Đề thi học kì I môn: Ngữ văn - Khối 6 (thời gian: 90 phút, không tính thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn: Ngữ văn - Khối 6 (thời gian: 90 phút, không tính thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I môn: Ngữ văn - Khối 6 (thời gian: 90 phút, không tính thời gian giao đề)
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I
 ĐỀ A
TRƯỜNG THCS - THPT HỒNG HÀ 	 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 6
	 (Thời gian: 90 phút, không tính thời gian giao đề)
-----------------------------------------------------------------------
Câu 1: (2.0 điểm) Thế nào là truyền thuyết? Kể tên các truyền thuyết đã học trong chương trình Ngữ văn 6 kì I.
Câu 2: (1.0 điểm) Thế nào là nghĩa của từ? Giải thích nghĩa của từ “trung niên” .
Câu 3: (2.0 điểm) Cho câu sau: “Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.”
 a. Xác định cụm danh từ có trong câu trên?
 b. Phân tích cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm được?
Câu 4: (5.0 điểm) Quê ngoại (quê nội) của em ở rất xa thành phố nhưng chẳng mấy khi em về thăm. Hồi đầu năm học, bố mẹ cho phép em đi du lịch về quê. Em hãy kể lại chuyến đi về quê đó.
 Giáo viên ra đề
 Hoàng Thị Kim Lãi
 ĐỀ A
PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN 
TRƯỜNG THCS - THPT HỒNG HÀ
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Nêu đúng khái niệm truyền thuyết.
- Kể đúng 5 truyền thuyết sau: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
(1.0đ) 
(1.0đ) 
2
-Nghĩa của từ : là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ  ) mà từ biểu thị.
-Nghĩa của từ “trung niên”: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già.
(0.5đ)
(0.5đ)
3
a.Cụm danh từ: một người chồng thật xứng đáng.
b. Cấu tạo:
Phần phụ trước
Phần trung tâm
Phần phụ sau
một
người chồng
thật xứng đáng
(1.0đ)
(1.0đ)
4
- Hs có thể tùy thích chọn bất kì truyền thuyết nào để kể,song cần dùng lời văn của mình, và chọn ngôi kể phù hợp theo các yêu cầu sau
1. Mở bài: 
 Giới thiệu chung
Em được về thăm quê khi nào? (vào dịp tết, nghỉ hè)
Chuyến đi đó em đi cùng ai? (ba mẹ, anh chị, bạn bè)
Quê em ở đâu? 
2. Thân bài: Kể lại diễn biến chuyến đi của em:
Sự việc mở đầu: Trên đường đi : Cảm xúc của em lúc đó như thế nào? (hồi hộp, vui mừng)
Sự việc diễn biến:Kể chuyện về cảnh đẹp và cảnh sinh hoạt ở quê em:
+ Quang cảnh chung của quê hương(quê hương có gì thay đổi so với trước đây em từng về ) (Kể và tả)
+ Gặp họ hàng ruột thịt 
+ Thăm mộ tổ tiên (em đi cùng ai, cảm xúc của em đứng trước ngôi mộ như thế nào: buồn, bịn rịn)
+ Gặp bạn bè cùng tuổi (bạn bè có thay đổi: cao lớn hơn, chững chạc hơn, kể lại những kỉ niệm hồi còn bé giữa em và bạn ấy)
+ Dưới mái nhà người thân (cô, chú, bácquây quần trong bữa cơm gia đình ấm cúng, sau đó ngồi trò chuyện bên khay nước trà thơm do bà nội (bà ngoại) pha, kể lại những kỉ niệm trong thời gian chiến tranh của họ, kỉ niệm về ba mẹ)
c. Sự việc kết thúc: Phút chia tay ( lưu luyến, không muốn về lại thành phố, những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má vì nhớ tất cả mọi người). 
3. Kết bài: Cảm nghĩ sau chuyến đi về quê của em ( thích thú, yêu mến, gắn bó với quê hương).
(1.0đ)
(3.0đ)
(1.0đ)
* BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 4.5-5: Bài viết đảm bảo tốt các yêu cầu cả về bố cục, nội dung cũng như cách thức diễn đạt. Vào bài sáng tạo, hấp dẫn. Sử dụng đúng ngôi kể. Trình bày sạch, đẹp.
- Điểm 3.5-4 : Bài viết đảm bảo nội dung nhưng vào bài và kết bài chưa hấp dẫn.
- Điểm 2-3: Bài viết có thực hiện các yêu cầu trên. Nhưng diễn dạt chưa chặt chẽ, chưa biết dùng lời của mình. Ngôi kể chưa phù hợp.
- Điểm 1-2: Bài viết mới đảm bảo một vài yêu cầu trên. Kể chưa chính xác, chưa đầy đủ, tẩy xóa và sai chính tả nhiều.
- Điểm 0: Bài nộp giấy trắng.
Lưu ý: Giáo viên cần tôn trọng cách viết có sáng tạo, linh hoạt trong việc chấm.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan6.HH.doc