Đề thi cuối học kỳ 1 lớp 3

doc 15 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kỳ 1 lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi cuối học kỳ 1 lớp 3
ĐỀ THI HỌC KỲ 1 LỚP 3
	Đề thi kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2017 - Quận Ngô Quyền
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6đ) (Thời gian: 20 phút)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
                                                               Theo Thuỵ Chương
1. Bài văn tả cảnh vùng nào? (M1- 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Vùng biển.                     B. Vùng núi.                      C. Vùng đồng bằng.
 2. Trong một ngày, Cửa Tùng có mấy sắc màu nước biển? (M1- 0.5đ)
          Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A.  1 sắc màu.      B.  2 sắc màu.      C.   3 sắc màu.     D. 4 sắc màu
 3. Trong câu" Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục" từ nào là từ chỉ đặc điểm? (M2 - 0.5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Xanh lơ, xanh lục                  B. Nước biển           C. Chiều tà
4. Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh? (M3 – 0,5đ)
          Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
 A. Đôi bờ thôn xóm nước màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.   
 B. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
 C. Nơi dòng bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng.        
5. Em cần làm gì để các bãi biển của nước ta ngày càng sạch đẹp hơn? (M4 – 1đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Câu “Khi chiều tà, nước biển chuyển sang màu xanh lục.” thuộc mẫu câu nào đã học? (M1 - 1đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Ai là gì?           B. Ai làm gì?                  C. Ai thế nào?
7. Em đặt dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào . trong các câu văn sau: (M2-1đ)
i-sút-ca         Xta-xích        I-go cả ba bạn đều bịa chuyện        Nhưng chỉ có I-go bị gọi là kẻ nói dối xấu xa     
8. Đặt 2 câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (M3 – 1đ)
................................................................................................................................................................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết (10đ) (Thời gian: 40 phút)
1. Chính tả nghe - viết (4đ) (15 phút)
Bài viết: Vầng trăng quê em. SGK TV3 tập 1/142.
2. Tập làm văn (6đ) (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn (6-8 câu) kể về thành phố nơi em đang ở.
Đáp án đề thi kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2017 - Quận Ngô Quyền
A. Kiểm tra đọc (10đ)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4đ)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1đ
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1đ
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1đ
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1đ
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Toán
Đề số 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Bài 1. Chữ số 6 trong số 461 có giá trị là:
A. 6                B. 60              C. 600
Bài 2. Giá trị của biểu thức: 27 : 3 + 45 là:
A. 54            B. 55                C. 56
Bài 3. Điền số thích hợp điền vào chỗ chấm: 3m 8cm = .... cm.
A. 38          B. 380              C. 308
Bài 4. Hình ABCD có số góc vuông là:
A. 2
B. 3
C. 4
C. D
Bài 5. 124 x 3 = .... Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. 362             B. 372                C. 374
Bài 6. Gấp số 5 lên 4 lần ta được số......?
A. 20             B. 25               C. 30
II: Phần tự luận (6 điểm)
Bài 7. Đặt tính rồi tính
a) 125 + 238
b) 424 - 81
c) 106 x 8
d) 486 : 6
Bài 8. Một quyển sách truyện dày 128 trang. An đã đọc được 1/4 số trang đó. Hỏi còn bao nhiêu trang nữa mà An chưa đọc?
Bài 9. Tính nhanh:
a) 4 x 126 x 25
b) (9 x 8 – 12 – 5 x 12) x (1 + 2 + 3 + 4 + 5)
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Toán lớp 3
Đề số 2
Bài 1. Các bài tập dưới đây có kèm theo 4 câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (3 điểm)
Câu 1: Số lớn nhất trong các số 978, 789, 987, 897 là:
A. 987             B. 897              C. 789                 D. 978
Câu 2: Kết quả của phép tính 567 – 367 là:
A. 204            B. 200                C. 300                D. 304
Câu 3: Kết quả của phép chia 35 : 4 là:
A. 9            B. 9 (dư 2)               C. 9 (dư 3)                D. 8 (dư 3)
Câu 4: Tính: 153 × 5 = ?
A. 565            B. 555            C. 765               D. 768
Câu 5: 2m 9cm = ? cm
A. 209             B. 290 cm           C. 209 m              D. 209 cm
Câu 6: Năm nay con 8 tuổi, tuổi mẹ gấp 3 lần tuổi con. Hỏi mẹ bao nhiêu tuổi?
A. 11 tuổi           B. 21 tuổi             C. 22 tuổi                 D. 24 tuổi
Bài 2. Tính giá trị biểu thức: (2 điểm)
a. 90 + 28 : 2              b. 123 × (82 – 80)
.................... .              .....................
....................               ......................
Bài 3. Giải toán: (3 điểm)
Một cửa hàng bán được 200 mét vải xanh, số mét vải đỏ bán được bằng 1/2 số mét vải xanh. Hỏi cửa hàng đó đã bán được tất cả bao nhiêu mét vải xanh và đỏ?
Bài giải
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4. Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
a) 189 : 6 =.................
b) 250 : 5 =..................
Đề số 3
Câu 1: (1 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4):
Kết quả phép tính 152 x 4 là:
A. 408
B. 608
C. 208
Câu 2: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
36 : 3 =
A. □ 12
B. □ 21
Câu 3: (1 điểm)
Chu vi hình vuông ABCD là:
A. 6cm
B. 9cm
C.12cm
Câu 4: (1 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ trống:
6m 54cm = ..........cm
3m 2dm = ..........dm
Câu 5: (2 điểm) Tìm x:
a/ 8 x X = 184
b/ x : 5 = 156
Câu 6: (1 điểm) Đặt tính rồi tính:
a)156 + 272             c) 436 x 2
b) 689 - 295             d) 540 : 3
Câu 7: (2 điểm) Bài toán
Mẹ Nam nuôi 48 con gà. Sau đó đã bán đi 1/6 số gà. Hỏi mẹ Nam còn lại bao nhiêu con gà?
Câu 8: Trong một phép chia có số chia là 8, thương bằng 24 và số dư là 7. Tìm số bị chia?
Đề thi học kì 1 lớp 3 môn Tiếng Việt
Đề số 1
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng (1 điểm)
HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau:
1. Nắng phương nam (TV 3 tập 1 trang 94)
2. Luôn nghĩ đến miền Nam (TV 3 tập 1 trang 100)
3. Người con của Tây Nguyên (TV 3 tập 1 trang 103)
4. Cửa Tùng (TV 3 tập 1 trang 109)
5. Người liên lạc nhỏ (TV 3 tập 1 trang 112)
6. Hũ bạc của người cha (TV 3 tập 1 trang 121)
7. Đôi bạn (TV 3 tập 1 trang 130)
II. Đọc hiểu (3 điểm)
* Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất:
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi.
b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ.
c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông.
2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày?
a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực.
b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe.
c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục.
3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào?
a. Một dòng sông.
b. Một tấm vải khổng lồ.
c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim.
4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động?
a. Thuyền
b. Thổi
c. Đỏ
5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)?
a. Cửa Tùng.
b. Có ba sắc màu nước biển
c. Nước biển.
Câu 6: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp."
a. là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.
b. câu lạc bộ
Câu 7: Đặt 1 câu theo mẫu câu "Ai thế nào?"
Câu 8: Đặt 1 câu theo mẫu câu "Ai làm gì ?"
B. Viết (6 điểm)
I. Chính tả (3 điểm)
- Nghe – viết:
Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
II. Tập làm văn (3 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) giới thiệu về các thành viên trong gia đình em.
Gợi ý:
Gia đình em gồm có những ai?
Công việc của mọi người trong gia đình?
Tình cảm của em đối với mọi người trong gia đình như thế nào?
Tình cảm của mọi người đối với em như thế nào?
Bảng ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Đề số 2
I/ Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những diệu nhạc li kí, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành lá.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. lúa vàng gợn sóng. Xa xa giữa cánh đồng, đàn trâu bắt đầu ra về, lững thững từng bước nặng nề, bóng sừng trâu dưới ánh chiều, kéo dài lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Nguyễn Khắc Viện
Đọc thầm bài văn trên, sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1/ Nghĩ về quê hương, tác giả nhớ đến hình ảnh nào?
a. Cánh đồng                       b. Đàn trâu
c. Cây đa                             d. Mái đình
2/ Từ ngữ nào dưới đây tả thân cây đa?
a. rất to                                  b. ôm không xuể
c. lớn hơn cột đình                d. chót vót
3/ Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh               b. 2 hình ảnh
c. 3 hình ảnh               d. 4 hình ảnh
4/ Các từ nào dưới đây nói về đặt điểm của con người?
a/ Tiên ông, nhà vua.
b/ Chăm chỉ, tốt bụng.
c/ Nhìn ngắm, mơ ước.
5/ Đặt một câu theo mẫu: Ai thế nào?
6/ Đặt một câu theo mẫu: Ai làm gì?
7/ Khoanh vào mẫu câu "Ai là gì?"
a/ Cửa Tùng là nơi có bãi tắm đẹp nhất.
b/ Trưa, nước biển Cửa Tùng chuyển sang màu xanh lơ.
c/ Khi Chiều tà, nước biển Cửa Tùng đổi sang màu xanh lục.
8/ Trong câu "Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền'', từ chỉ hoạt động là:
a/ Vất vả.
b/ Đồng tiền 
c/ Làm lụng
II/ Chính tả - Tập làm văn: (10 điểm)
1/ Chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc chậm cho học sinh (nghe - viết) bài, thời gian khoảng 15 phút.
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những con quạ đậu trên cao nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ.
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một bức thư ngắn (5 đến 7 câu) thăm một người bạn thân của em mà em yêu mến.
 Đề số 3
I- PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
* Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 11 đến tuần 17 Tiếng Việt tập 1B trả lời 1-2 câu hỏi trong nội dung đoạn vừa đọc.
* Đọc thầm: (4 điểm)
A/ Đọc thầm bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” khoảng 08 - 10 phút.
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái.
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Vì sao nhà rông phải cao và chắc? (1 điểm)
a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.
b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
Câu 2: Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? (1 điểm)
a. Treo rất nhiều hình ảnh.
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa.
Câu 3: Gian giữa của nhà rông dùng làm gì? (1 điểm)
a. Là nơi thờ thần làng.
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..
Câu 4: Tìm hình ảnh so sánh với nhau bằng cách gạch dưới các từ ngữ được so sánh trong câu thơ sau: (0,5 điểm)
Cây cau vươn trước sân nhà
Tán cau xoè rộng như là chiếc ô.
Câu 5: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh? (0,5 điểm)
a) Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
b) Ngựa tuần tra biên giới, dừng đỉnh đèo hí vang.
c) Trẻ em như búp trên cành.
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Viết chính tả: (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Rừng cây trong nắng” SGK Tiếng Việt 3, tập 1B, trang 111.
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) về quê hương em hoặc nơi em đang sống theo gợi ý sau:
a) Quê em ở đâu?
b) Em yêu nhất cảnh gì ở quê hương?
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?
d) Tình cảm của em với quê hương như thế nào?
Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIM ĐỘNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TOÀN THẮNG
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: TOÁN - LỚP 3
Thời gian làm bài: 90 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Số 139 km đọc là:
A. Một trăm ba mươi chín             B. Một trăm ba chín ki-lô-mét
C. Một trăm ba chín                      D. Một trăm ba mươi chín ki-lô-mét
Câu 2. của 50 kg là:
A. 10            B. 250 kg            C . 10 kg            D. 25 kg
Câu 3. Kết quả của phép nhân: 117 8 là:
A. 936            B. 639            C. 963            D. 886.
Câu 4. 4m 4dm = . dm. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. 44 dm            B. 404            C. 404 dm            D. 44
Câu 5. 9 gấp lên 8 lần, rồi bớt 37 thì được:
A. 25            B. 35            C. 45            D. 72
Câu 6. Trong hình vẽ bên có số hình tam giác là:
A. 6 hình            B. 7 hình
C. 8 hình            D. 9 hình
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 7: Đặt tính rồi tính:
467 + 319                915 - 384                208 x 4               846 : 4
Câu 8: Tính giá trị của biểu thức.
a) 326 + 945 : 9 = ......................
b) (794 - 38) : 7 = ......................
Câu 9: Một đội đồng diễn thể dục có 464 học sinh, trong đó 1/4 số học sinh là học sinh nam. Hỏi đội đó có bao nhiêu học sinh nữ?
Câu 10. Trong một trại chăn nuôi, An đếm được 88 chân gà, và số heo kém số gà 4 lần. Hỏi trong trại chăn nuôi có bao nhiêu chân heo?
Đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIM ĐỘNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC TOÀN THẮNG
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3
Thời gian làm bài: 90 phút
A. KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Có đề kèm theo.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm)
BÀI ĐỌC: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.
Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM
Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?
A. Sống lẻ một mình.                 B. Sống theo đàn.                  C. Sống theo nhóm.
b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?
A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?
A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.
B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.
C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Người đi rất đông.
B. Đàn kiến đông đúc.
C. Người đông như kiến
Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:
a) Ông tôi rất thích đọc báo
b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập
c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ
d) Huy có thích học đàn không
Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.
B. KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (5 điểm) Nhà rông ở Tây Nguyên (Tiếng Việt 3- tập 1- trang 63)
(Giáo viên đọc cho học sinh viết từ “Gian đầu nhà rông ... dùng khi cúng tế.”)
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn để kể về quê hương em.
PHÒNG GD - ĐT THANH OAI
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM AN
ĐỀ BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3
Thời gian làm bài: 40 phút
A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học trong học kỳ I ở sách Tiếng Việt 3 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 - 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
2. Đọc hiểu: (4 điểm)
Đọc thầm bài Tập đọc "Người liên lạc nhỏ tuổi" và khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các bài tập sau:
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
A. Đi liên lạc với cán bộ.
B. Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây.
C. Đi đón thây mo về cúng cho mẹ ốm.
Câu 2: Vì sao Bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng?
A. Bác cán bộ già rồi.
B. Bác muốn làm thầy cúng.
C. Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ của cách mạng.
Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
A. Người đi trước làm hiệu, người đi sau tránh vào ven đường
B. Hai bác cháu cùng đi.
C. Vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ.
Câu 4: Từ chỉ đặc điểm trong câu "Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên." là:
A. đá.                          B. đường                       C. sáng
B. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả: (5 điểm) Nghe - viết: Bài Nhà rông ở Tây Nguyên "Gian đầu nhà rông .... cúng tế") (Tiếng Việt lớp 3, tập 1, trang 127)
Tập làm văn: (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu giới thiệu về tổ em.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
A/ PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
* Đọc thành tiếng: 6 điểm
Giáo viên chọn các bài đã học từ tuần 10 đến tuần 17 để cho học sinh đọc.
Đọc lưu loát trôi chảy, không mắc lỗi phát âm, tốc độ đạt yêu cầu.
* Đọc hiểu: 4 điểm
Từ câu 1 đến câu 4, đúng mỗi câu 1 điểm
Đ/a: 1 - B; 2 - C; 3 - A; 4 - C
B/ PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1. Chính tả: 5 điểm
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, viết đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ... đạt 5 điểm. GV căn cứ lỗi sai để cho điểm 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 điểm
2. Tập làm văn: 5 điểm
HS kể về tổ của mình trong lớp một đoạn văn hoàn chỉnh từ 5 đến 7 câu, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp, trình bày rõ ràng sạch sẽ: 5 điểm
Tùy mức độ thể hiện về nội dung, hình thức bài làm của HS mà GV chấm điểm 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 điểm.
Bài 1: (6đ) GV cho học sinh đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc lớp 3 tập 1 (khoảng 60 tiếng) và trả lời 1 câu hỏi của đoạn vừa đọc.
Bài 2: (4đ) Đọc thầm đoạn văn "Đường vào bản" và khoanh vào trước câu trả lời đúng cho mỗi ý sau:
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo. Nước trườn qua kẽ lá, lách qua những mỏn đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. Bên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
1- Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
                  a- Vùng núi.                   b- Vùng biển.                      c – Vùng đồng bằng.
2- Mục đích chính của đoạn văn trên là tả các gì?
             a . Tả con suối                  b. Tả con đường                c. Tả ngọn núi
3 - Em hãy gạch chân dưới sự vật và s ự vật được so sánh trong câu sau:
Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
4 – Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu sau:
Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
5. Đặt một câu theo mẫu Ai thế nào?
Bài 3: (5đ) Giáo viên đọc cho học sinh chép lại đoạn văn trong bài 'Đôi bạn" Sách TV 3 tập 1 trang 130. Viết (Từ: Hai năm sau... đến.. như sao sa)
Bài 4: (5đ) Viết một bức thư ngắn cho bạn hoặc người thân kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 vừa qua.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 
Điểm đọc: (10 đ)
Bài 1: Đọc thành tiếng: (6đ)
Phần đọc: (5đ)
Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc tốc độ đạt yêu cầu (5đ)
Đọc sai 2,3 tiếng, nghỉ hơi không đúng 2,3 chỗ, chưa thật đạt về tốc độ (4đ)
Đọc sai 4,5 tiếng, nghỉ hơi không đúng 4,5 chỗ, tốc độ 1,5 phút (3đ)
Đọc sai trên 6,8 tiếng, nghỉ hơi không đúng chỗ, tốc độ quá 2 phút (2đ)
Đọc còn phải đánh vần (1đ)
Phần trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV (1đ)
Bài 2: Đọc hiểu: (4đ)
Đúng mỗi ý 1, 2 cho (0,5đ)   Đúng mỗi ý 3, 4, 5 cho (1đ)
Đáp án đúng: 1. a            2. b
3. Con đường ven theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
4. Đường vào bản tôi phải vượt qua một con suối nước bốn mùa trong veo.
5. Tuỳ vào câu Hs đặt nhưng phả đúng với câu kiểu theo yêu cầu.
Bài 3: (5đ)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn, đúng mẫu chữ (5đ)
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai về phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ (0,5đ).
Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ (1đ) toàn bài.
Bài 4: (5đ)
GV dựa vào bài làm của HS biết kể về việc học tập của mình cho điểm tối đa còn nếu có sai sót về cách diễn đạt, dùng từ, cách trình bày... tuỳ theo mức độ để chia điểm phù hợp.
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 môn Toán (Đề số 1)
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TOÁN KHỐI 3
Năm học: 2015 – 2016
Thời gian: 40 phút
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a) Số liền trước của 160 là:
A. 161               B. 150                 C. 159                   D. 170
b) Một cái ao hình vuông có cạnh 6 m.Chu vi của hình vuông đó là:
A.24m               B.36 m                C. 10 m                  D. 12 cm
c) 9m 8cm = .... cm. Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là:
A. 98                 B. 908                 C. 980                    D. 9080
d) Gấp 7 lít lên 8 lần thì được:
A. 15 lít             B. 49 lít                C. 56 lít                  D. 65 lít
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
* Giá trị của biểu thức
2 + 8 x 5 = 50 □
32 : 4 + 4 = 12 □
Bài 3: Tính nhẩm
7 x 6 = .......                           8 x 7 = ........
63 : 9 =.......                          64 : 8 =.......
Bài 4: Đặt tính rồi tính
487 + 302                660 – 251                 124 x 3                      845 : 7
Bài 5: Tìm X:
a) X : 6 = 144                             b) 5 x X = 375
Bài 6: Một quyển truyện dày 128 trang. An đã đọc được số trang đó. Hỏi còn bao nhiêu trang truyện nữa mà An chưa đọc?
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 môn Toán (Đề số 2)
ĐỀ KIỂM TRA MÔN TOÁN LỚP 3
Học kỳ I năm học 2015-2016.
(Thời gian 40 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (1 điểm).
63 : 7 = ......                           35 : 5 = ..........
42 : 6 = ........                         56 : 7 =
Câu 2: Đặt tính rồi tính (2 điểm):
a) 235 2 =                                b) 630 : 7 =
Câu 3: Thực hiện tính (2 điểm).
a) 205 + 60 +3 = ...........           b) 462 + 7 – 40 = ................
Câu 4: (3 điểm)
Số bò nhiều hơn số trâu là 28 con. Biết rằng số trâu là 7 con. Hỏi số trâu bằng một phần mấy số bò?
Câu 5: (2 điểm)
Một hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng là 20m. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 3 môn Toán (Đề số 3)
Bài kiểm tra học kì I
Môn thi: Toán - khối 3
Thời gian: 40 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Phần trắc nghiệm: (4 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng
1. Giá trị biểu thức: 789 – 45 + 55 là:
A.100                               B.799                            C.744               D. 689
2. Giá trị biểu thức: 930 – 18 : 3 là:
A. 924                              B. 304                           C.6                   D. 912
3. 7m 3 cm = ....... cm:
A. 73                               B. 703                         C. 10                         D. 4
4. Có 750 quyển sách sách xếp đều vào 5 tủ, mỗi tủ có 2 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?
A. 75 quyển                             B. 30 quyển                          C. 60 quyển                 D. 125 quyển
5. Có 7 con vịt, số gà nhiều hơn số vịt 56 con. Hỏi số vịt bằng một phần mấy số gà?
A. 1/6                           B. 1/7                           C. 1/8                      D. 1/9
6. Một chiếc bìa hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, chiều rộng 1dm. Chu vi miếng bìa đó là bao nhiêu đề – xi – mét?
A. 52dm                     B.70cm                           C.7dm                    D. 70 dm
II/ Phần tự luận (6 điểm)
Bài1: (2 điểm) Tính giá trị của biểu thức:
267 + 125 – 278                                                   538 – 38 x 3
Bài 2. Tìm X: (2 điểm)
X : 7 = 100 + 8                                          X x 7 = 357
Bài 3: (2 điểm) Một cửa hàng có 453 kg gạo, đã bán được 1/3 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo? 
Họ và tên :................................
Lớp:......Trường TH Lê Văn Tám
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI
Năm học: 2014-2015
Môn: Toán- Lớp 3
Bài 1/ Tính nhẩm và ghi kết quả vào chỗ chấm: (2 điểm)
            63 : 9          54 : 6           6 x 8             28 : 4
            7 x 7            7 x 8             49 : 7            9 x 9
Bài 2/ Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
             235 + 312           692 – 579               128 x 4                168: 6
Bài 3/ Tính giá trị biểu thức sau: (1 điểm)
   a/ 276 + 17 x 3                  b/ 84: (23 - 20)
Bài 4/ Mẹ hái được 50 quả táo, chị hái được 35 quả táo. Số quả táo của cả mẹ và chị được xếp đều vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo? (2 điểm)
Bài 5/ Một của hàng có 552 kg gạo, cửa hàng đã bán được số gạo đó. Hỏi của hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo? (2 điểm)
Bài 6/ Tìm một số, biết rằng lấy số đó chia cho 5 thì được thương là 8 và dư là 7 (1 điểm)
Đáp án đề thi học kì 1 môn toán lớp 3
Bài 1: (2 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Bài 2: (2 điểm)
Tính mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm.
Bài 3: (1 điểm)
Mỗi phép tính đúng được 0.5 điểm.
Bài 4: (2 điểm)
Tính đúng số táo của mẹ và chị (85 quả): (0,75đ)
Tính đúng số quả táo mỗi hộ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_cuoi_hoc_ky_1_lop_3.doc