SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN ĐỀ THI HỌC KỲ I ( Năm học: 2015 – 2016) Môn: Ngữ văn lớp 11 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) ---------------------- I. Đọc - hiểu ( 4 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực...” 1/ Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn trích mô tả cảnh tượng gì? ( 1 điểm) 2/ Vì sao tác giả lại gọi cảnh tượng trong đoạn trích là “ Cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? ( 1 điểm) 3/ Đoạn trích trình bày theo phương thức biểu đạt nào? ( 0,5 điểm) 4/ Chỉ ra yếu tố tương phản trong cảnh tượng sau : “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng” ( 0,5 điểm) 5/ Viết đoạn văn(10-15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về sức mạnh cảm hóa con người bằng nhân cách cao cả. ( 1 điểm) II. Làm văn ( 6 điểm): Phân tích bi kịch tha hóa của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. --------------------- Hết --------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11 ( KIỂM TRA HỌC KÌ I1) I. Đọc - hiểu ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Học sinh trả lời rõ các yêu cầu: - Đoạn trích trích trong tác phẩm " Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân. - Đoạn trích mô tả cảnh tượng cho chữ trong đề lao ...................................................................................... Học sinh giải thích rõ: Cảnh cho chữ trong đề lao là cảnh tượng xưa nay chưa từng có" vì: - Không gian, thời gian đặc biệt. - Vị thế các nhân vật bị đảo ngược. ( H/s có thể có nhiều cách trả lời, GV tùy vào câu trả lời của HS để đánh giá, cho điểm phù hợp) ...................................................................................... - Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là miêu tả. ...................................................................................... - Yếu tố tương phản trong cảnh tượng: Tử tù cho chữ uy nghi, đĩnh đạc >< viên quản ngục khúm núm, run rẩy nhận chữ. ..................................................................................... Đoạn văn cần đảm các yêu cầu sau - Về hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn ( Không xuống dòng, có câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) - Về nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản phải chỉ ra được: có thể giáo dục người khác bằng nhân cách, bằng tình cảm, tình thương... mà không cần đến những bài học giáo huấn, những hình phạt, những qui định khắt khe ... - Từ ngữ, câu văn chính xác; diễn đạt gãy gọn; lời văn có cảm xúc; chữ viết cẩn thận, rõ ràng ... 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm II. Làm văn a/ Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận - Kết cấu 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, - Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu - Chữ viết rõ ràng, cẩn thận b/ Yêu cầu về kiến thức: b1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và tấn bi kịch của Chí Phèo. b2. H/s phân tích rõ bi kịch bị tha hóa của nhân vật Chí Phèo - Giải thích sơ bộ bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát. - Tóm tắt quá trình tha hóa của Chí Phèo: + Từ khi ra đời Chí Phèo đã bị bỏ rơi bên cái lò gạch cũ, tuổi thơ lang thang đi ở, cho đến năm 20 tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến. Đó là quãng đời lương thiện với những ước mơ giản dị và lối sống biết tự trọng + Vì Bá Kiến ghen nên bắt Chí Phèo đi tù, nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người, biến Chí Phèo thành một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc. + Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo say, với những tiếng chửi ( Chú ý tiếng chửi của Chí Phèo ở phần mở đầu TP), với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. - Đánh giá, nhận xét về quá trình tha hóa của Chí Phèo + Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành kẻ lưu manh, trở thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Đó chính là bi kịch của người nông dân bị bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa, bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, + Bi kịch của Chí Phèo đã lên án xã hộ bất lương, lên tiếng kêu cứu đòi quyền sống chân chính cho con người + Nhà văn xót thương cho nhân vật, cay đắng và đau đớn cùng nhân vật. Đây chính là vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho những kiếp người như Chí Phèo. b3. Nghệ thuật: + Miêu tả bi kịch điển hình của người nông dân trước CM, đi sâu vào nội tâm nhân vật. + Ngôn từ chọn lọc, cách kể chuyện độc đáo b4. Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật, khẳng định tài năng của tác giả. ( Giáo viên tùy bài làm của học sinh để linh động cho điểm, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. Khuyến khích các bài viết thể hiện tư duy sáng tạo) 1,0 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 2.0 điểm 1,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm MỞ BÀI Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa” trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện thực phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc. II. THÂN BÀI 1. Bi kịch là gì ? Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát (có thể dẫn đến cái chết). Trong văn học Việt Nam ta đã từng bắt gặp bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, bi kịch nghệ thuật của nhà văn Hộ, bi kịch của Vũ Như Tô nhưng bi kịch lạ lùng nhất là bi kịch “bị cự tuyệt quyền làm người” của Chí Phèo. 2. Bi kịch ấy ngay từ đầu tác phẩm đã hiện lên qua tiếng chửi của Chí Phèo. Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi "hắn vừa đi vừa chửi". Đó là hình ảnh vừa quen vừa lạ. Quen vì đó là tiếng chửi của những thằng say rượu. Lạ vì hắn chửi mà không có ai chửi nhau với hắn, không ai lấy làm điều. Chí "chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn". Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình. Chửi cũng là một cách để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người. Cay đắng hơn nữa, đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo lại là “tiếng chó cắn lao xao”. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa. Qua tiếng chửi ấy, ta nhận ra bốn thái độ: Thái độ của người chửi: hằn học, hận thù; thái độ người nghe: dửng dưng, khinh miệt; thái độ nhà văn: xót xa, thương cảm; thái độ người đọc: tò mò Vậy Chí Phèo là ai? 3. Bi kịch của một đứa con hoang bị bỏ rơi. Lật lại trang đời của Chí, người đọc không sao cầm được nước mắt trước một hoàn cảnh đáng thương. Ngay từ khi mới ra đời Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng. Rồi Chí được dân làng nhặt về nuôi nấng. Tuổi thơ của anh sống trong bất hạnh, tủi cực "hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến". Đây là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng đời tuổi trẻ nhiều mộng đẹp. Chí giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta cho là đáng khinh. Bị con mụ chủ bắt làm điều không chính đáng, Chí vừa làm vừa run, thấy nhục hơn là thích. Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dị: "có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Đó chính là một ước mơ lương thiện. Nhưng đớn đau thay, cái xã hội bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó của Chí khi còn trứng nước. Một cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến đã đẩy anh vào cảnh tội tù. Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cáo già biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một kẻ lưu manh hóa, một kẻ tội đồ. 4. Bi kịch tha hóa, lưu manh là con đường dẫn đến bị cự tuyệt quyền làm người. Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá hủy cả nhân tính đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc "cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết... cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế". Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che. Từ đây Chí sống bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện: "Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện". Hắn làm những việc ấy trong lúc say " ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say... đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận". Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì "những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang". Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng. Nhà văn xót thương cho nhân vật, cay đắng và đau đớn cùng nhân vật. Đây chính là vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo và yêu thương của nhà văn dành cho những kiếp người như Chí Phèo. III. KẾT BÀI Chí Phèo là một kiệt tác bất hủ bởi nó chứa đựng trong đó là tư tưởng, tình cảm lớn mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Tác phẩm Chí Phèo mãi mãi bất tử, mãi mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn người đọc mọi thời đại. Có một nhà thơ đã từng viết rằng: "Nam Cao mất và Chí Phèo vẫn sống - Nào có dài chi một kiếp người - Nhà văn chết, nhân vật từ trang sách - Vẫn ngày ngày lăn lóc giữa trần ai". Vâng! Gần một thế kỉ qua, giá trị nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm, vượt qua gió bụi thời gian, đã chứng minh sức sống mạnh mẽ, bất hủ của nó. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN BÀI LÀM VĂN SỐ 3 Môn: Ngữ văn lớp 12 ĐỀ SỐ 2 ---------------------- I. Đọc - hiểu ( 3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : Đám cứ đi... Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tầu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, xong le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma. 1/ Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Đoạn trích mô tả cảnh tượng gì? ( 1 điểm) a/ Nêu nội dung chính của đoạn trích. b/ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích? Tác dụng. c/ Cụm từ “đám cứ đi” gợi cho em suy nghĩ về điều gì? c/ Viết một đoạn văn ngắn (10-15 dòng) thể hiện suy nghĩ của mình về lối sống giả tạo. bản trên nói về điều gì? Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào? Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì? Đặt tiêu đề cho văn bản trên. Gợi ý: II. Làm văn ( 7 điểm): Phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của hai đứa trẻ lúc chiều xuống trong truyện ngắn " Hai đứa trẻ" của Thạch Lam
Tài liệu đính kèm: