Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lục Nam (Có đáp án)

docx 7 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 26/09/2023 Lượt xem 550Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lục Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Lục Nam (Có đáp án)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2022 – 2023
Môn thi: Vật lí 8
Thời gian: 120 phút(Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 20/03/2023
PHÒNG GD&ĐT LỤC NAM
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 03 trang)
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm): Chọn đáp án đúng rồi ghi vào bài làm.
Câu1: Một người đi xe đạp từ nhà đến nơi làm việc mất 30phút. Đoạn đường từ nhà đến nơi làm việc dài 5,6 km. Vận tốc trung bình của người đó là
A. vtb = 11,2 km/h. B.vtb = 1,12 km/h. C.vtb = 112 km/h. D.11,2 m/s.
Câu 2: Bạn Lan nặng 50 kg, diện tích tiếp xúc với mặt sàn của một bàn chân là 0,005m2, áp suất mà bạn Lan tác dụng lên mặt sàn khi đứng bằng 2 chân là
A. p = 5000 N/m2.B. p = 10.000 N/m2. C. p = 50.000 N/m2.D. p = 20.000N/m2.
Câu 3: Một vật có khối lượng m1 = 0,5kg; vật thứ hai có khối lượng m2 = 1kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
p1 = p2. B.p1 = 2 p2 .C.2p1 = p2 . D.Không đủ điều kiện để so sánh.
Câu 4: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên vẫn tiếp tục đứng yên?
A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.
B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.
C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.
D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm cùng một đường thẳng, ngược chiều.
Câu 5: Trong một bình đựng cùng một loại chất lỏng có hai điểm A và B, áp suất tại A lớn gấp 4 lần áp suất tại B. Thông tin nào sau đây là đúng?
A.Hai điểm A và B có cùng độ cao.
B.Độ sâu của điểm A so với mặt thoáng chất lỏng lớn gấp 4 lần độ sâu của B.
	C.Độ sâu của điểm B so với mặt thoáng chất lỏng lớn gấp 4 lần độ sâu của A.
D. Độ sâu của điểm A và B chênh lệch nhau 4 m.
Câu 6: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 2dm, có trọng lượng riêng là 8000N/m3 được thả nổi vào một chậu chứa đầy nước. Thể tích nước tràn ra là
A. 8dm3.B. 4dm3. C. 6,4dm3.D. 64dm3.
Câu 7: Một vật dạng hình hộp chữ nhật có khối lượng 2kg. Đặt vật này lên mặt phẳng nằm ngang theo các mặt khác nhau thì áp suất của vật tác dụng lên mặt phẳng nằm ngang lần lượt là 1kPa, 2kPa, 4kPa. Kích thước của vật (đơn vị cm) là 
A. 6 x 8 x10. B. 5x 10 x 20. C. 8 x 10 x 20. D. 10 x 20 x 40.
Câu 8: Một chiếc xuồng máy đi xuôi dòng một con sông từ A đến B hết 2h và đi ngược từ B về A hết 3h. Hỏi vận tốc củaxuồngbằng bao nhiêu lần vận tốc của nước?
A. 2 lần.	B. 3 lần.	C. 5 lần. D. Không thể tính được.
Câu 9: Một vật có trọng lượng 4,45N ở ngoài không khí. Nhúng chìm vật vào rượu thì lúc này trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết drượu = 8000N/m3; dvật = 89000N/m3.
A. 4,45N. B. 4,25N.	 C. 4,15N.	D. 4,05N.
Câu 10: Một người đi trên đoạn đường dài 4,5 km hết thời gian 18phút, đi 4,5 km tiếp theo hết thời gian 22 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên cả 2 đoạn đường đã đi là
A. vtb = 4,5 km/h. B. vtb = 9 km/h.C. vtb = 6km/h.	D. vtb = 10m/s.
Câu 11: Một vật nặng đặt trên mặt đất nằm ngang. Dưới tác dụng của lực F1 = 500N và F2 = 150N (như hình vẽ), vật vẫn đứng yên. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lực ma sát bằng 150N hướng sang phải.
B. Lực ma sát bằng 500N hướng sang trái.
C. Hợp lực của lực ma sát và lực F2 bằng 500N hướng sang trái.
 D. Hợp lực của lực ma sát và lực kéo F1 bằng 150N hướng sang phải.
Câu 12: Dùng bình chia độ để đo thể tích của viên phấn. Thể tích nước trong bình trước và sau khi thả viên phấn vào bình là 22cm3 và 30 cm3.Thể tích viên phấn là
	A. 30cm3. B. 52 cm3. C. 8 cm3. D. Cả ba kết quả trên đều sai.
Câu 13: Một người đi xe đạp đi từ A đến B, nửa quãng đường đầu xe đi với vận tốc 20 km/h, nửa còn lại đi với vận tốc 30km/h. Vận tốc trung bình của xe đạp trên cả quãng đường là
	A. 24 km/h. B. 25 km/h. C. 50 km/h. D. 10km/h.
Câu 14: Một người dùng một mặt phẳng nghiêng dài 3m để kéo một vật có trọng lượng
1500 N lên cao 1,5 m bằng một lực kéo là 900 N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là
A. 83,33%.	B. 60%.	C. 40%.	D. 16,67%.
Câu 15: Một khối hộp lập phương có cạnh là 30cm được thả vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3, của vật là 7000N/m3. Chiều cao phần vật chìm trong nước là
A. 3cm.	B. 7cm.	C. 9cm.	D. 21cm.
Câu 16: Ba vật đặc A, B, C lần lượt có tỉ số khối lượng là 3 : 2 : 1 và tỉ số khối lượng riêng là 
4 : 5 : 3. Nhúng cả ba vật trên chìm vào nước thì tỉ số lực đẩy Ácsimét của nước lên các vật lần lượt là
	A. 12 : 10 : 3. B.4,25 : 2,5 : 1. C. 4/3 : 2,5 : 3. D. 2,25 : 1,2 : 1.
Câu 17: Một vật có khối lượng 10 kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 15m/s trong thời gian 1 phút. Công của trọng lực khi đó là
A. 0 J. B.150J. C.1500J. D.90.000 J.
Câu 18: Người ta thả vào trong bình nước một cục nước đá thì thấy một phần cục nước đá nổi trong bình. Khi nước đá tan hết thì mực nước trong bình sẽ
A. giảm xuống B.không đổi. C. dâng lênD. có thể giảm có thể tăng.
Câu 19: Một thỏi nhôm, một thỏi đồng, một thỏi sắt có cùng khối lượng được thả chìm vào trong nước. Lực đẩy Ác si mét lên thỏi nào là lớn nhất? Biết trọng lượng riêng của sắt, nhôm, đồng lần lượt là 78000N/m3; 27000N/m3; 89000N/m3.
A. Nhôm. B. Đồng. C. Sắt. D. Lực đẩy Ác si mét là như nhau.
Câu 20: Một vật chuyển động từ A đến B như sau : đoạn đường đầu đi với vận tốc v1 , đoạn đường còn lại đi với vận tốc v2.Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 
A. vtb=. B. vtb=. C. vtb=.D. vtb=.
II.TỰ LUẬN(14,0 điểm):
Câu 1. (4,0 điểm)
Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A và B nằm trên cùng một đường thẳng cách nhau 180km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A đến B là 40km/h, vận tốc của xe đi từ B đến A là 32km/h. 
a.Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ.
b. Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe lúc gặp nhau cách A bao nhiêu km?
c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?
Câu 2.(3,0 điểm)
Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ ở đáy, ống có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình A là S1, của bình B là S2 = 0,25S1 (khóa K đóng). Đổ vào bình A hai loại chất lỏng có trọng lượng riêng và mực các chất lỏng trong bình lần lượt d1 = 10 000N/m3; 
d2 = 9000N/m3 và h1 = 18cm; h2 = 4cm. Đổ vào bình B chất lỏng có chiều cao h3 = 6cm, trọng lượng riêng d3 = 8000N/m3 (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau). Mở khóa K để hai bình thông với nhau. Hãy tính:
a. Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình khi các chất lỏng đứng yên.
b.Thể tích chất lỏng có trọng lượng riêng d1 ở trong bình B. Biết bán kính đáy của bình A là 2cm.
Câu 3. (3,0 điểm)
	Một khối sắt có khối lượng m ở nhiệt độ 1500C,khi thả vào một bình nước thì làm nhiệt độ của nước tăng từ 200C lên 600C.Thả tiếp vào nước khối sắt thứ hai có khối lượng ở 1000C thì nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu? Coi như chỉ có sự trao đổi nhiệt giữa các khối sắt và nước.
Câu4. (2,0điểm) 
Một thùng hình trụ đứng đáy bằng chứa nước, mực nước trong thùng cao 80cm. Người ta thả chìm vật bằng nhôm có dạng hình lập phương có cạnh 20cm. Mặt trên của vật được móc bởi một sợi dây (bỏ qua trọng lượng của sợi dây). Nếu giữ vật lơ lửng trong thùng nước thì phải kéo sợi dây một lực 120N. Biết: Trọng lượng riêng của nước, nhôm lần lượt là d1 = 10000N/m3, d2 = 27000N/m3, diện tích đáy thùng gấp 2 lần diện tích một mặt của vật .
a Vật rỗng hay đặc? Vì sao? Tính chiều cao mực nước trong thùng sau khi thả vật.
b Tính công để kéo đều vật từ đáy thùng lên theo phương thẳng đứng cho đến khi vật vừa ra khỏi mặt nước.
Câu 5. (2,0 điểm) 
Cho một bình đựng nước, một bình đựng dầu, một lực kế, một quả nặng có móc treo. Nêu cách xác định trọng lượng riêng của dầu. Biết quả nặng có thể bỏ lọt và chìm hoàn toàn trong bình đựng nước và bình đựng dầu. Cho trọng lượng riêng của nước là dn.
. HẾT ............................................
Cán bộ coi thi khônggiải thíchgì thêm.
Họ và tên thí sinh:................................................. Số báo danh:.
Giám thị 1 (Họ tên và ký).......................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký).......................................................................
Hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
C
D
D
B
A
B
C
D
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
C
D
A
A
D
D
A
B
A
D
II. TỰ LUẬN
Câu
Nội dung
Điểm
1
8h
A
B
C
D
E
7h
8h
Gặp nhau
7h
a. Quãng đường xe đi từ A đến thời điểm 8h là :
 SAC = 40.1 = 40 (km)
 Quãng đường xe đi từ B đến thời điểm 8h là :
 SBD = 32.1 = 32 (km)
 Vậy khoảng cách 2 xe lúc 8 giờ là :
 SCD = SAB - SAC - SBD = 180 - 40 - 32 = 108 (km).
b. Gọi t là khoảng thời gian 2 xe từ lúc bắt đầu đi đến khi gặp nhau. Ta có:
 Quãng đường từ A đến khi gặp nhau là :
 SAE = 40.t (km)
 Quãng đường từ B đến khi gặp nhau là :
 SBE = 32.t (km)
Mà : SAE + SBE = SAB Hay 40t + 32t =180 => 72t = 180 
 => t = 2,5
Vậy : - Hai xe gặp nhau lúc: 7 + 2,5 = 9,5 (giờ), hay 9 giờ 30 phút.
 - Quãng đường từ A đến điểm gặp nhau là: 
 SAE = 40. 2,5 = 100 (km).
c. Thời điểm hai xe cách nhau 10 km
│x1 - x2│= 10
+ Trường hợp 1: x1 - x2 = 10 thay được t = 8h
Vậy hai xe cách nhau 10 km lúc 16h
+ Trường hợp 2: x1 - x2 = -10 thay được t = 6h
Vậy hai xe cách nhau 10 km lúc 14h
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
0, 5
0,25
0,5
0,5
2
 a) Gọi các chất lỏng có trọng lượng riêng d1; d2; d3 lần lượt là chất lỏng (1); (2); (3)
Xét điểm N trong bình B nằm tại mặt phân cách giữa lớp chất lỏng 1 và chất lỏng 3. Điểm M nằm trong bình A cùng mặt phẳng nằm ngang với điểm N. Ta có áp suất của cột chất lỏng gây lên tại điểm M và N là: 
 X
 (1)
 3
 (2)
h2
h3
N
M
.
.
