TRƯỜNG THCS ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 TRƯƠNG VĂN CHỈ MÔN: SINH HỌC KHỐI 9 Thời gian làm bài 60 phút ( không kể thời gian phát đề ) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Câu 1. Ô nhiễm chất phóng xạ do nguồn nào sau đây gây ra? A. Các chất thải từ khai thác khoáng sản B. Các loại thuốc diệt cỏ C. Các chát thải công nghiệp luyện kim D. Các nhà máy điện nguyên tử Câu 2. Ưu thế lai là hiện tượng: A. Con lai có tính chống chịu kém hơn bố mẹ B. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ, sinh trưởng giảm C. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ D. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ Câu 3. Yếu tố nào dưới đây thuộc nhóm nhân tố hữu sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ B. Con người và sinh vật C. Khí hậu, nước D. Sinh vật và ánh sáng Câu 4. Các con cá chép cùng sống trong hồ nước có mối quan hệ : A. Cạnh tranh B. Hội sinh C. Cộng sinh D. Vừa cộng sinh vừa cạnh tranh Câu 5. Chuỗi thức ăn nào sau đây đúng: A. Rong –> cá nhỏ–> bò –> vi sinh vật B. Cây cỏ –> chuột–> rắn–> vi sinh vật C. Lá cây –> dê –> lợn –> vi sinh vật D. Lúa –> chim –> thỏ–> vi sinh vật Câu 6. Yếu tố nào sau đây không phải là tác nhân hóa học gây ô nhiễm môi trường? A. Các khí thải ra từ các nhà máy công nghiệp B. Các tiếng ồn quá mức do xe cộ và các phương tiện giao thông C. Lạm dụng thuốc diệt cỏ trong bảo vệ cây trồng D. Dùng quá nhiều thuốc trừ sâu so với nhu cầu cần thiết trên đồng ruộng Câu 7. Mật độ quần thể tăng khi: A. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể B. Dịch bệnh lan tràn C. Nguồn thức ăn dồi dào D. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống Câu 8. Vào mùa đông, ruồi và muỗi phát triển yếu do: A. Nhiệt độ thấp B. Ánh sáng yếu C. Thiếu thức ăn D. Dịch bệnh nhiều Câu 9. Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch: A. Tảo và nấm sống với nhau thành địa y. B. Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu C. Hổ đuổi bắt hươu D. Sự cạnh tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ Câu 10. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của : A.Nhân tố vô sinh và hữu sinh tác động lên sinh vật B. Cơ thể sống này với các cơ thể sống khác C. Cơ thể sinh vật với môi trường D. Cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định Câu 11. Động vật nào dưới đây thộc nhóm động vật ưa khô: A. Lạc đà B. Ốc sên C. Giun đất D. Ếch Câu 12. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là: A. Giao phấn xảy ra ở thực vật B. Giao phối ngẫu nhiên ở động vật C. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn vá giao phối cận huyết ở động vật D. Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) ( B )Câu 1. Công nghệ sinh học là gì? gồm những lĩnh vực nào? ( 2 điểm ) ( H )Câu 2. Nêu các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường? ( 2 điểm ) ( VDC )Câu 3. Vẽ một lưới thức ăn trong đó có đủ 3 thành phần: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải? ( 2 điểm ) ( VDT )Câu 4. Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn? ( 1 điểm ) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC HỌC KỲ II - LỚP 9 – Năm học 2015-2016 I/ PHẤN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ). Mỗi câu đúng 0,25 điểm CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CHỌN D D B A B B C A C D A C II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) - Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. ( 1 điểm ) - Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực: Công nghệ lên men, Công nghệ tế bào, Công nghệ emzim. Công nghệ chuyển nhân và chuyển vôi, Công nghệ sinh học xử lý môi trường, Công nghệ gen, Công nghệ sinh học y dược. ( 1 điểm ) Câu 2. ( 2 điểm ) Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm như: các biện pháp xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời ( 1 điểm ) xây dựng nhiều công viên, trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu,....Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo duc để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm. ( 1 điểm ) Câu 3: ( 2 điểm) *Vẽ đúng một lưới thức ăn trong đó có đủ 3 phần: sinh vật sản suất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. (2 điểm) Câu 4. ( 1 điểm ) - Cây sống nơi ẩm ướt thiếu ánh sáng có phiến lá rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng có phiến là hẹp mô giậu phát triển (rêu, lúa nước....) ( 0,5 điểm) - Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc là và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai ( xương rồng, thuốc bỏng.....) ( 0.5 điểm )
Tài liệu đính kèm: