Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt số 1 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm) - HS đọc một đoạn văn, thơ thuộc chủ đề đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 (GV ghi sẵn tên bài, số trang vào phiếu cho từng HS lên bốc thăm đọc thành tiếng). Yêu cầu tốc độ đọc đạt khoảng 70 tiếng/phút. - Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn, thơ vừa đọc do GV nêu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm) (Thời gian: 35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? A. Tả mùa xuân. B. Tả cây gạo. C. Tả chim. D. Tả cả cây gạo và chim. Câu 2. Bài văn tả hoa gạo màu gì? A. Màu trắng B. Màu vàng C. Màu đỏ D. Màu tím Câu 3. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? A. Vào mùa xuân B. Vào mùa hạ C. Vào mùa đông D. Vào hai mùa kế tiếp nhau Câu 4. Nhìn từ xa cây gạo giống như.....? A. Một ngôi nhà cao tầng B. Một cây thông C. Một tháp đèn khổng lồ D. Những ngọn lửa hồng tươi. Câu 5. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa? A. Cây gạo B. Cây gạo và chim chóc C. Cây gạo, chim chóc và con đò D. Chim chóc và con đò Câu 6: Câu nào dưới đây được viết theo mẫu Ai làm gì? A. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn. B. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. C. Cây gạo cao lớn, hiền lành. D. Cây gạo làm tiêu cho những con đò cập bến. * Viết tiếp vào chỗ chấm: Câu 7. Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào ? Cây gạo được so sánh với....................................... Câu 8. Hết mùa hoa cây gạo còn có nhiệm vụ gì? ....................................................................................... Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây? Mùa xuân cây gạo nở hoa rất đẹp. B/ Kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe - viết): (6 điểm) Thời gian 20 phút Ngôi nhà chung Trên thế giới có hàng trăm nước, hàng nghìn dân tộc khác nhau. Mỗi nước, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng. Nhưng tất cả đều đang sống trong một ngôi nhà chung là trái đất và có chung những việc phải làm. Đó là bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường sống, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật... 2. Tập làm văn: (4 điểm) Thời gian 20 phút Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 3 A/ Kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng (4 điểm) HS đọc một đoạn văn hoặc bài thơ đã cho và trả lờp 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên đưa ra: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. 2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6 điểm) thời gian 20 phút (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 7. Cây gạo được so sánh với hình ảnh nào? (1 điểm) Cây gạo được so sánh với một tháp đèn khổng lồ. Câu 8. Hết mùa hoa cây gạo còn có nhiệm vụ gì? (1 điểm) Làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Câu 9: (1 điểm) Mùa xuân, cây gạo nở hoa rất đẹp. B/ Kiểm tra viết: (GV cho HS làm vào giấy kiểm tra ô li) 1. Chính tả: (6 điểm) Nghe- viết: Ngôi nhà chung - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm 2. Tập làm văn: (4 điểm).Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. - Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu đề bài: 2 điểm. - Viết đúng chính tả; đặt đúng dấu câu: 1 điểm. - Biết phát biểu cảm tưởng sau khi làm xong việc: 1 điểm. Bảng ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 LỚP Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 3 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 1 2 2 7 Câu số 1,3 7 2,4 5,6 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Số điểm 1 1 1 1 4 Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 1 2 Câu số 9 8 8,9 Số điểm 1 1 2 Tổng số câu 2 1 2 2 1 1 9 Tổng số điểm 1 1 1 1 1 1 6 Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt số 2 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu - Thời gian 35 phút (6 điểm) Đọc thầm bài văn sau: HÃY CHO MÌNH MỘT NIỀM TIN Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói: - Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn. Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố: - Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này. Bố Én ôn tồn bảo: - Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng. Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua. (Theo Nguyễn Thị Thu Hà) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: 1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? (M1.0,5 điểm) A. Phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. B. Phải bay qua một cánh đồng rộng bát ngát. C. Phải bay qua một con sông nhỏ. D. Phải bay qua một khu rừng rậm rạp. 2. Những chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? (M 1 – 1 điểm) A. Én con sợ hãi nhìn dòng sông. B. Én con nhắm tịt mắt lại không dám nhìn. C. Én con sợ bị chóng mặt và rơi xuống. D. Bố mẹ động viên nhưng Én con vẫn không dám bay qua sông. 3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (M 1 – 0,5 điểm) A. Đưa cho Én con một chiếc lá và bảo đó là lá thần kì, giúp Én con qua sông an toàn. B. Bay sát Én con để phòng ngừa con gặp nguy hiểm. C. Đỡ một cánh để giúp Én con bay qua. D. Bố động viên Én rất nhiều. 4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (M 2 – 0,5 điểm) A. Nhờ chiếc lá thần kì. B. Nhờ được bố bảo vệ. C. Nhờ Én con tin rằng mình sẽ bay qua được. D. Nhờ được mẹ giúp đỡ. 5. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho thích hợp: (M 4 – 1 điểm) 1.................................gia đình Én phải bay đi xa. Bố Én đã cho én con một chiếc lá. 2 ....................................................... và tạo cho Én một niềm tin. 3................................................................................................. Bộ phận cần điền: (Để giúp Én con bay được qua sông; Để trú đông; Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm.) 6. Điền dấu thích hợp vào ô trống. (M 2 – 1 điểm) Én sợ hãi kêu lên: - Chao ôi □ Nước sông chảy siết quá □ - Con không dám bay qua à □ 7. Ghi một câu văn có hình ảnh nhân hóa ở trong bài văn để nói về Én con (M3 . 0,5đ) 8. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (M 3 – 1 điểm) a. Phải biết tin vào những phép mầu. b. Phải biết vâng lời bố mẹ. c. Phải biết cố gắng và tin vào bản thân mình. II. Đọc thành tiếng (4 điểm): Thời gian cho mỗi em khoảng 1 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh (kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng) qua các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3 - Tập 2. B/ KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả nghe - viết (15 phút) CON CÒ (Viết từ: Một con cò trắng..... ...đến hết) (Sách Tiếng Việt lớp 3 – Tập 2 –Trang 111) 2. Tập làm văn (6 điểm: 25 - 30 phút) Em hãy kể lại việc làm tốt của em để giữ gìn vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 HỌC KÌ 2 A. Kiểm tra đọc I. Đọc hiểu: (6 điểm – 35 phút) Câu 1: Đáp án A (0,5 điểm) Câu 2: Đáp án A; C; D (0,5 điểm) Câu 3: Đáp án A (0,5 điểm) Câu 4: Đáp án C (0,5 điểm) Câu 5: Thứ tự cần điền: 1: Để trú đông; 2: Để giúp Én con bay được qua sông; 3: Để vượt qua mọi khó khăn nguy hiểm. (1 điểm) Câu 6: Ô trống 1 ";" 2 điền dấu "!" (0,5 điểm) Ô trống 3 điền dấu "?" Câu 7: (0,5 điểm) - Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố: Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! - Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này. Câu 8: Câu C B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm I) Chính tả: (4 điểm- 15-20 phút) – Tốc độ đạt yêu cầu: (khoảng 70 chữ /15 phút) 1 điểm – Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm – Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm * Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai, lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường – chữ hoa): trừ 0.5 điểm. Các lỗi giống nhau chỉ trừ điểm 1 lần. II) Tập làm văn: (6 điểm 25-30 phút) Học sinh kể được một hay nhiều việc làm tốt để bảo vệ môi trường như làm trực nhật lớp, không vứt rác, giấy ra lớp hay thường xuyên lau bàn, ghế, cửa sổ dọn vệ sinh sân trường, nơi ở ... + Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. + Kĩ năng: 3 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt số 3 A. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc. Tình bạn Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân: - Cứu tôi với! Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp. Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen: - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con! Theo Mẹ kể con nghe 2. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. 1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (M1 - 0,5đ) A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát. B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo. C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. 2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (M1 - 0,5đ) A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cáo già rất sợ sư tử. C. Vì Cáo già rất sợ Cún con. 3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (M1 - 0,5đ) A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi. B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn. C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn. 4. Trong câu: "Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn." Thuộc mẫu câu gì? (M3 - 0,5đ) A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì? 5. Viết lại một câu trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa (M2 - 0,5đ) ................................................................................................................................ 6. Qua câu chuyện trên, em thấy Cún con là người như thế nào? (M3 - 0,5đ) .................................................................................................................................. 7. Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (M4 - 1đ) ................................................................................................................................. 8. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (M4 - 1đ) ................................................................................................................................... 9. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3 - 1đ) a/ Mùa thu đến làm cho bầu trời thêm xanh cánh đồng thêm rực rỡ b/ Với bao nhiêu quần áo đẹp mùa xuân như một người mẫu thời trang. B. Kiểm tra viết: 1. Chính tả (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Mặt trời xanh của tôi Viết 3 khổ thơ đầu (TV 3 tập 2 / trang 125 - 126) 2. Tập làm văn (6 điểm) Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết. Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 A/ Kiểm tra đọc: (6 điểm) CÂU 1 2 3 4 Đáp án C B A A Câu 6: Cún con rất thông minh, dũng cảm và thương bạn. Câu 8: Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè........................... Câu 9: Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3 - 1đ) a/ Mùa thu đến làm cho bầu trời thêm xanh, cánh đồng thêm rực rỡ. b/ Với bao nhiêu quần áo đẹp, mùa xuân như một người mẫu thời trang. B/ Kiểm tra viết: 1. Chính tả (4 điểm) Nghe – viết bài: Mặt trời xanh của tôi - Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. (4 điểm) - Viết sai chính tả mỗi lỗi trừ 0,5 điểm. - Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm. 2. Tập làm văn: (6 điểm) Học sinh viết được một đoạn khoảng 9 đến 10 câu. - Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm) - Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội (4 điểm) - Nêu được cảm xúc, tâm trạng, mong muốn của mình về ngày hội đó. (1điểm) Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt số 4 A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thầm và trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Trái đất Trái đất giống một con tàu vũ trụ bay trong không gian. Nó quay quanh mặt trời với vận tốc khoảng 107.000 km/giờ. Trái đất có khoảng 4,6 tỉ năm tuổi. Buổi ban đầu trái đất lạnh lẽo. Dần dần nó nóng lên đến nỗi kim loại và đá chảy ra. Kim loại chìm trong lòng trái đất còn đá thì nổi lên trên. Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống (nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất). Núi lửa, động đất, thời tiết và con người đều làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau. 1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng a. Buổi ban đầu trái đất như thế nào? A. Ấm áp B. Mát mẻ C. Giá lạnh D. Nóng bỏng b. Ngày nay kim loại có chủ yếu ở đâu trên trái đất? A. Trên bề mặt trái đất. B. Trong lòng trái đất. C. Trong lòng núi lửa. D. Trong lòng đại dương. c. Trái đất khác với các hành tinh khác ở điểm nào? A. Trái đất là hành tinh lạnh lẽo. B. Trái đất là hành tinh nóng bỏng. C. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống. D. Trái đất là hành tinh cao tuổi nhất. 2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống (...) để được câu trả lời đúng ..............................................................................làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau. (Núi lửa, cây cối, động đất, thời tiết, con người, động vật) 3. Đại dương được hình thành như thế nào? 4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ trái đất? 5. Tìm một câu trong đoạn văn trả lời cho câu hỏi Khi nào? 6. Đọc và nối 7. Em hãy chọn dấu chấm, dấu phẩy hay dấu hỏi chấm để điền vào mỗi ô trống? Bố ơi □ con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời □ Có đúng thế không, bố □ B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm): I. Chính tả: (Nghe – viết) Trăng lên ...Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không. Ánh trăng trong chảy khắp cả trên cành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa. Bức tường hoa giữa vườn sáng trắng lên, lá lựu dày và nhỏ, lấp lánh như thủy tinh... Theo THẠCH LAM II. Tập làm văn: (khoảng 35 phút) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Đáp án và hướng dẫn chấm môn Tiếng Việt học kì 2 lớp 3 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (4 điểm) Yêu cầu Điểm Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu 1 Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng) 1 Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa 1 Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc 1 II. Đọc hiểu (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 a. C 0.5 b. B 0.5 c. C 0.5 2 Núi lửa, động đất, thời tiết và con người làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau. 0.5 3 Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. 1 4 - Không phá rừng, khái thác tài nguyên bừa bãi, khí thải, ô nhiễm,.... - Trồng nhiều cây xanh,... 1 5 Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. 0.5 6 Các từ chỉ hoạt động là: bay, quay, ngưng tụ, đổ xuống 0.5 7 Bố ơi! Con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố? 1 B. BÀI KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả (4 điểm) Yêu cầu Điểm Tốc độ đạt yêu cầu (15 phút) 1 Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ 1 Bài viết không mắc quá 5 lỗi 1 Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp 1 II. Tập làm văn (6 điểm) Yêu cầu Điểm Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài 3 Viết đúng kích cỡ, kiểu chữ, đúng chính tả 1 Biết đặt câu, dùng từ 1 Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa 1
Tài liệu đính kèm: