ĐỀ 1 Câu 1. (2điểm) a) Công suất là gì? Viết công thức tính công suất và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức? b) Một máy khi hoạt động với công suất 1600 W thì nâng được vật nặng 100 kg lên độ cao 12m trong 30 giây. Tính công mà máy đã thực hiện được trong thời gian nâng vật ? Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc? Câu 2. (1,5điểm) Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt? Câu 3. (1điểm) Có những hình thức truyền nhiệt chủ yếu nào? Các hình thức đó xảy ra chủ yếu trong môi trường nào? Câu 4. (1điểm) Tại sao về mùa đông chim thường hay đứng xù lông ? Câu 5. (2điểm) Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5kg nhôm từ 200C lên 900C.Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K Câu 6. (2,5điểm) Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 270C. a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu? b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.k c) Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k Bài làm: ĐỀ 2 Câu 1. (1,5 điểm) Nêu định luật về công. Động năng là gì ? Độ lớn của động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 2. (1,5 điểm) Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 90N, đi liền một mạch trong 3 giờ được 36km. Tính công suất trung bình của con ngựa. Câu 3. (2 điểm) Nêu khái niệm đối lưu? Nói nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K có nghĩa là gì ? Câu 4. (1,5 điểm) Có những cách nào làm thay đổi nhiệt năng của một miếng đồng ? nêu ví dụ cho từng cách ? Câu 5. (1 điểm) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng ? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào ? Câu 6. (2,5 điểm) Thả một quả cầu bằng đồng được đun nóng đến nhiệt độ 1200C vào 0,5kg nước ở 300C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 400C. Cho rằng quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là: 380J/kg.K, 4200J/kg.K a) Hỏi nhiệt độ của quả cầu và nước khi cân bằng là bao nhiêu ? b) Tính nhiệt lượng của nước thu vào ? c) Tính khối lượng của quả cầu ? Bài làm: ĐỀ 3 Câu 1 (1,5 điểm): a) Khi nào ta nói vật có cơ năng ? b) Viên đạn đang bay, lò xo bị nén đặt trên mặt đất, nước ngăn trên đập cao, ôtô đang chuyển động trên đường có những dạng cơ năng nào? Câu 2 (1,5 điểm): Tại sao về mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà mái tranh ; còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh. Câu 3 (2 điểm): Dưới tác dụng của một lực = 4000N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5m/s trong 10 phút. Tính công thực hiện được khi xe đi ừ chân dốc lên đỉnh dốc Tính công suất của động cơ. Câu 4 (2 điểm): a) Phát biểu định nghĩa nhiệt dung riêng ? b) Nói nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K có nghĩa là gì? Câu 5 (3 điểm): Một chiếc thìa nhôm nhỏ khối lượng 50g được lấy ra từ một nồi nước đang sôi rồi thả vào một chiếc cốc đựng nước ở nhiệt độ 150C. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong cốc là 350C. Coi như chỉ có thìa và nước trao đổi nhiệt với nhau. a) Tính nhiệt độ của thìa nhôm ngay sau khi có cân bằng nhiệt. b) Tính nhiệt lượng chiếc thìa tỏa ra. c) Tính khối lượng nước trong cốc. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) Cho biết, cnhôm = 380 J/kg.K , cnước = 4200 J/kg.K Bài làm: ĐỀ 4 Câu 1 (2 điểm) a. Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt năng, nhiệt lượng là gì? Kí hiệu? b. Nung nóng miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Câu 2 (2 điểm). Một người đi xe đạp đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 40m. Tính công của người đó sinh ra. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 25N, cả người và xe có khối lượng 60kg. Tính hiệu suất đạp xe. Câu 3 (1 điểm). Hãy giải thích tại sao về mùa hè ta thường mặc áo có màu sáng mà không mặc áo màu sẫm tối? Câu 4 (1 điểm). Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm mà không được đặt ở trên? Câu 5 (4 điểm). Một học sinh thả 1250g chì ở nhiệt độ 1200C vào 400g nước ở 300C làm cho nước nóng lên tới 400C. Hỏi nhiệt độ của chì khi có cân bằng nhiệt. Tính nhiệt lượng nước thu vào. Tính nhiệt dung riêng của chì. So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì trong bảng và giải thích tại sao có sự chênh lệch đó. (Cho biết Cnước = 4200J/kg.K, Cchì = 130J/kg.K) Bài làm:
Tài liệu đính kèm: