Đề thi học kì 2, năm học: 2015 – 2016 môn thi: Tiếng Việt, ( thời gian: 40 phút)

doc 17 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2, năm học: 2015 – 2016 môn thi: Tiếng Việt, ( thời gian: 40 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì 2, năm học: 2015 – 2016 môn thi: Tiếng Việt, ( thời gian: 40 phút)
Họ và tên:  , Thứ ngày tháng năm 2016.
Lớp : 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN THI: TIẾNG VIỆT, ( Thời gian: 40 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí của GV coi thi
Chữ kí của GV chấm thi
I/ Kiểm tra đọc:
1/ Đọc thành tiếng (5 điểm)
2/ Đọc hiểu (5 điểm): 
* Đọc thầm đoạn văn Biển đẹp
 Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
 Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ rực, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
 Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.
 Có một buổi nắng sớm mờ mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.
 Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà có sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.
 Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào.
 Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.
 Vũ Tú Nam.
 Dựa vào nội dung bài học, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. 
 1. Hai câu văn mở đầu bài văn giới thiệu vào lúc nào trong ngày ?
a. Cảnh biển buổi chiều.
b. Cảnh biển buổi sớm.
c. Cảnh biển buổi trưa.
 2. Tác giả so sánh những cánh buồm nâu no gió giống như con vật nào ?
a. Như đàn bướm múa lượn.
b. Như đàn cò trắng.
c. Như những cánh hải âu.
 3. Dòng nào sau đây nêu đủ những thời điểm khác nhau của biển được miêu tả trong ngày ?
a. Buổi sớm nắng sáng; buổi chiều gió mùa đông bắc; buổi sớm nắng mờ; buổi chiều nắng tàn.
b. Buổi chiều gió mùa đông bắc; buổi sớm nắng mờ; buổi chiều nắng tàn, mát dịu; buổi chiều lạnh.
c. Buổi sớm nắng sáng; buổi chiều gió mùa đông bắc; ngày mưa rào; buổi sớm nắng mờ; buổi chiều lạnh; buổi chiều nắng tàn, mát dịu.
 4. Ý chính của bài văn là gì ?
a. Tả vẻ đẹp của biển theo các thời điểm khác nhau trong một ngày.
b. Tả vẻ đẹp của biển vào những buổi sáng; buổi chiều.
c. Tả vẻ đẹp của biển vào những vào những ngày mưa, ngày nắng.
 5. Chủ ngữ trong câu: " Biển xanh veo màu mảnh trai" là 
a. Biển xanh
b. Biển
c. Biển xanh veo
 6. Trong câu: " Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào." Sự vật nào được nhân hóa ?
a. Những con sóng được nhân hóa.
b. Bãi cát được nhân hóa.
c. Cả con sóng và bãi cát đều được nhân hóa.
 7. Vị ngữ trong câu: " Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa." là những từ ngữ nào ?
a. xa lam nhạt pha màu trắng sữa
b. lam nhạt pha màu trắng sữa
c. pha màu trắng sữa
 8. Câu: " Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời." thuộc kiểu câu kể nào sau đây ?
a. Câu kể Ai làm gì ?
b. Câu kể Ai thế nào ?
c. Câu kể Ai là gì ?
 9. Chuyển câu kể sau thành câu cảm: Buổi sớm nắng sáng.
............................................................................................................................................................. 
 10. Trạng ngữ trong câu: Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. chỉ ý gì ? a. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. b. Trạng ngữ chỉ mục đích. 
c. Trạng ngữ chỉ thời gian. d. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân..
I/ Kiểm tra đọc: 
1. Đọc thàh tiếng và trả lời câu hỏi:
GV cho học sinh bốc thăm đọc các bài theo chương trình ôn tập cuối học kì 2
II. Kiểm tra viết:
1. Môn: Chính tả: Mũi Cà Mau
 Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
 Mấy trăm đời lấn luôn ra biển
 Phù sa vạn dặm tới đây tuôn
 Lắng lại; và chân người bước đến.
 Tổ quốc tôi như một con tàu
 Mũi thuyền ta đó - Mũi Cà Mau
 Những dòng sông rộng hơn ngàn thước
 Trùng điệp một màu xanh lá đước
 Đước thân cao vút, rễ ngang mình
 Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước !
 Tổ quốc tôi như một con tàu
 Mũi thuyền xé sóng - Mũi Cà Mau
 Xuân Diệu
2. Môn: Tập làm văn: 
Đề bài: Tả con vật nuôi trong nhà mà em thích.
BIỂU ĐIỂM:
 I/ Kiểm tra đọc: 
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm) 
Nội dung kiểm tra: HS đọc một đoạn văn khoảng 100 chữ và trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu.
Đánh giá dựa vào yêu cầu sau:
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ: (1 điểm). Tuỳ theo mức độ sai sót trừ điểm..
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm).
+ Đọc diễn cảm. (1 điểm)
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: (75 tiếng/ phút) (1 điểm)
+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: (1 điểm)
2. Đọc hiểu: ( 5 điểm) 
1. b Cảnh biển buổi sớm. ( 0,5 điểm) 
2. a Như đàn bướm múa lượn. ( 0,5 điểm ) 
3. c Buổi sớm nắng sáng; buổi chiều gió mùa đông bắc; ngày mưa rào; buổi sớm nắng mờ; buổi chiều lạnh; buổi chiều nắng tàn, mát dịu. ( 0,5 điểm ) 
4. a Tả vẻ đẹp của biển theo các thời điểm khác nhau trong một ngày. ( 0,5 điểm )
5. b Biển ( 0,5 điểm) 
6. a Những con sóng được nhân hóa. ( 0,5 điểm ) 
7. c pha màu trắng sữa ( 0,5 điểm ) 
8. b Câu kể Ai thế nào ? ( 0,5 điểm ) 
9. Câu cảm: A, buổi sớm nắng sáng quá ! ( 0,5 điểm ) 
10. c. Trạng ngữ chỉ thời gian. ( 0,5 điểm ) 
 I/ Kiểm tra viết:
1. Môn: Chính tả: ( 5 điểm)                                  
 - Bài viết không mắc lỗi, viết rõ ràng, chữ đều, đẹp (5 điểm).
 -Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm (những lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi.)
- Nếu cả bài viết đúng chính tả nhưng cỡ chữ sai hoặc bài viết không sạch, tùy mức độ mà GV trừ điểm.
2- Tập làm văn : 5 điểm.
-Có đủ 3 phần của bài
- Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng , có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch.  (5 điểm)
* Mở bài : 1 điểm
-Giới thiệu được con vật theo yêu cầu của đề bài .
* Thân bài: 3 điểm
-Tả bao quát về hình dáng con vật. 0,5 điểm
-Tả chi tiết các đặc điểm của con vật. 1 điểm
- Nêu được một số hoạt động của con vật đó. 1 điểm
-Biết sử dụng từ hợp lí kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp 0,5 điểm
* Kết bài : 1 điểm
 Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.
Họ và tên:  , Thứ ngày tháng năm 2016.
Lớp : 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN THI: TIẾNG VIỆT, ( Thời gian: 40 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí của GV coi thi
Chữ kí của GV chấm thi
A. KIỂM TRA ĐỌC:
Đọc thầm bài: Vương quốc vắng nụ cười (sách Tiếng Việt tập 2 trang 132, 133 & 143,144), trả lời các câu hỏi sau:
 Câu1. Chi tiết nào trong bài cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn ?
A. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn.
B. Ngay kinh đô là nơi nhộn nhịp nhất cũng nghe tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
C. Cả hai ý trên.
 Câu 2. Vì sao cuộc sống ở vương quốc nọ buồn chán ?
A. Vì dân cư ở đó không biết múa.
B. Vì dân cư ở đó không biết cười.
C. Vì dân cư ở đó không biết hát.
 Câu 3. Nhà vua đã làm gì để nhằm tình hình ?
A. Ngài họp triều đình và cử đại thần đi du học chuyên về môn cười.
B. Ngài họp triều đình và cử đại thần đi du học chuyên về môn múa.
 Câu 4. Dòng nào dưới đây miêu tả cảnh triều đình khi vị đại thần đi học trở về ?
A. Không khí triều đình thật là ảo não.
B. Các quan ỉu xìu, nhà vua thở dài sườn sượt.
C. Cả 2 ý trên.
 Câu 5. Viên thị vệ tâu với nhà vua điều gì ?
A. Thần vừa tóm được một kẻ đang hát véo von ngoài đường.
B. Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
C. Thần vừa tóm được một kẻ đang múa ngoài đường.
 Câu 6. Cậu bé phát hiện ra chuyện buồn cười ở đâu ?
A. Trong cung đình
B. Xung quanh cậu
C. Cả 2 ý trên.
 Câu 7. Đoạn văn dưới đây có mấy câu có trạng ngữ ?
 Ngày xửa, ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì hoàn toàn không. Buổi sáng, mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn.
A. 1 câu B. 2 câu C. 3 câu
 Câu 8. Câu: " Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào." thuộc kiểu câu kể nào sau đây ?
A. Câu kể Ai làm gì ?
B. Câu kể Ai thế nào ?
C. Câu kể Ai là gì ?
 Câu 9. Chủ ngữ trong câu: Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào là:
A. Đúng lúc đó 
B. Đúng lúc đó, một viên thị vệ 
C. một viên thị vệ 
 Câu 10. Trạng ngữ trong câu: " Đúng lúc đó, một viên thị vệ hớt hải chạy vào." xác định điều gì ?
A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn. B. Trạng ngữ chỉ mục đích. 
C. Trạng ngữ chỉ thời gian. D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân..
BIỂU ĐIỂM: 
I. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Đọc hiểu: 5 điểm ( mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1: C. Cả hai ý trên.
Câu 2: B. Vì dân cư ở đó không biết cười.
Câu 3: A. Ngài họp triều đình và cử đại thần đi du học chuyên về môn cười.
Câu 4: C. Cả 2 ý trên.
Câu 5: B. Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường..
Câu 6: C. Cả 2 ý trên.
Câu 7: B. 2 câu 
Câu 8: A. Câu kể Ai làm gì ?
Câu 9: C. một viên thị vệ 
Câu 10: C. Trạng ngữ chỉ thời gian. 
Họ và tên: ...... , Thứ ngày tháng năm 2016.
Lớp : 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN THI: TOÁN, ( Thời gian: 40 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí của GV coi thi
Chữ kí của GV chấm thi
Phần 1 : Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1: Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống: 
Viết số
Đọc số
Giá trị của chữ số 7
.......................
Bốn trăm năm mươi bày triệu hai trăm mười lăm nghìn sáu trăm hai mươi bốn
................................
534936780
.................................................................................................
..................................................................................................
...............................
 Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 2: Cả tử số và mẫu số của phân số cùng chia hết cho số nào dưới đây để được phân số là: 
 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 3: Phân số nào sau đây lớn hơn 1: 
 A. B. C. D. 
Câu 4: Số thích hợp điền vào ô trống của số 618 40 để được số chia hết cho cả 2, 5 và 9 là: 
 A. 5 B. 6 C. 8 D. 4
Câu 5: Trong hình vẽ bên: 
A D E a. Cạnh AB song song với:
 A. cạnh DC và cạnh GH
 B. cạnh AE và cạnh BC 
 G C. cạnh EG và cạnh GH
 D. cạnh BH và cạnh EG
B C H 
 b. Có số góc vuông là:
 A. 5 góc B. 6 góc C. 7 góc D. 4 góc 
Câu 6: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống: 
Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1000000, quãng đường A đến B đo được 2dm. Như vậy độ dài thật của quãng đường AB là:
 A. 200000m B. 2km
 C. 2000000dm C. 20000000cm 
 Phần II. Tự luận: ( 6 điểm) 
Bài 1: Thực hiện các phép tính:
a. + .................................................................. b. .................................................................
c) ( - ) x : = ...................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 
a. 3 giờ = ...........................phút b. 1 phút 12 giây =...........................giây 
c. 2 tấn 35kg = ..........................kg d. 4m6 dm=............................ dm
Bài 3: Một hình bình hành có độ dài đáy là 35dm, chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích hình bình hành đó ?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4: Một vườn hoa hình thoi có tống độ dài hai đường chéo là 27m. Độ dài đường chéo ngắn bằng độ dài đường chéo dài. Tính diện tích vườn hoa đó.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
BIỂU ĐIỂM: 
Phần I: Trắc nghiêm: 4 điểm
Câu 1: Số hoặc chữ thích hợp vào ô trống: (1 điểm)
Viết số
Đọc số
Giá trị của chữ số 7
457215624
(0,25 điểm)
Bốn trăm năm mươi bày triệu hai trăm mười lăm nghìn sáu trăm hai mươi bốn
700000 
(0,25 điểm)
53493678
Năm mười ba triệu bốn trăm chín mươi ba nghìn sáu trăm bảy mươi tám. (0,25 điểm) 
70
(0,25 điểm)
Câu 2: D. 6 (0,5 điểm) Câu 3: B. (0,5 điểm) Câu 4: C. 8 (0,5 điểm) 
Câu 5: a. (0,5 điểm) A. cạnh DC và cạnh GH (0,25 điểm) b. C. 7 góc (0,25 điểm) 
S
Đ
Câu 6: (1 điểm) A. 200000m (0,25 điểm) B. 2k (0,25 điểm)
Đ
Đ
 C. 2000000dm (0,25 điểm) C. 20000000cm (0,25 điểm)
Phần II: Tự luận: 6 điểm
Bài 1: Thực hiện các phép tính: ( 2 điểm)
a. + = = (0,5 điểm) b. = - = (0,5 điểm)
c) ( - ) x : = = = = (1 điểm)
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
a. 3 giờ = 180phút (0,25 điểm) b. 1 phút 12 giây = 72 giây (0,25 điểm)
c. 2 tấn 35kg = 2035kg (0,25 điểm) d. 4m6 dm= 406 dm (0,25 điểm)
Bài 3: (1 điểm) Chiều cao của hình bình hành:
 35 x = 21 (m) 
 Diện tích của hình bình hành là:
 35 x 21 = 735 (m)
 Đáp số: 735 (m)
Bài 4: (2 điểm) tổng số phần bằng nhau là:
 4 + 5 = 9 ( phần)
 Độ dài đường chéo ngắn là:
 (27 : 9) x 4 = 12(m)
 Độ dài dường chéo dài là:
 27 - 12 = 15 (m)
 Diện tích của khu vườn là:
 = 90 (m)
 Đáp số: 90 (m)
Họ và tên: ...... , Thứ ngày tháng năm 2016.
Lớp : 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN THI: KHOA HỌC, ( Thời gian: 40 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí của GV coi thi
Chữ kí của GV bài thi
PHẦN I (4 điểm)
 A. Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) trước ý trả lời đúng nhất:
 Câu 1. Mắt ta nhìn thấy một vật khi nào? 
A. Khi vật phát ra ánh sáng. B. Khi vật đó được chiếu sáng.
C. Khi mắt ta chiếu ánh sáng vào vật. D. Khi vật đó trong bóng tối.
Câu 2. Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
A. Vì hoa tươi toả ra mùi hương làm ta mất ngủ.
B. Vì hoa và cây hô hấp hút khí ô-xi, thải ra khí các-bô-níc làm con người thiếu ô-xi để thở.
C. Vì hoa và cây hút khí các-bô-níc, thải khi ô-xi.
D. Vì thiếu ánh sáng.
 Câu 3. Hiện tượng nước trong tủ lạnh biến thành đá là hiện tượng gì?
 A. Ngưng tụ B. Bay hơi 
 C. Nóng chảy D. Đông đặc
 B/ Câu 4: Đúng ghi Đ, Sai ghi S vào ô trống trước những câu sau:
 1. Đọc sách dưới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu thì cũng đều hại cho mắt.
2. Nhìn trực tiếp vào đèn pha xe máy đang bật sáng không ảnh hưởng đến mắt.
 3. Đội mũ rộng vành hoặc che ô, đeo kính râm khi đi ra ngoài trời nắng.
4. Chỉ có động vật kiếm ăn vào ban ngày mới cần ánh sáng mặt trời.
PHẦN II (6 điểm)
	Câu 1 (1,5đ): Chọn các từ có trong khung để điền vào chỗ ... của các câu sau cho phù hợp (Lưu ý một từ có thể sử dụng nhiều lần)
Ni-tơ, sự cháy, quá nhanh, không khí
	a/ Ô-xi trong không khí cần cho ........................................
	b/ Càng có nhiều .................................. thì càng có nhiều ô-xi và ........................ diễn ra lâu hơn.
	c/ .................................. trong không khí không duy trì sự cháy nhưng nó giữ cho sự cháy không diễn ra .......................................
Câu 2 (1,5đ): Để phát triển bình thường thì thực vật cần có đủ những điều kiện nào?
.........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 3 (1đ): Tại sao có gió?
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
Câu 4 (2đ): Đánh mũi tên và điền tên các chất còn thiếu vào chỗ ... để hoàn thành sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật sau:
Ánh sáng mặt trời
Hấp thụ
Thải ra
Các chất
khoáng khác
Thực vật
Khí........................
Khí........................
.............................
.............................
................................................................
...........................
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHOA HỌC- LỚP BỐN
CUỐI HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2015-2016
 PHẦN I : 4 điểm
 A/ 3 điểm ( Khoanh vào mỗi câu trả lời đúng: 1 điểm)
 1. B ; 2. B ; 3. D ; 
 B/ 1 điểm ( Điền đúng chữ Đ, S vào mỗi ô trống : 0,25 điểm)
1. Đ ; 2. S ; 3. Đ ; 4. S 
 PHẦN II : 6 điểm
 	 Câu 1 (1,5đ) - Điền đúng các từ vào chỗ chấm mỗi câu : 0,5 điểm
 Các từ cần điền là: Sự cháy, không khí, sự cháy, Ni tơ, quá nhanh. 
 	 Câu 2 (1,5đ) : HS nêu đủ các điều kiện ..:được 1,5 điểm 
 Câu 3 (1 đ) : HS nêu đúng nguyên nhân sinh ra gió: 1 điểm 
 Câu 4 (2đ) : HS đánh đúng các mũi tên: 0,5 điểm
 Điền đúng các chất vào 5 ô còn thiếu : 1,5 điểm
Họ và tên:  , Thứ ngày tháng năm 2016.
Lớp : 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2015 – 2016
 MÔN THI: SỬ VÀ ĐỊA, ( Thời gian: 40 phút)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
Chữ kí của GV coi thi
Chữ kí của GV bài thi
I. PHẦN LỊCH SỬ:
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng:
1. Bia đá dựng ở Văn Miếu là để khắc tên tuổi người ? 
 a. Đỗ cử nhân	b. Đỗ tiến sĩ	 c. Đỗ tú tài
2. Nhà văn, nhà khoa học lớn thời Hậu Lê là ? 
	a. Lê Lợi	b. Nguyễn Trãi	c. Lương Thế Vinh
3. Nghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long tiêu diệt họ Trịnh, thống nhất giang sơn vào năm nào? 
	a. 1786	b. 1789	c. 1879
4. Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm ?
	a. Phát triển kinh tế.
	b. Bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc.
	c. Bảo vệ chính quyền.
5. Vào thế kỷ XVI, nước ta lâm vào tình trạng bị chia cắt là do đâu ?
	a. Do nước ngoài xâm lược.
	b. Do nhân dân nổi dậy giành đất đai.
	c. Do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
Câu 2. Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 3: Hãy điền các từ ngữ: lập căn cứ, khởi nghĩa, lật đổ, họ Nguyễn, toàn bộ vùng đất, thượng đạo vào chỗ trống cho thích hợp.
 Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lên vùng Tây Sơn .....................................
........, dựng cờ............................ .Trước khi tiến ra Thăng Long Nguyễn Huệ làm chủ ..................
.......................................... Đàng Trong, ............................ chính quyền .........................................
II. PHẦN ĐỊA LÝ:
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Ở đồng bằng duyên hải miền Trung : 
A. Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người kinh, người chăm.
B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người kinh, người chăm.
C. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người kinh.
Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vựa lúa vựa trái cây lớn nhất cả nước ? 
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
B. Có nhiều đất chua, đất mặn.
C. Người dân cần cù lao động.
3. Vùng có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta là ? 
A. Đồng bằng Nam Bộ.
B. Đồng bằng Bắc Bộ.
C. Cả hai ý A và B đều đúng.
4. Ở nước ta tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là?
A. Đồng, sắt. 
B. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt.	 
C. Dầu mỏ và khí đốt. 
Câu 2: . Điền vào ô chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai 
 a. Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn thứ hai cả nước.
 b. Đồng bằng Nam Bộ do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai 
 bồi đắp.
 c. Các đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ, hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
 d. Nghề chính của cư dân đồng bằng duyên hải miền Trung là khai thác dầu khí 
 và trồng các loại rau xứ lạnh.
Câu 3: Em hãy nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta. .......
............................................................................................................................................................BIỂU ĐIỂM:
PHẦN I: Lịch sử (5 điểm)
Câu 1: ( 2,5 điểm)
1. b. Đỗ tiến sĩ (0,5 điểm)	
2. b. Nguyễn Trãi (0,5 điểm)
3. a. 1786 (0,5 điểm)
4. b. Bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc. (0,5 điểm)
5. c. Do cuộc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến. (0,5 điểm)
Câu 2. Để khuyến khích việc học tập nhà Hậu Lê đã cho : (1,5 điểm)
- Đặt ra lễ xướng danh.
- Lễ vinh quy.
- Khắc tên người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu để tôn vinh những người có tài.
Câu 3: các từ ngữ cần điền theo thứ tự là: thượng đạo lập căn cứ, khởi nghĩa, toàn bộ vùng đất, lật đổ, họ Nguyễn, (1 điểm)
PHẦN I: Địa lí (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
1. B. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người kinh, người chăm.
2. B. Có nhiều đất chua, đất mặn.
3. C. Cả hai ý A và B đều đúng.
4. C. Dầu mỏ và khí đốt.
Câu 2: điền đúng là: S; Đ; Đ; S (1 điểm) mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu 3: Vai trò của Biển Đông đối với nước ta. (2 điểm)
- Là kho muối vô tận.
- Có nhiều khoáng sán và hải sản quý.
- Điều hòa khí hậu.
- Có nhiều bãi biển đep, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng biển.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_MON_TIENG_VIET_KI_2_LOP_4.doc