ĐỀ THI HỌC KÌ II Môn : Lịch sử - Lớp 6 (Thời gian 45’) - Đề Câu 1: (3đ’) Trong thời gian Bắc thuộc nước ta đã bị mất tên, bị chia ra nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc, nhưng nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục tập quán gì? Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Thời kì Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập - Nêu được những phong tục tập quán mà nhân dân ta vẫn giữ - HS kể tên các vị anh hùng dương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc để giành độc lập cho Tổ quốc Số câu: 2 Số điểm:6 Tỉ lệ: 60% Số câu: 2 Số điểm: 6 Số câu Số điểm Số câu Số điểm Số câu:2 Số điểm: 6 2. Bước ngoặt lịch sử ở đầu thế kỉ XX - Trình bày diễn biến trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938 Phân tích ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng Đánh giá được công lao của Ngô Quyền đối với dân tộc ta Số câu: 1 Số điểm : 4 Tỉ lệ: 40% Số câu: 0,5 Số điểm: 1 Số câu: 0,25 Số điểm: 1.0 Số câu: 0,25 Số điểm: 2 Số câu Số điểm Số câu: 1 Số điểm: 4 Tổng số câu: 3 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Số câu: 2,5 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu: 0,25 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 0,25 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu Số điểm % Số câu: 3 Số điểm: 10 Câu 2: (3đ’) Em hãy kể tên những vị anh hùng đã dương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập cho Tổ quốc ? Câu 3 : (4đ’) Trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng diễn ra như thế nào? Phân tích ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với dân tộc ta. - Thiết lập ma trận: - Đáp án và thang điểm Câu 1: Trong thời gian Bắc thuộc nước ta đã bị mất tên, bị chia ra nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc, nhưng nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục tập quán : Vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên. Tục xăm mình. Tục nhuộm răng. Tục ăn trầu. Tục làm bánh chưng, bánh giầy. Thờ cúng ông bà, tổ tiên và những người có công với đất nước. Câu 2: Tên những vị anh hùng đã dương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc để giành độc lập cho Tổ quốc: Hai Bà Trưng. Bà Triệu. Lý Bí. Triệu Quang Phục. Mai Thúc Loan. Phùng Hưng. Khúc Thừa Dụ. Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền. Câu 3 : + Trình bày diễn biến: 2.0 đ Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. (0.5 đ) Lúc này, nước triều đang dâng cao, quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng. (0.5 đ) Quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. (0.5 đ) Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn. (0.5 đ) Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. + Ý nghĩa: Chiến thắng này đã kết thúc sự thống trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. (0.5 đ) Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. (0.5 đ) + Công lao của Ngô Quyền: Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc đã mưu trí, dũng cảm đánh tan giặc. (0.5 đ) Mở đầu thời kì phong kiến độc lập đầu tiên ở Việt Nam.( 0.5 đ)
Tài liệu đính kèm: