Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học 9 - Trường THCS Xuân Dương

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 3191Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học 9 - Trường THCS Xuân Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học 9 - Trường THCS Xuân Dương
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Sinh học 9
Năm học: 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: ( 4,5 điểm )
a. Nhiễm sắc thể là gì ?
b. Nêu cấu tạo và chức năng của nhiễm sắc thể.
c. Chứng minh nhiễm sắc thể có tính đặc trưng theo loài sinh vật ?
Câu 2: ( 2,0 điểm )
a. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì ? Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ?
b. Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể lại gây hại cho con người, sinh vật? Cho ví dụ.
Câu 3: ( 2,5 điểm )
a. Mô tả quá trình tự nhân đôi của ADN.
b. Chức năng của các loại ARN trong tế bào.
Câu 4: ( 4,0 điểm )
So sánh cấu tạo và chức năng của ADN và prôtêin.
Câu 5: ( 4,0 điểm ) 
Đem lai bò lông đen với bò lông vàng được F1 toàn bò lông lang trắng đen, biết rằng bò lông đen là trội so với bò lông vàng.
a. Tính trạng màu lông của bò di truyền theo qui luật nào ? 
b. Cho các con bò F1 tạp giao với nhau, kết quả phân li ở kiểu hình F2 như thế nào ?
c. Cho bò F1 lai với bò đen, kết quả đời lai có xuất hiện bò lông vàng không ? Giải thích. 
d. Có cần kiểm tra độ thuần chủng của các con bò có màu lông khác nhau không ? Vì sao ?
Câu 6: ( 3,0 điểm )
Một tế bào sinh dục của gà 2n = 78 nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể đơn trong từng cặp nhiễm sắc thể khác nhau, khi giảm phân không có trao đổi đoạn. Tế bào này nguyên phân 5 đợt ở giai đoạn sinh sản, rồi lớn lên về kích thước, sau đó trải qua giảm phân để tạo ra các tinh trùng bình thường n. 
a. Ở giai đoạn sinh sản môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu cho nguyên phân tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới ?
b. Ở giai đoạn chín (giảm phân) môi trường tế bào cần phải cung cấp thêm bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới ?
c. Số lượng tinh trùng được tạo ra là bao nhiêu ? 
d. Tính số lượng tinh trùng được tạo ra khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể ?
..
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS XUÂN DƯƠNG 
Môn: Sinh học
Câu 1 (4,5 đ)
a) NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
b) 
* Cấu tạo NST :
- NST được quan sát rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào. Lúc này nó đóng xoắn cực đại và có hình dạng đặc trưng.
- Vào kì này NST gồm hai crômatit giống hệt nhau dính nhau ở tâm động.
- Tại vị trí tâm động, NST có eo thứ nhất chia nó thành hai cánh. Trên cánh của một số NST còn có eo thứ hai.
- Mỗi crômatit có chứa một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) và một loại prôtêin là histôn.
* Chức năng :
- NST là cấu trúc mang gen. Gen nằm trên phân tử ADN của NST. Gen chứa thông tin quy định tính trạng di truyền của cơ thể.
- NST có khả năng tự nhân đôi để truyền thông tin di truyền qua các thế hệ. NST nhân đôi được nhờ phân tử ADN nằm trong nó nhân đôi. 
c) NST có tính đặc trưng theo loài sinh vật:
- Bộ NST trong tế bào của mỗi loài sinh vật đặc trưng bởi các yếu tố về số lượng và về hình dạng.
- Về số lượng:
+ Trong tế bào sinh dưỡng, tổ hợp các NST tế bào là 2n (lưỡng bội) và 2n của mỗi loài là một đặc trưng riêng. Ví dụ: ở người 2n = 46; đậu Hà Lan 2n = 14
+ Số NST đơn bội (n) trong giao tử của mỗi loài cũng đặc trưng. Ví dụ: ở người n = 23 ; đậu Hà Lan n = 7
- Về hình dạng :
Bộ NST trong tế bào 2n của mỗi loài có hình dạng đặc trưng riêng.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 (2,0 đ)
a)
- Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể, ví dụ như các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
-Tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
b) Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST.
Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3 (2,5 đ)
a)
- Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên cả hai mạch đơn của ADN
- Các loại nulêôtit trên mạch khuôn và ở môi trường nội bào kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T, G liên kết với X.
- Sự hình thành mạch mới ở hai ADN con được hình thành đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ .
- Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ và một mạch mới được tổng từ nguyên liệu của môi trường nội bào.
- Như vậy, sự sao chép ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn).
b)
- ARN thông tin (mARN) : có chức năng truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của phân tử prôtêin cần tổng hợp.
- ARN vận chuyển (tARN) : có chức năng vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin.
- ARN ribôxôm (rARN) : là thành phần cấu tạo nên ribôxôm - nơi tổng hợp prôtêin.
0,25
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4 (4 đ)
a) Điểm giống nhau:
1 - Về cấu tạo:
+ Đều thuộc loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.
+ Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, do nhiều đơn phân hợp lại. 
+ Giữa các đơn phân có các liên kết hóa học nối lại đã tạo thành mạch (chuỗi).
+ Đều có tính đa dạng và tính đặc thù do thành phần, số lượng và trật tự các đơn phân qui định.
- Về chức năng:
 Cả ADN và prôtêin đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền của cơ thể.
b) Điểm khác nhau:
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
ADN
+ Cấu tạo:
- Có cấu tạo hai mạch song song và xoắn lại.
- Đơn phân là các nuclêôtit
- Có kích thước và khối lượng lớn hơn prôtêin.
- Thành phần hoá học cấu tạo gồm C, H, O, N, P
+ Chức năng:
 Chứa gen qui định cấu trúc của prôtêin.
Prôtêin
+ Cấu tạo:
- Có câu tạo bởi một hay nhiều chuỗi axit amin
- Đơn phân là các axit amin
- Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN
- Thành phần chủ yếu cấu tạo gồm C, H, O, N.
+ Chức năng:
 Prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 5 (4 đ)
a) Tính trạng màu lông di truyền theo qui luật trội không hoàn toàn.
b)
- Qui ước : Đ là gen qui định màu lông đen
 đ là gen qui định màu lông vàng
- P : ĐĐ (Bò lông đen ) x đđ (Bò lông vàng ) 
- F1 : Đđ (Bò lông lang trắng đen) x Đđ (Bò lông lang trắng đen)
 GF1 : Đ, đ Đ, đ 
- F2
+ Kiểu gen : 1 ĐĐ : 2 Đđ : 1đđ
+ Kiểu hình : 1 lông đen : 2 lông lang trắng đen : 1 lông vàng
c) 
P: F1 (lang trắng đen) x (lông đen )
 Đđ ĐĐ 
GP : Đ , đ Đ
FB : - Kiểu gen : 1 ĐĐ : 1 Đđ
 - Kiểu hình: 1 lông đen : 1 lông lang trắng đen
 Không xuất hiện bò lông vàng vì không xuất hiện kiểu gen đđ ở phép lai trên. 
d) Không cần vì trội không hoàn toàn mỗi kiểu trên tương ứng với mỗi kiểu hình
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 6 (3 đ)
a) Ớ giai đoạn sinh sản, số lượng NST cần cung cấp là: ( 25 - 1 ). 78 NST = 2418 NST
b) NST cung cấp ở giai đoạn chín: 25 . 78 NST = 2496 NST
c) Số lượng tinh trùng tạo ra: 25 . 4 = 128
d) Số loại tinh trùng tạo ra khác nhau về nguồn gốc NST: 239 loại
0,75
0,75
0,75
0,75
Ghi chú :
- Trên đây là hướng dẫn chấm. Nếu học sinh làm bằng cách khác nhưng vẫn đúng, thì giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thê để vận dụng cho điểm.
- Điểm bài thi cho theo thang điểm từ 0 đến 20. Điểm. các phần trong bài cho lẻ đến 0,25. Điểm toàn bài sau khi cộng điểm từng phần cho lẻ tới 0,25.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_1516.doc