Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2014 A. Phần Nói I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) HS dự kiểm tra theo yêu cầu của giáo viên. II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) 1) Đọc thầm đoạn văn sau: Vua Lý Thái Tông đi cày Lý Thái Tông (1000 – 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân. Nhiều lần, vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng. Có vị quan thấy vua cầm cày, nói: “Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?” Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?” Để khuyến khích dùng hàng trong nước, năm 1040, vua dạy cho cung nữ dệt gấm vóc. Tháng hai âm lịch, vua cho đem gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra may áo phát cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý từ nay vua sẽ dùng gấm vóc tự dệt, không dùng hàng nước Tống nữa. Năm 1044, cả nước được mùa, vua xuống chiếu giảm một nửa tiền thuế cho dân. Nhà vua bảo : “ Trăm họ đã no đủ thì trẫm lo gì không no đủ?”. Suốt một đời làm vua, Lý Thái Tông được ca ngợi là vị vua hiền, nhưng ông cũng tự răn mình là người ít đức. Thấy các quan xử án làm nhiều người oan uổng, vua cho soạn một bộ luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đó là bộ luật đầu tiên của nước ta. Năm 1049, vua chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy bàn với triều đình rồi cho xây một ngôi chùa hình tòa sen đặt trên một cột đá ở giữa hồ sen. Đó là Chùa Một Cột có kiến trúc rất độc đáo nằm ở thủ đô Hà Nội ngày nay. Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ 2) Dựa vào nội dung bài đọc để trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu × vào £ đứng trước những ý trả lời đúng: 1. Em hiểu câu nói của vua Lý Thái Tông “ Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo ? a. Vua đi cày để trăm họ ca ngợi. b. Vua đi cày để hướng dẫn trăm họ cách cày ruộng. c. Vua đi cày để khuyến khích trăm họ chăm việc nhà nông. 2. Vì sao vua Lý Thái Tông dạy cho cung nữ dệt gấm vóc và ban hết gấm vóc của nước ngoài ở trong kho cho các quan ? a. Để tỏ ý không dùng hàng ngoại, khuyến khích dùng hàng trong nước. b. Để ban thưởng cho các quan. c. Để dạy cung nữ biết lao động. 3. Những việc làm nào cho thấy vua Lý Thái Tông rất thương dân? a. Vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và cày ruộng. b. Vua giảm thuế cho dân, cho soạn bộ luật để giảm án oan. c. Vua dạy cung nữ dệt vải, ban gấm vóc nước ngoài cho các quan. 4. Việc làm nào cho thấy vua rất quan tâm mở mang văn hóa? a. Vua cho soạn một bộ luật giúp các quan xử án có căn cứ. b. Vua cho dựng công trình kiến trúc độc đáo Chùa Một Cột. c. Vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và cày ruộng. 5. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép ? a. Trăm họ đã no đủ thì trẫm lo gì không no đủ. b. Nhiều lần, vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng. c. Thấy các quan xử án làm nhiều người oan uổng, vua cho soạn một bộ luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. 6. Câu ghép em vừa tìm được có mấy vế câu? a. Hai vế. b. Ba vế. c. Bốn vế. 7. Các vế câu của câu ghép đó nối với nhau bằng quan hệ từ gì ? a. vào b. thì c. thấy 8. Câu nào dưới đây là câu ghép có quan hệ tương phản? a. Lệnh quan ban ra, không thể không theo. b. Mặc dầu ghét người đàn bà ngoa ngoắt nhưng ai cũng thương chị ta đã mất gà lại bị đánh. c. Kẻ kia run như cầy sấy, đành cúi đầu nhận có bắt trộm gà. 9. Câu nào dưới đây là câu ghép có quan hệ nguyên nhân – kết quả a. Mạc Đỉnh Chi làm quan rất thanh liêm nên gia đình thường nghèo túng. b. Sau khi lo cho đám tang của mẹ, cuộc sống của ông vốn thanh bạch càng đạm bạc hơn. c. Vua Trần Minh Tông biết chuyện, muốn trích ít tiền trong kho, cho người đến biếu Mạc Đỉnh Chi. 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi vế câu ghép đã tìm trong câu 9. Vế 1 - Chủ ngữ: - Vị Ngữ:.. Vế 2 - Chủ ngữ: - Vị Ngữ:.. B. Phần Viết I. Chính tả: (15phút).Giáo viên đọc cho học sinh viết Bài viết: Cây cơm nguội Mang cái tên xấu xí, cây cơm nguội chẳng có hương thơm, cành cũng không thẳng và lá không to nhưng nó là sức bền, là sự kiên tâm, bất chấp đổi thay thời tiết, nó có vẻ riêng mà không cây nào sánh được. Hình như chỉ Hà Nội mới có nhiều cây này. Bóng mát lăn tăn, mùa hè xanh ngát. Mùa đông rụng hết lá, cành trơ ra từ to đến nhỏ trong sương mờ, trong mây bạc, nhìn cành khẳng khiu mà tưởng như ta đang đi trong tranh thủy mạc. Theo Băng Sơn II. Tập làm văn: Tả một người thân trong gia đình ( hoặc họ hàng ) của em. Đáp án đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt năm 2014 I. Đọc thầm: 5 điểm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1 : c Câu 6 : a Câu 2 : a Câu 7 : b Câu 3 : b Câu 8 : b Câu 4 : b Câu 9 : a Câu 5 : a Câu10 : - Chủ ngữ: Mạc Đỉnh Chi - Vị ngữ: làm quan rất thanh liêm - Chủ ngữ: gia đình - Vị ngữ: thường nghèo túng. II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1. Chính tả: 5 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5điểm -Sai 1 lỗi chính tả (âm, vần, thanh, viết hoa) trừ 0,5 điểm. -Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn: toàn bài trừ 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: 5 điểm Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau: - Viết được bài văn miêu tả bố cục rõ ràng: Mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu . - Viết đúng ngữ pháp, đúng từ, không mắc lỗi. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.) ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN TOÁN LỚP 5 - TH TRUNG HÒA 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2đ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1/ Chữ số 2 trong số thập phân 196,724 có giá trị là: 2/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm để 2m3 = dm3 a. 20 b. 200 c. 2000 d. 20000 3/ Thể tích của một bục gỗ hình lập phương có cạnh 5dm là a. 125 b. 125dm c. 125dm2 d. 125dm3 4/ Số thích hợp điền vào chỗ chấm để được 0,075kg = ......g là: 7,5 b. 0,75 c. 75 d. 750 II.PHẦN TỰ LUẬN 1/ Đặt tính, thực hiện phép tính 3256,34 + 428,57 576,40 – 59,28 625,04 x 6,5 125,76 : 1,6 2/ Điền dấu >, <, = vào chỗ trống a) 5,1 ..... 5,08 b) 12,030 ....... 12,03 c) 25,679 ........ 25,68 d) 0,919 ......... 0,92 3/ Tìm X: X x 5,3 = 9,01 x 4 4/ Một ô tô đi từ tỉnh A lúc 6 giờ và đến tỉnh B lúc 10 giờ 45 phút. Ô tô đi với vận tốc 48 km/giờ và nghỉ dọc đường mất 15 phút. Tính độ dài quảng đường từ tỉnh A đến tỉnh B. 5/ Hai hình chữ nhật có diện tích bằng nhau. Hình thứ nhất có chiều dài 15,2 m; chiều rộng 9,5 m. Hình thứ hai có chiều rộng 10 m. Tính chu vi hình chữ nhật thứ hai. ĐÁP ÁN CUỐI KÌ 2 MÔN TOÁN LỚP 5 NĂM 2014 - TH TRUNG HÒA 1 Phần I: Trắc nghiệm: 2 điểm 1 2 3 4 c b d c Phần II 1/ Đặt tính, thực hiện phép tính (2 đ) a. 3684,91 b. 517,12 c. 4062,760 d.78,6 2/ Điền dấu >, <, = vào chỗ trống: 1 điểm – Mỗi bài đúng đạt 0,25đ a) 5,1 > 5,08 b) 12,030 = 12,03 c) 25,679 .< 25,68 d) 0,919 .< 0,92 3/ Tìm X: 1 điểm X x 5,3 = 9,01 x 4 X x 5,3 = 36,04 X = 36.04 : 5,3 X = 6,8 4/ Bài toán (2 điểm) BÀI GIẢI Thời gian ô tô đi từ tỉnh A đến tỉnh B 10 giờ 45 phút – 6 giờ = 4 giờ 45 phút Thời gian ô tô chạy trên cả quảng đường 4 giờ 45 phút – 15 phút = 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Độ dài quảng đường từ tỉnh A đến tỉnh B 48 x 4,5 = 216 (km) Đáp số: 216 km 5/ Bài toán (2 điểm) BÀI GIẢI Diện tích hình chữ nhật thứ nhất 15,2 x 9,5 = 144,4 (m2) Chiều dài hình chữ nhật thứ hai 144,4 : 10 = 14,4 (m) Chu vi hình chữ nhật thứ hai (14,4 + 10) x 2 = 48,88 (m) Đáp số: 48,88 m
Tài liệu đính kèm: