ĐỀ 2 Thí sinh làm bài (cả phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận) trên tờ giấy thi. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10,0 điểm) Câu 1. Châu Á có diện tích phần đất liền rộng khoảng A. 40 triệu km2. B. 41,5 triệu km2. C. 42,5 triệu km2. D. 43,5 triệu km2. Câu 2. Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 8.500km B. 9.000km C. 9.200km D. 9.500km Câu 3. Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới? Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo. Do Lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến Do ảnh hưởng của các dãy núi. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn. Câu 4. Các con sông lớn ở Bắc Á và Đông Á thường bắt nguồn từ A. Vùng núi Tây Nam Á. B. Vùng núi Bắc Á. C. Vùng núi trung tâm Châu Á. D. Vùng núi Đông Nam Á. Câu 5. Điểm nào sau đây không đúng với Châu Á? A. Là châu lục có dân số đông nhất thế giới. B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất thế giới. C. Có nhiều chủng tộc lớn. D. Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn. Câu 6. Quốc gia có sản lượng dầu mỏ nhiều nhất châu Á và đứng hàng thứ hai trên thế giới là A. I-ran B. Ả-rập Xê-Út C. Cô-oét D. I-rắc Câu 7. Hiện nay, quốc gia có số lượng gạo xuất khẩu đứng hàng thứ nhất và thứ nhì thế giới là Thái Lan, Việt Nam C. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a Ấn Độ, Băng-la-đét D. Trung Quốc, Ấn Độ Câu 8. Công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo và điện tửphát triển mạnh ở các quốc gia nào sau đây? Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ. C. Trung Quốc, Việt Nam, Mi-an-ma. Ấn Độ, Lào, Cam-pu-chia. D. Ả- rập Xê-út, Nê-pan, Cam-pu-chia. Câu 9. Tài nguyên quan trọng nhất của khu vực Tây nam Á là Than đá B. Vàng C. Kim cương D. Dầu mỏ Câu 10. Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc ở Tây Nam Á? Khí hậu khô hạn quanh năm. B. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật. C. Lượng mưa trung bình năm thấp. D. Lượng bốc hơi cao, độ ẩm không khí thấp. Câu 11. Nam Á có các hệ thống sông lớn Sông Ấn, sông Hằng, sông Mê-Công B. sông Ấn, sông Hằng, sông Ơ-phrát C. Sông Ấn, sông Hằng, sông Trường Giang D. Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút. Câu 12. Ngọn núi Phú Sĩ là biểu tượng của quốc gia nào ở Đông Á? Trung Quốc C. Triều Tiên B. Hàn Quốc D. Nhật Bản Câu 13. Ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản là Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Công nghiệp điện tử: chế tạo các thiết bị điện tử, người máy công nghiệp. Công nghiệp dệt may D. Công nghiệp khai khoáng Câu 14. Phần hải đảo của Đông Nam Á chịu những thiên tai nào? Bão tuyết C. Động đất, núi lửa B. Lốc xoáy D. Hạn hán kéo dài Câu 15. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á thuộc một trong bốn "con rồng" châu Á A. Thái Lan B. Ma-lai-xi-a C. Xin-ga-po D. Bru-nây Câu 16. Nước nào chưa tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á? Mi-an-ma C. Cam-pu-chia B. Lào D. Đông Ti-mo Câu 17. Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào: A. Điện Biên B. Hà Giang C. Khánh Hòa D. Cà Mau Câu 18. Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên: A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới. B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới. C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á Câu 19. Hai quần đảo xa bờ của nước ta là: A. Cồn Cỏ và Hoàng Sa. B. Lý Sơn và Trường Sa. C. Hoàng Sa và Trường Sa. D. Trường Sa và Côn Đảo. Câu 20. Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương Câu 21. Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là: A. Vịnh Hạ Long B. Vinh Nha Trang C. Vịnh Văn Phong D. Vịnh Cam Ranh Câu 22. Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam: A. Tây-Đông B. Bắc – Nam C. Tây Bắc- Đông Nam D. Đông Bắc – Tây Nam Câu 23. Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn A. Tiền Cambri B. Cổ sinh C. Trung sinh D. Tân kiến tạo Câu 24. Địa hình miền núi đã gây trở ngại gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi Câu 25. Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển nào với độ sâu không quá 100m? A. Vùng biển Bắc Bộ B. Vùng biển Nam Bộ. C. Vùng biển Trung Bộ D. Vùng biển Bắc Bộ và Vùng biển Nam Bộ. II. PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Vì sao nói: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam? Để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi chúng ta phải làm gì? Câu 2 (2,0 điểm): Trong một bài thơ có câu: "... Trường Sơn đông nắng, tây mưa Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình." Hãy cho biết đó là hiện tượng thời tiết gì? Nêu phạm vi, thời gian hoạt động hiện tuợng đó ở nước ta? Câu 3 (1 điểm) Trình bày những biểu hiện chính của biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì sao Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay? Câu 4 (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau : Diện tích đất nông nghiệp, dân số của cả nước và Đồng bằng Sông Hồng năm 2002: Đất nông nghiệp ( nghìn ha) Dân số ( triệu người) Cả nước 9406,8 79,7 Đồng bằng Sông Hồng 855,2 17,5 a. Vẽ biểu đồ thể hiện bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng và cả nước( ha/ người). b. Nhận xét và giải thích. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (25 câu: 10 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 6 B 11 D 16 D 21 A 2 C 7 A 12 D 17 B 22 C 3 A 8 A 13 B 18 C 23 D 4 C 9 D 14 C 19 C 24 A 5 B 10 B 15 C 20 B 25 D II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 3,0 điểm - Đồi núi chiếm 3/4 diên tích lãnh thổ và là dạng phổ biến nhất - Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên (sự phân hóa đai cao) - Đồi núi chứa nhiều tài nguyên: đất, rừng, khoáng sản, trữ năng thủy điện - Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến phát triển KT- XH: (DC) Để khai thác hợp lý tiềm năng miền đồi núi chúng ta phải: - Đẩy mạnh phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng - Tăng cường trồng và bảo vệ rừng - Khai thác nguồn tài nguyên đi đôi với bảo vệ môi trường - Xây dựng các khu công nghiệp khai thác khoáng sản, phát triển mô hình kinh tế trang trại, du lịch sinh thái. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 2 1,0 điểm - Đây là hiện tượng gió phơn (gió Tây khô nóng) - Phạm vi hoạt động: xảy ra phổ biến ở vùng Tây Bắc và vùng duyên hải Miền Trung nước ta - Thời gian diễn ra: tháng 6, 7, 8 0,5 1,0 0,5 3 1,0 điểm Những biểu hiện chính của Biến đổi khí hậu toàn cầu: - Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng- Trái Đất nóng lên (diễn giải) - Nước biển dâng, gia tăng thiên tai. (diễn giải) * Việt Nam được nhận định là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay vì: - Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có đường bờ biển dài (3260km), dải đồng bằng phân bố ven biển thấp và Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, nhất là bão nên BĐKH với những biểu hiện (.) tác động sâu sắc đến mọi mặt tự nhiên, KT- XH. - Việt Nam là nước đang phát triển, hạ tầng yếu kém, đông dân, nhận thức của hầu hết dân cư về Biến đổi khí hậu, ứng phó với Biến đổi khí hậu còn hạn chế nên Biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng. 0,25 0,25 0,25 0,25 4 4 điểm Xử lý số liệu Tính bình quân đất nông nghiệp cả nước: Cả nước: 0,12 ha/ngời, Đồng Bằng Sông Hồng: 0,05 ha/người. Vẽ biểu đồ cột: Đúng, đẹp, đầy đủ Nhận xét và giải thích: Bình quân đất Nông nghiệp cả nước gấp Đồng Bằng Sông Hồng là 2,4 lần. Bình quân đất nông nghiệp theo đầu ngời ở ĐBSH thấp nhất cả nước. Vì ĐBSH là vùng có dân c đông đúc nhất cả nước. Có mật độ dân số cao gấp 5 lần mật độ dân số cả nước. 1,0 2,0 1,0
Tài liệu đính kèm: