Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân Lớp : 4 A Họ và tên :. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II Năm học : 2015 - 2016 Môn : Tiếng Việt (Đọc hiểu) Thời gian : 35 phút (không kể thời gian chép đề) Ngày thi : 17/5/2016 " Điểm : Nhận xét : Học sinh đọc thầm nội dung bài Tập đọc từ 10 → 12 phút sau đó làm bài tập theo yêu cầu: Vương quốc vắng nụ cười (Tiếp theo) Cả triều đình háo hức nhìn con người phi thường vừa xuất hiện. Hóa ra đó chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi, tóc để trái đào. Nhà vua bèn ngọt ngào bảo cậu : Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được ! Muôn tâu Bệ hạ, những chuyện buồn cười không thiếu đâu ạ. Ngay tại đây cũng có. Bệ hạ tha cho tội chết, cháu sẽ nói. Nói đi, ta trọng thưởng. Cậu bé ấp úng : Chẳng hạn, sáng nay, Bệ hạ đã quên... lau miệng ạ. Nhà vua giật mình, đưa tay lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các quan đưa tay bụm miệng cười. Đến khi cậu bé chỉ quả táo cắn dở đang căng phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển thì ai nấy đều bật cười thành tiếng. Nhà vua gật gù. Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi : Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế ? Tâu Bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên... đứt dải rút ạ. Triều đình được mẻ cười vỡ bụng. Tiếng cười thật dễ lây. Ngày hôm đó, vương quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi. Đến đâu cũng gặp những gương mặt tươi tỉnh, rạng rỡ. Hoa bắt đầu nở. Chim bắt đầu hót. Còn những tia nắng mặt trời thì nhảy múa và sỏi đá cũng biết reo vang dưới những bánh xe. Vương quốc u buồn đã thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. Theo Trần Đức Tiến Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi 1, 2, 5, 9; các câu còn lại thì viết phần trả lời vào chỗ trống. Câu 1: (0.5đ) Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu ? a. Ở nhà vua – quên lau miệng, bên mép vẫn dính một hạt cơm. b. Ở quan coi vườn ngự uyển – trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở. c. Ở chính mình – bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt dải rút. d. Cả a, b, c. Câu 2: (0.5đ) Vì sao có những chuyện buồn cười đó ? a. Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên. b. Vì những chuyện ấy luôn mâu thuẫn với cái bình thường. c. Vì những chuyện ấy khiến mọi người phải buồn cười. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 3: (0.5đ) Ý nghĩa của câu chuyện: Câu 4: (0.5đ) Tìm và ghi lại một câu kể, một câu hỏi, một câu khiến có trong bài văn trên : - Câu kể : - Câu hỏi : - Câu khiến : Câu 5: (0.5đ) Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ lạc quan ? a. Tổ chức quyên góp tiền làm việc nghĩa có lợi ích chung. b. Vui, tin tưởng ở tương lai tốt đẹp. c. Vui vẻ làm ăn. d. Rớt lại phía sau không theo kịp người khác. Câu 6: (0.5đ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu : “Ngày hôm đó, vương quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi.” - Trạng ngữ : - Chủ ngữ : - Vị ngữ : Câu 7: (0.5đ) Tìm 3 từ ghép, 3 từ láy có trong bài văn trên : - 3 từ ghép : - 3 từ láy : Câu 8. (0.5đ) Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu : “Quê hương tôi có con sông xanh biếc”. - Danh từ : - Động từ : - Tính từ : Câu 9: (0.5đ) Từ nào dưới đây không cùng nghĩa với từ giá rét: a. lạnh giá b. giá buốt c. ấm áp Câu 10: (0.5đ) Nêu hai câu tục ngữ có nghĩa “Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài”. TRƯỜNG TH SỐ 2 HOÀI TÂN ĐỀ THI CUỐI KÌ II. NH: 2015 - 2016 Môn : Chính tả & Tập làm văn Lớp Bốn Thời gian : 50 phút. I. CHÍNH TẢ: (15 phút) Giáo viên đọc bài chính tả sau cho học sinh viết vào giấy kẻ ô li. Cây xà cừ Khi không gian rộn rã tiếng ve, ngoài kia dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy dưới trưa hè rừng rực lửa thì trong phố xà cừ lại bung những chùm hoa vàng như nắng. Chắt chiu từ thân mẹ xù xì, những chùm hoa sao mà thân thương, dịu dàng đến lạ kì. Một sớm mai thức dậy, ta ngỡ ngàng bởi góc phố nhỏ bỗng trở thành bức tranh vàng nhạt, những cánh hoa mỏng manh cứ xôn xao theo bước chân người. I. TẬP LÀM VĂN: (35 phút) Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà mà em thích. Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân Lớp : 4 A Họ và tên :. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II Năm học : 2015 - 2016 Môn : KHOA HỌC Thời gian : 35 phút (không kể thời gian chép đề) Ngày thi : 18/5/2016 " Điểm : Nhận xét : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: (0,5 điểm) Cần tích cực phòng chống bão bằng cách: A. Theo dõi bản tin thời tiết. B. Tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất. C. Dự trữ thức ăn, nước uống. D. Đề phòng tai nạn do bão gây ra (đến nơi trú ẩn an toàn, cắt điện khi có bão). E. Thực hiện tất cả những việc làm trên. Câu 2: (0,5 điểm) Không khí sạch là không khí: A. Trong suốt, không màu, không mùi, không vị B. Chỉ chứa các khói, bụi, khí độc, vi khuẩn với một tỉ lệ thấp, không làm hại đến sức khỏe con người. C. Cả hai ý trên. Câu 3: (0,5 điểm) Thực vật cần gì để sống ? A. Ánh sáng B. Không khí C. Nước D. Chất khoáng E. Tất cả những yếu tố trên. Câu 4: (0,5 điểm) Người ta đã chia sức gió thổi thành bao nhiêu cấp độ ? A. 10 cấp B. 11 cấp C. 12 cấp D. 13 cấp Câu 5: (0,5 điểm) Cây lúa cần ít nước vào giai đoạn nào ? A. Mới cấy B. Đẻ nhánh C. Làm đòng D. Chín Câu 6: (0,5 điểm) Trong tự nhiên, các chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ sinh vật nào ? A. Thực vật B. Động vật I. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Nêu vai trò của không khí trong đời sống? Câu 2: (2,5 điểm) Vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người? Câu 3: (2 điểm) Hãy nêu những việc nên làm để bảo vệ mắt? Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân Lớp : 4 A Họ và tên :. ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II Năm học : 2015 - 2016 Môn : LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ Thời gian : 35 phút (không kể thời gian chép đề) Ngày thi : 18/5/2016 " Điểm : Nhận xét : I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: (0,5 điểm) Đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kỳ chia cắt là do: A. Bị nước ngoài xâm lược. B. Nhân dân ở mỗi địa phương nổi lên tranh giành đất đai. C. Các tập đoàn phong kiến xâu xé nhau tranh giành quyền lợi. Câu 2: (0,5 điểm) Vua Quang Trung đề cao chữ Nôm nhằm: A. Phát triển kinh tế. B. Bảo vệ chính quyền. C. Bảo tồn và phát triển chữ viết dân tộc. Câu 3: (0,5 điểm) Nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại quân xâm lược: A. Nam Hán B. Tống C. Mông- Nguyên D. Minh Câu 4: (0,5 điểm) Ở Tây Nam Bộ người dân thường làm nhà: A. Trên các khu đất cao. B. Rải rác ở khắp nơi. C. Dọc theo các sông, ngòi, kênh rạch. D. Gần các cánh đồng. Câu 5 : (0,5 điểm) Biển Đông bao bọc các phía nào của miền đất liền nước ta ? A. Phía bắc và phía tây. B. Phía đông và phía tây. C. Phía nam và phía tây. D. Phía đông, phía nam và phía tây. Câu 6 : (0,5 điểm) Thành phố Cần Thơ có vị trí ở: A. Trung tâm đồng bằng sông Cửu Long B. Trung tâm đồng bằng Nam Bộ C. Trung tâm của sông Tiền và sông Hậu I. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Nhân vật lịch sử Lê Lợi gắn với sự kiện lịch sử gì ? Câu 2: (2 điểm) Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Câu 3: (1,5 điểm) Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là gì? Câu 4: (2 điểm) Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch ?
Tài liệu đính kèm: