì, không cho điểm.
Câu 4 Tập làm văn ( 7 điểm )
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh viết bài tả về người bà kính yêu của mình.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt lưu loát, trong sáng. Câu văn giàu hình ảnh, sinh động. Bài viết có sử dụng hình ảnh so sánh, không mắc lỗi câu, lỗi chính tả thông thường.
b. Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài (1,5 điểm )
* Thân bài ( 4 điểm )
- Tả hình dáng:
+ Tả bao quát ( tuổi tác, dáng người, cách ăn mặc, công việc bà thường làm.)
+ Tả cụ thể (Khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, mũi, miệng, bàn tay, làn da...)
- Tả tính tình:
Tính tình được giới thiệu thông qua cử chỉ, lời nói, việc làm.
* Kết luận ( 1,5 điểm )
Nêu tình cảm của mình đối với bà một cách giản dị, chân thành.
Lưu ý: Tuỳ theo mức độ sai sót trong từng phần bài, căn cứ vào điểm từng phần đã cho só thể trừ từ 0,25 điểm trở lên ở phần bài đó.
Bài viết lạc đề hoặc không rõ ý gì, không cho điểm.
Ghi chú: - Bài viết chữ đẹp: 0,5 điểm
 - Bài trình bày sạch, khoa học: 0,5 điểm
Trình bày đúng cả phần trên được 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_toan_lop_4_truong_tieu_hoc_thi_tran.doc