A
B
H
PM = d2.h2 + d1.x (x là độ dày lớp chất lỏng 1 nằm trên M)
PN = d3.h3
Mà PM = PN => d2.h2 + d1.x = d3.h3
Thay số ta được x = 1,2cm
Vậy mặt thoáng chất lỏng 3 trong bình B 
cao hơn cao hơn mặt thoáng chất lỏng 2 
trong bình A là: y = h3 – (h2 + x) = 0,8cm
b) Tiết diện của bình A là S1 = 3,14.22 = 12,56cm2
 S2 = S1/4 = 3,14cm2
Thể tích chất lỏng 1 trong bình B là: VB = S2.H = 3,14.H cm3
Thể tích chất lỏng 1 còn lại ở bình A là:
VA = S1.(H + x) = 12,56. (H + 1,2) cm3
Thể tích chất lỏng 1 khi đổ vào bình A lúc đầu là:
V = S1.h1 = 12,56.18 = 226,08 cm3
Vậy ta có V = VA + VB => 226,08 = 12,56.(H + 1,2) + 3,14.H
= 15,7.H + 15,072
=> H = 13,44 cm
Vậy thể tích chất lỏng 1 có trong bình B là VB = 3,14.H = 42,2016 cm3
0,5
0,5
0,5
0,2 5
0,25
0,25
0, 5
0,25
3
Gọi khối lượng của nước trong bình là m0 (kg) (m0 > 0)
Khi bỏ khối sắt thứ nhất:
 Qtỏa= m.c.t = m.c.(150 – 60)=mc.90 (j) với c là nhiệt dung riêng của sắt
 Qthu= m0.c0.(60 – 20) =40.m0.c0 (j) Với c0 là nhiệt dung riêng của nước
Theo phương trình cân bằng nhiệt Qtỏa = Qthu
 90mc = 40m0c0m0.c0 = ( 1)
Khi bỏ khối sắt thứ hai vào bình nước :
 Qtỏa = .c.(100 – t) Với t là nhiệt độ cân bằng sau khi bỏ khối sắt thứ hai
 Qthu= m.c.(t - 60) + m0c0.(t - 60) 
Theo phương trình cân bằng nhiệt
 Qtỏa = Qthu(100 – t) = mc(t – 60) +m0c0(t – 60) (2)
Thay (1) vào (2) 
(100 – t) = mc(t – 60) + (t – 60)
 50 – 0,5t = t – 60 +2,25t – 135
 3,75t = 245 t = 65,30c
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
4
Thể tích vật V = 203 = 8000 cm3 = 8.10-3 m3.
Giả sử vật đặc thì trọng lượng của vật P =Vd2 =216N
+Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật : FA = V.d1 = 80N.
+Tổng độ lớn lực nâng vật F = 120N + 80N
do F<P nên vật này bị rỗng. Trọng lượng thực của vật 200N. 
Diện tích một mặt của hộp S1 = 20x20 = 400 cm2
Diện tích đáy thùng St = 2.S1 = 800 cm2
Thể tích nước bị chiếm chỗ bằng thể tích vật nên nước dâng lên một đoạn là
∆h = V/S2 = 8000/ 800 = 10cm 
Chiều cao mực nước trong thùng h = 80 + 10 = 90 cm
b. Công của lực kéo vật từ đáy thùng đến khi mặt trên tới mặt nước: 
 - Quãng đường kéo vật: l = 90 – 20 = 70(cm) = 0,7(m).
 - Lực kéo vật: F = 120N
 - Công kéo vật : A1 = F.l = 120.0.7 = 84(J)
. Công của lực kéo tiếp vật đến khi mặt dưới vật vừa lên khỏi mặt nước:
 - Lực kéo vật tăng dần từ 120N đến 200N 
Kéo vật lên độ cao bao nhiêu thì mực nước trong thùng hạ xuống bấy nhiêu nên quãng đường kéo vật : l/ = 10 cm = 0,1m.
 - Công của lực kéo : A2 = Ftb.l'=160.0,1=16(J)
 - Tổng công của lực kéo : A = A1 + A2 = 100J 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0.5
5
Ta lần lượt làm như sau: 
- Bước 1: Treo quả nặng vào lực kế ở trong không khí, số chỉ lực kế là P0
- Bước 2: Nhúng chìm quả nặng trong nước, số chỉ của lực kế là P1
Lực đẩy Ác-si-mét của nước tác dụng lên vật là: 
	FA1 = P0 – P1=> dnV = P0 – P1 (V là thể tích của vật)
=>
- Bước 3: Nhúng chìm quả nặng trong dầu, số chỉ của lực kế là P2
Tương tự trên ta có: FA2 = P0 – P2
=> thay các gía trị của dn, P0, P1, P2 vào ta tìm được dd
(dd là trọng lượng riêng của dầu)
Biện luận: Sai số của phép đo là do lực kế và do mắt nhìn khi đọc số chỉ của lực kế. Vậy để kết quả thu được có sai số nhỏ ta nên làm như trên vài lần rồi lấy giá trị trung bình của 3 lần đo
0,25
0,25
0,25
0,25
0, 5
0,25
Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý chấm thi. Nếu học sinh làm theo các khác mà đúng thì vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2022.docx