Đề thi giữa kì 1 số 1 môn Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.

 

Mẹ là cơn gió mùa thu

 

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

 

Mẹ là đêm sáng trăng sao

 

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

 

Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ

 

Cho con thành tựu được nhờ tấm thân

 

Mẹ thường âu yếm ân cần

 

Bảo ban chỉ dạy những lần con sai

 

(“ Mẹ là tất cả” - Lăng Kim Thanh)

 

Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?

 

Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

 

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.

 

Mẹ là cơn gió mùa thu

 

Cho con mát mẻ lời ru năm nào

 

Mẹ là đêm sáng trăng sao

 

Soi đường chỉ lối con vào bến mơ

 

Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.

 

Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?

 

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)

docx 5 trang Người đăng Mai Đào Ngày đăng 04/06/2024 Lượt xem 89Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa kì 1 số 1 môn Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi giữa kì 1 số 1 môn Ngữ văn 6 (Chân trời sáng tạo) - Năm học 2023-2024 (Có đáp án)
Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Văn số 1
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Mẹ luôn mong mỏi đợi chờ
Cho con thành tựu được nhờ tấm thân
Mẹ thường âu yếm ân cần
Bảo ban chỉ dạy những lần con sai
(“ Mẹ là tất cả” - Lăng Kim Thanh)
Câu 1 (1,0 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì? Và đoạn thơ trên thuộc chủ đề nào mà em đã học?
Câu 2 (1,0 điểm) Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau.
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
Câu 4 (1,0 điểm) Hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 5 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên là gì?
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
Đáp án đề thi Văn giữa kì 1 CTST số 1
I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Thể thơ : lục bát
Chủ đề : Tình cảm gia đình
0,5
0,5
Câu 2
* HS ghi đúng 2 trong các từ :
Từ láy : mát mẻ, mong mỏi, âu yếm, bảo ban.
1,0
Câu 3
Biện pháp tu từ: So sánh
*HS ghi đúng 1 trong 2 câu thơ:
- Mẹ là cơn gió mùa thu
- Mẹ là đêm sáng trăng sao
0,5
0,5
Câu 4
Nội dung : Tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của con đối với mẹ.
1,0
Câu 5
Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn trích
- Nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm cô cùng thiêng liêng và cao cả đối với cuộc sống con người.
- Phải biết trân quý những giây phút được sống bên mẹ, trân trọng tình cảm gia đình
- Hãy thực hiện lòng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình - chăm sóc, phụng dưỡng, yêu thương cha mẹ tử tế.
- Lên án, phê phán những hành động vô lễ, ngược đãi, bất hiếu đối với cha mẹ
1,0
II.Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm
Mở bài
Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm
Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.
0,5
Thân bài
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
1,0
1,0
1,0
Kết bài
Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
0,5
III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm

Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt.
0,25

Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵen chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc.
0,5

Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.
0,25
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH CÂY NGÔ
Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn.Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẩn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà.
Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả.
Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa.
(Truyện cổ tích Việt Nam - Nguồn truyencotich.vn)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako?
A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
C. Biểu tượng cho sự sống ấm no của dân làng
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp
Câu 5. Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người?
A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em
B. Vì em bé muốn mẹ được khỏe mạnh
C. Vì em thích loại giống lạ mới thấy lần đầu
D. Vì em có lòng tốt muốn chia sẻ cho dân làng
Câu 6. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô?
A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây
B. Ca ngợi lòng hiếu thảo
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình mẫu tử
Câu 7. Trong câu văn“Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì?
A.Từ láy
B. Từ nhiều nghĩa
C. Từ ghép
D. Từ đồng âm
Câu 8. “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào?
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ mục đích
C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên.
Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng?
II. VIẾT 
Câu 1: (5,0 điểm)
Kể lại một trải nghiệm của em (Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê, với một người thân, với con vật nuôi.)
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 - 2024
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I

ĐỌC HIỂU
6,0

1
A
0,5
2
B
0,5
3
B
0,5
4
C
0,5
5
D
0,5
6
B
0,5
7
C
0,5
8
A
0,5

9
- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.
- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.
1,0

10
HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ và cộng đồng.
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_giua_ki_1_so_1_mon_ngu_van_6_chan_troi_sang_tao_nam_h.docx