Đề thi học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn Tiếng Việt

doc 15 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I - Năm học 2014 - 2015 môn Tiếng Việt
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TN KQ
TL
HT 
khác	HT khác
TNKQ
TL
HT khác
Kiến thức Tiếng việt, văn học 
Số câu
3
2
5
Số điểm
1.5
1.0
2.5
Đọc
a.Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
2
Số điểm
1.0
4.0
5.0
b. Đọc hiểu
Số câu
3
2
5
Số điểm
1.5
1.0
2.5
Viết
a. Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
5.0
5.0
b. Tập làm văn
Số câu
1
1
Số điểm
5.0
5.0
Tổng
Số câu
6
2
4
1
1
10
1
3
Số điểm
3.0
6.0
2.0
4.0
5.0
5.0
5.0
10.0
MA TRẬN ĐỀ THI HKI- NĂM HỌC 2014-2015
MÔN TIẾNG VIỆTMÔN TIẾNG VIỆT
I/ Tiếng Việt (đọc) (10đ)
1/ ĐỌC – HIỂU:	Đọc thầm và làm bài tập:
BỒ NÔNG CÓ HIẾU
	Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được mà trời cứ hầm hập như nung. Như thế này không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo bầy con thơ dại, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết khi săn sóc mẹ. Bồ Nông con vâng dạ ghi lòng. 
	Từ buổi ấy, Bồ Nông hết dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đến, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khằng khiu của chú vốn đã dài, giờ như càng dài thêm ra vì lặn lội.
	Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết, song núi chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Hun hút đêm sao, mênh mông ruộng vắng, chỉ nghe thấy tiếng khua chạm cỏ khô dưới chân mình, Bồ Nông vừa sợ vừa lo. Có đêm đi tới canh một, canh hai vẫn chẳng xúc được tí gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú lại gắng gượng mò thêm.
	Theo Phong Thu.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Bác Bồ Nông hàng xóm dặn chú Bồ Nông nhỏ điều gì?
Bác phải đuổi theo đàn con thơ dại.
Dặn Bồ Nông nhỏ phải ngủ vớ mẹ.
Dặn dò mọi việc cần thiết khi săn sóc mẹ.
Dặn cách bay đuổi theo đàn trở về quê hương. 
Câu 2: Hằng ngày, chú Bồ Nông làm gì để chăm sóc mẹ ốm? (0.5đ)
Đi tìm mồi giờ đôi chân như dài ra thêm. 
Dắt mẹ đi tránh nắng và một mình đi kiếm mồi về nuôi mẹ. 
Lặn lội khắp đồng cạn, đồng sâu kiếm mồi về nuôi mẹ.
Ra đồng xúc tép, xúc cá về nuôi mẹ.
Câu 3: Chú Bồ Nông nhỏ làm gì khi bắt được mồi? (0.5đ)
Chú mừng rỡ và ăn ngay.
Chú ngậm vào miệng về nhà ăn một mình.
Chú ăn và phần còn lại thì ngậm vào miệng để phần mẹ.
Chú ngậm vào miệng để mang về phần mẹ.
Câu 4: Điều gì khiến chú Bồ Nông vượt qua nỗi sợ hãi, mệt nhọc khi tìm mồi? (0.5đ)
Thương mẹ và cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau. 
Lo mẹ và mình không đuồi kịp đàn. 
Lo mẹ không có cái ăn. 
Lo mẹ không trở về quê hương được.
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em thấy Bồ Nông con là đứa con như thế nào? (0.5đ)
	a. Chăm chỉ, chịu khó	b. Rất thương mẹ
c. Hiếu thảo với mẹ.	d. Cả a,b,c đúng.
Câu 6: Trong đoạn hai của câu truyện trên “ Từ buổi ấy  lặn lội” có những từ nào là từ láy? (0.5)
Mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu. 
Mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khẳng khiu, lặn lội.
Mát mẻ, gió gợn, lặn lội, hiu hiu, nhỏ bé.
Đêm đến, mát mẻ, mò mẫm, hiu hiu, khằng khiu, lặn lội.
Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ đúng 4 động từ có trong bài? (0.5đ)
a. hàng xóm, đuổi, gọi, con mồi. 	b. bắt, ngậm, mò, đi
	c. săn sóc, dắt, thơ dại, hiu hiu. 	d. ao khô, dặn dò, xúc, hầm hập.
Câu 8: Câu “ Khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.” Có mấy tính từ đó là những tính từ nào? 
 a. Một tính từ: nhỏ bé. b. Hai tính từ: hiu hiu, nhỏ bé. 
c. Ba tính từ: hiu hiu, nhỏ, bé. d. Bốn tính từ: nhỏ, bé, gió, gợn.
Câu 9: Câu hỏi “ Bạn ngồi im để nghe cô giáo giảng bài được không?” thể hiện thái độ gì?(0.5đ) 
Khen. 	b. Chê. 	c. Khẳng định. 	d. Yêu cầu. 
Câu 10: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ Nghị lực”? (0.5đ)
Làm việc liên tục, bền bỉ.
Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn.
Chắc chắn, bền vững, khó phá vỡ. 
Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc. 
2/ Đọc thành tiếng: (5đ)
-HS bốc thăm và đọc 1 đoạn có trong thăm rồi trả lời 1 câu hỏi về nội dung của đoạn vừa đọc.
II/ Tiếng Việt (Viết) (10đ)
1/ Chính tả: (5đ)	Chiếc xe đạp của chú Tư
Chiếc xe của chú là chiếc xe đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng. Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, khi chú ngừng đạp, chiếc xe cứ ro ro thật êm tai. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên lên lau, phủi sạch sẽ rồi mới bước vào nhà, vào tiệm. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt.
Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.
Ấy là chú dặn sắp nhỏ đứng vây quanh chiếc xe của chú.
2/ Tập làm văn: (35 phút) (5đ)
Đề bài: Hãy tả một đồ dùng học tập hoặc đồ chơi mà em thích.
ĐỌC THÀNH TIẾNG
	Gv cho HS bốc thăm, đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc:
Bài 1: Một người chính trực Trang 36
Đoạn 1: Từ đầu . . . .Vua Lý Cao Tông.
Câu hỏi: Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? (Vua Lý Anh Tông mất . . . . lập Long Cán làm vua)
Đoạn 2: Từ Một hôm. . .cử Trần Trung Tá.
Câu hỏi: Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? (Ông đã cử người có tài để giúp nước chứ ông không cử người ngày đêm hầu hạ ông bên giường bệnh).
Bài 2: Những hạt thóc giống Trang 46
Đoạn 1: Từ đầu . . . nảy mầm được.
Câu hỏi: Nhà vua đã làm thế nào tìm được người trung thực để truyền ngôi? (Nhà vua đã phát cho mỗi người một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt) 
Đoạn 2: Tiếp theo... đến hết.
Câu hỏi: Chú bé Chôm đã được hưởng những gì từ đức tính thật thà, dũng cảm của mình? (Chôm đã được vua khen và truyền ngôi báu)
Bài 3. Ông Trạng thả diều:	Trang 104
	Đoạn 1: Từ đầu  chơi diều
Câu hỏi: Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
Trả lời: Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu ngay đến đấy, có trí nhớ lạ thường, có thể thuộc 20 trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều.
	Đoạn 2: Tiếp theo .hết
Câu hỏi: Vì sao chú bé Hiền được gợi là “Ông Trạng thả diều”?
TL: Vì Hiền đỗ Trang nguyên ở tuổi 13, khi vẫn còn là một chú bé ham thích thả diều.
Bài 4. Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi	Trang 115
	Đoạn 1: Từ đầukhông nản chí
Câu hỏi: Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
TL: Đầu tiên anh làm thư kí cho một hãng buônkhai thác mỏ,
	Đoạn 2: Tiếp theo ngày một đông
Câu hỏi: Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh với các chủ tàu nước ngoài?
TL: Nhờ ông đã biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc của người Việt như: Ông cho ngườicho chủ tàu.
Bài 5. Vẽ trứng	Trang 120
	Đoạn 1: Từ đầunhư ý
Câu hỏi: Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì?
TL: Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, sau đó miêu tả nó trên giấy vẽ thật chính xác.
	Đoạn 2: Tiếp theohết
Câu hỏi: Lê-ô-nác-đô Đa Vin-xi thành đạt như thế nào?
TL: Lê-ô-nác-đô trở thanh danh họa kiệt xuấtthời đại Phục Hưng.
Bài 6. Văn hay chữ tốt	Trang 129
	Đoạn 1: Từ đầusẵn lòng
Câu hỏi: Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
TL: Ông thường bị điểm kém vì chữ viết rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
	Đoạn 2: Từ sáng sáng .hết
Câu hỏi: Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ như thế nào?
TL: Sáng sáng, ông cầm quekhác nhau.
ĐÁP ÁN
I/ Đọc – hiểu: 
-1c, 2b, 3d, 4a, 5d, 6b, 7b, 8b, 9d, 10b. 
II/ 2/ Đọc tiếng: 5 điểm
- Đọc đúng to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng quy định, diễn cảm .(5đ)
- Đọc đúng to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng quy định.(4đ)
- Đọc đúng to, rõ ràng. (3 điểm)
- Đọc to nhưng sai một số tiếng và chưa diễn cảm (2điểm)
- Đọc chậm và sai khoảng 5-6 tiếng (1 điểm) 
 - Trả lời được câu hỏi của GV nêu.(1đ) 
 PHẦN VIẾT : 10 điểm
1/CHÍNH TẢ: 5 ĐIỂM
- Bài viết không sai lỗi, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao,khoảng cách ,trình bày sạch đẹp: 5 điểm.
- Viết sai 1 lỗi trừ 0,5 điểm( sai âm đầu,vần , dấu thanh, không viết hoa)
* Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khỏang cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn  bị trừ 1 điểm tòan bài.
2/ TậP LÀM VĂN: 5 điểm
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
- Viết được bài văn miêu tả đồ vật theo yêu cầu đề bài ; bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) theo yêu cầu đã học (độ dài khoảng 15 dòng trở lên).
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng có hình ảnh; không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
- Tuỳ mức độ sai sót về yù, về diễn đạt , cách dùng từ, đặt câu và chữ viết,có thể cho các mức điểm: 4,5 ;4 ; 3,5 ; 3; 2,5 ; 2; 1,5 ; 1.,0,5.
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Số tự nhiên và phép tính với số tự nhiên
Số câu
2
1
1
1
3
2
Số điểm
2.0
1.0
2.0
1.0
3.0
3.0
Đại lượng và đo đại lượng
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
Yếu tố hình học:
Hai ĐT vuông góc, song song
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
Giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Số câu
1
1
Số điểm
2.0
2.0
Tổng
Số câu
3
2
2
1
4
4
Số điểm
3.0
2.0
4.0
1.0
4.0
6.0
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014- 2015 - KHỐI 4
MÔN TOÁN
MÔN: TOÁN
1. Số 2453 đọc là: (1 điểm)
	a. Hai nghìn bốn trăm năm mươi ba
	b. Hai nghìn bốn trăn năm ba
	c. Hai bốn năm ba
	c. Hai nghìn bốn trăm ba mươi lăm
2. Giá trị của chữ số 5 trong số 76254 là: (1 điểm)
	a. 5	b. 50	c. 500	d. 5000
3. Một lớp học có 30 học sinh. Số học sinh nữ bằng số học sinh cả lớp. Số học sinh nữ của lớp học đó là: (1 điểm)
	a. 10	b. 33	c. 90	d. 13
4. Năm 2014 thuộc thế kỉ thứ mấy? (1 điểm)
	a. XVIII	b. XIX	c. XX	d. XXI
5. Tìm x. (1 điểm)
	a. x + 207 = 816	b. x – 363 = 975
6. Đặt tính rồi tính. (1 điểm)
	a. 2416 + 5164	b. 6839 – 4982	c. 157 x 24	d. 3450 : 15
7. Hãy kể tên các cặp cạnh song song có trong hình vẽ: (1 điểm)
B
A
C
D
8. Trong hai ngày, cửa hàng vật liệu xây dựng đã bán được 3450 kg xi măng. Biết ngày thứ nhất bán được ít hơn ngày thứ hai là 150 kg xi măng. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam xi măng?(2điểm)
ĐÁP ÁN
1. a	2.b	3.a	4.d
5. Tìm x. (1 điểm)
a. x + 207 = 816
x = 816 - 207
	x = 609
b. x – 363 = 975
	x = 975 + 363
	x = 1338
6. a. 7580	b. 1857	c. 3768	d.230 (1đ)
7. Các cặp song song có trong hình vẽ là : AB và CD ; AD và BC (1đ)
8. (2đ)
	0.5đ
Bài giải:
	Ngày đầu cửa hàng bán được là: (3450 – 150) : 2 = 1650 (kg)	0.75đ	
	Ngày thứ hai cửa hàng bán được là: 1650 + 150 = 1800 (kg)	0. 5đ
	Đáp số: Ngày 1: 1650 kg xi măng;	Ngày 2: 1800 kg xi măng.	0.25đ.
(HS có thể giải theo cách khác)
MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TN KQ
TL
HT 
khác	HT khác
TNKQ
TL
HT khác
1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước 
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
2. Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
3. Buổi đầu độc lập
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
4. Nước Đại Việt thời Lý
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
5. Nước Đại Việt thời Trần.
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
6. Dãy Hoàng Liên Sơn.
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
7. Trung du Bắc Bộ
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
8. Tây Nguyên
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
1.0
1.0
1.0
1.0
9. Đồng bằng Bắc Bộ
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
Tổng
Số câu
3
3
2
2
6
4
Số điểm
3.0
3.0
2.0
2.0
6.0
4.0
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ
Phần 1: Trắc nghiệm ( 6 đ)
 Đánh dấu X vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
1. Kinh đô nước Âu Lạc đặt ở đâu? (1đ)
Mê Linh
Cổ Loa
 c. Thuận Thành
 d. Đông Hà
2. Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh thắng quân địch ở đâu? (1đ)
 a.Sông Như Nguyệt
 b. Sông Bạch Đằng
 c. Thành Thăng Long
 d. Sông Lam
3. Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa? (1đ)
Vì có mối thù nhà với Thái thú Tô Định
Vì uất ức trước cảnh mất nước
Vì căm thù giặc,thương dân bị áp bức
 d. Cả 3 ý trên đúng.
4. Khí hậu ở Tây Nguyên có: (1đ)
 a. Hai mùa không rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
 b. Hai mùa rõ rệt là mùa hạ và mùa đông.
 c. Bốn mùa xuân ,hạ ,thu,đông.
 d. Hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
5. Việc trồng rừng ,cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở vùng trung du Bắc Bộ có tác dụng gì? (1đ) 
Ngăn cản tình trạng xói mòn đất.
Phủ xanh đồi trọc.
 c. Giảm diện tích đất trống.
 d. Cả 3 ý trên đúng.
6. Những vật nuôi nào được nuôi nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ? (1đ) 
Cừu, hươu, ngựa.
Trâu, bò, dê.
Lợn, gà, vịt.
Ngựa, dê, bò.
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước? (1đ)
Câu 2: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ? (1đ)
Câu 3/Vì sao đồng bằng Bắc Bộ sản được nhiều lúa gao? (1đ) 
Câu 4/ Tại sao cần phải trồng rừng và bảo vệ rừng? (1đ)
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần 1: Trắc nghiệm mỗi câu đúng được 1 điểm
1.a 2.b 3.c 4.c 5.b 6.b 7.b 8.c
Phần 2: Tự luận
Câu 1/ Trong buổi đầu độc lập của đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất đất nước. (1đ)
Câu 2/ Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi.
Câu 3/ Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng lúa nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. (1đ)
Câu 4/ Cần phải trồng rừng và bảo vệ rừng để chống đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt, bảo vệ môi trường và sinh hoạt của con người. Đồng thời giúp giảm diện tích đất trống đồi trọc. (1đ)
MÔN KHOA HỌC
Mạch kiến thức kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Tổng
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TN KQ
TL
HT 
khác	HT khác
TNKQ
TL
HT khác
1. Trao đổi chất ở người 
Số câu
1
1
Số điểm
1.0
1.0
2. Dinh dưỡng
Số câu
1
1
1
3
Số điểm
1.0
0.5
0.5
2.0
3. Phòng bệnh
Số câu
1
1
1
1
Số điểm
0.5
1.0
0.5
1.0
4. An toàn trong cuộc sống.
Số câu
1
1
Số điểm
0.5
0.5
5. Nước.
Số câu
1
1
1
2
1
Số điểm
1.0
1.0
1.0
2.0
1.0
6. Không khí.
Số câu
1
1
2
Số điểm
1.0
1.0
2.0
Tổng
Số câu
5
1
4
1
1
10
2
Số điểm
4.5
1.0
3.0
0.5
1.0
8.0
2.0
KHOA HỌC
Câu 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy từ môi trường những gì? (1đ)
	a. Thức ăn	 b. Nước uống	 c. Không khí	 d. cả a,b,c đúng.
Câu 2: Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, người ta thường chia thức ăn làm mấy nhóm? (1đ)
a. 2 nhóm	b. 3 nhóm	c. 4 nhóm	d. 5 nhóm
 Câu 3: Trong một số thức ăn dưới đây, thức ăn nào không chứa chất bột đường?(0.5đ)
 a. Khoai lang. b. Gạo c. Tôm d. Bắp
 Câu 4:Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? (0.5đ)
 a. Để có nhiều thức ăn trong bữa ăn.	b. Ăn được nhiều món ngon. 
 c. Để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.	d. Cả 3 ý trên đều đúng.
 Câu 5: Các bệnh lây qua đường tiêu hóa là: (0.5đ)
 a. Tiêu chảy, sốt, ho, đau răng.	b. Tiêu chảy, đau bụng, nóng, ho.
 c. Tiêu chảy, tả, lị, thương hàn.	d. Tiêu chảy, đau chân, sốt.
 Câu 6: Em cần làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? (0.5đ)
a. Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối	b. Không lội qua suối khi trời mưa, bão
c. Chấp hành tốt quy định giao thông đường thủy	d. Cả a, b, c đúng.
 Câu 7: Nước tồn tại ở mấy thể? (1đ)
 a.1 	b. 2 	c.3 	d.4
Câu 8: Những việc làm nào sau đây để tiết kiệm nước? (1đ)
 a.Giặt đồ dưới vòi nước. 
 b. Khóa vòi nước khi đã dùng đủ, không để nước tràn.
 c. Lấy nước vào ly để đánh răng và khóa vòi ngay.
 d. cả b và c đều đúng.
Câu 9: Không khí có tính chất gì? (1đ)
 a. Không khí trong suốt, có hình dạng nhất định.
 b. Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định.
 c. Không khí trong suốt, có màu, có mùi, có hình dạng nhất định.
 d. Không khí trong suốt, có vị nhạt.
 Câu 10: Không khí gồm có những thành phần chính nào?(1đ)
 a. Không khí gồm 2 thành phần chính là vi khuẩn và nước.
 b. Không khí gồm 2 thành phần chính là ánh sáng và mặt trời.
 c. Không khí gồm 2 thành phần chính là ôxi và nitơ.
 d. Không khí gồm 2 thành phần chính là con người và trái đất.
 Tự luận:
 1. Nước có những tính chất gì? (1đ)
 2. Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? (1đ)
ĐÁP ÁN
1.d , 2c, 7c, 8d, 9b, 10c (Mỗi câu 1 điểm)
 3 c, 4c, 5c, 6d. (Mỗi câu 0,5 điểm)
 1. Nước có những tính chất gì? (1đ)
 Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.
 2. Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì? (1đ)
 Muốn phòng bệnh béo phì em cần: Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ,. Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục thể thao. (1đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI HKI 2014-2015 K4.doc