§Ò thi GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI líp 6 N¨m häc 2015 - 2016 M«n thi : NGỮ VĂN Thêi gian lµm bµi : 120 phót (kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò Câu 1 (4đ) :Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong đoạn thơ sau : Chú bé loắt choắt Cái xắc xiinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng . ( Lượm- Tố Hữu) Câu 2: (4đ): Hãy sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh, kết hợp với một số từ láy để viết lại đoạn văn sau đây sao cho tạo thành một đoạn văn miêu tả mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi cảm. Trước sân trường có một cây bàng to lớn. Dưới gốc cây bàng nổi lên nhiều cái u rất to. Cành lá xòe ra rất rộng. Mùa đông lá bàng màu đỏ. Mùa hè lá bàng lại màu xanh. Câu 3 (12đ): Kể lại cuộc nói chuyện của chiếc ghế gãy với chiếc bàn trong một lần vô tình nghe được vào buổi trực nhật lớp thứ hai đầu tuần./. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Câu 1: HS chỉ ra được các biện pháp tu từ: Sử dụng từ láy; So sánh ,ẩn dụ . + Sử dụng các từ láy tượng hình: Loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh (1 đ) + So sánh : Như con chim chích. (.0,5đ) +Ẩn dụ: Đường vàng : chỉ con đường cách mạng.(1đ) -Học sinh nêu giá trị nghệ thuật của phép tu từ.: Tác giả sử dụng thành công các biện pháp NT nên đã góp phần diễn tả hình ảnh chú bé Lượm một cách sinh động và gợi cảm. Hình ảnh chú hiện lên với cái dáng nhỏ nhắn, xinh xắn, nhanh nhẹn , tinh nghịch và thật đáng yêu.. Câu 2: 4đ Yêu cầu : Viết lại đoạn văn đã cho bằng cách sử dụng nghệ thuật so sánh , nhân hóa, từ láy sao cho cách diễn đạt trở nên hay hơn. + Đưa NT so sánh vào: 1đ + Nghệ thuật nhân hóa : 1 đ + Từ láy : 1đ + Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về chính tả hay ngữ pháp : 1đ Mấu: Có thể viết lại đoạn văn đã cho như sau: Trước sân trường em sừng sững một cây bàng khổng lồ . Gốc nó rất to, người lớn dang hai tay ôm cũng không xuể. Cách mặt đất chừng một mét, thân cây nổi lên những cái u sần sùi to bằng cái mũ. Tán bàng xòe ra như một cái ô khổng lồ che rợp cả một sân trường. Màu sắc lá bàng thay đổi theo đổi theo mùa. Khi đông về, nó khoác chiếc áo màu đỏ thẫm trông thật uy nghiêm. Khi hè sang, nó lại thay cho mình chiếc áo màu xanh biêng biếc như mời gọi tiếng chim về. Câu 3: * Hình thức: (2đ). - Làm đúng thể văn kể chuyện tưởng tượng. - Bài viết có đủ 3 phần rõ ràng. - Diễn đạt lưu loát so sánh, nhân hóa. * Yêu cầu nội dung : 10đ. - Mở bài: 1,5đ. + Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy với chiếc bàn. - Thân bài: 7đ Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của cái ghế gãy. + Ghế đau đớn, kêu rên – tâm trạng buồn chán. + Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô cậu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh. + Thầm ghen tị với bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình. + Ghế mong muốn các bạn học sinh giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế có ý thức bảo vệ của công. + Thái đọ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh tự hứa sẽ chăm sóchiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập. Kết bài: 1.5đ - Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được. - Nhắc nhở mọi người cần bảo vệ của công.
Tài liệu đính kèm: