PHÒNG GD&ĐT HÀ QUẢNG TRƯỜNG THCS THƯỢNG THÔN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 9 Thời gian làm bài: 45’ 1. Mục tiêu a) Kiến thức - Kiểm tra kiến thức HS từ bài 8 đến bài 11. b) Kĩ năng - HS có kĩ năng vẽ sơ đồ, kĩ năng lắp đặt mạch điện. - Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra. - Kĩ năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề. c) Thái độ - Có ý thức tự giác và nghiêm túc làm bài kiểm tra. 2. Hình thức kiểm tra: Tự luận 100% 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Chủ đề/ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TH: Lắp đặt mạch điện Biết quy trình chung lắp đặt mạch điện Phân biệt Sơ đồ nguyên lý và Sơ đồ lắp đặt Vẽ được sơ đồ lắp đặt đúng quy trình Thiết kế mạch điện theo yêu cầu Số câu: 3 Số điểm: 7đ Tỉ lệ: 70% 1 3đ 0,5 1đ 0,5 2đ 1 1đ 3 7đ Lắp đặt dây dẫn của MĐTN Biết 1 số phương pháp lắp đặt dây dẫn của MĐTN So sánh ưu, nhược điểm của 2 PP lắp đặt. Số câu: 1 Số điểm: 3đ Tỉ lệ: 30% 0,5 1đ 0,5 2đ 1 3đ Tổng Số câu: 4 Số điểm: 10đ Tỉ lệ: 100% 1,5 4đ 1 3đ 0,5 2đ 1 1đ 4 10đ 4. Biên soạn câu hỏi Câu 1(3đ): a. Em hãy phân biệt Sơ đồ nguyên lý và Sơ đồ lắp đặt. b. Vẽ Sơ đồ lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn Câu 2 (3đ): Nêu quy trình chung lắp đặt mạch điện. Câu 3 (3đ): a. Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi và mạng điện lắp đặt kiểu ngầm? b. So sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp lắp đặt trên. Câu 4 (1đ): Vẽ sơ đồ mạch điện sử dụng 2 công tắc 3 cực điều khiển 3 bóng đèn luân phiên sáng. 5. Đáp án và hướng dẫn chấm Câu Đáp án Điểm 1 a. Phân biệt Sơ đồ nguyên lý và Sơ đồ lắp đặt - SĐNL là sơ đồ chỉ thể hiện mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện - SĐLĐ là sơ đồ thể hiện rõ vị trí, cách lắp đặt các phần tử trong mạch điện b. Vẽ sơ đồ - Đúng nguyên lý - Sạch, đẹp 0,5 0,5 1,5 0,5 2 Quy trình chung lắp đặt mạch điện gồm 5 bước: Vạch dấu Khoan lỗ bảng điện Lắp TBĐ của bảng điện Nối dây mạch điện Kiểm tra 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 a. Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi và mạng điện lắp đặt kiểu ngầm? - Mạng điện lắp đặt kiểu nổi là dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ, hoặc lồng trong ống cách điện đặt dọc theo trần, cột, dầm, xà. - Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng: trần, tường, sàn b. So sánh ưu, nhược điểm của 2 phương pháp lắp đặt trên. - Lắp đặt nổi: + Ưu điểm: Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa, tránh tác hại xấu của môi trường đến dây dẫn + Nhược điểm: Không đảm bảo thẩm mĩ - Lắp đặt ngầm: + Ưu điểm: Đảm bảo thẩm mĩ; tránh tác hại xấu của môi trường đến dây dẫn + Nhược điểm: Khó kiểm tra và sửa chữa 0,5 0,5 1 1 4 Vẽ sơ đồ - Đúng nguyên lý - Sạch, đẹp 0,5 0,5 6. Xem xét lại việc biên soạn đề Thượng Thôn, ngày 15 tháng 4 năm 2016 TTCM duyệt Người ra đề Lương Thị Thụy Vũ Đức Hoàng
Tài liệu đính kèm: