ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HKI - LỚP 5 **** A. ĐỌC THÀNH TIẾNG (3 điểm) 1. Đọc đoạn 3 bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” (trang 103), từ “Một sớm chủ nhật” đến hết và trả lời câu hỏi : - Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? Trả lời: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. 2. Đọc đoạn 2 bài “Mùa thảo quả” (trang 113), từ “Thảo quả không gian” và trả lời câu hỏi : - Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ? Trả lời: Những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh là: Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng nhóm lan tỏa, vươn ngọn xòe lá, lấn chiếm không gian. 3. Đọc đoạn 1 bài “Chuỗi ngọc lam” (trang 134), từ đầu đến . “gói lại cho cháu” và trả lời câu hỏi - Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? Vì sao ? Trả lời: - Cô bé Gioan mua chuỗi ngọc lam để tặng chị gái trong dịp lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô sau khi mẹ mất. 4. Đọc đoạn 1 bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (trang 144), từ đầu đến “khách quý” và trả lời câu hỏi: - Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ? Trả lời: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học. 5. Đọc đoạn 1 bài “Thầy thuốc như mẹ hiền” (trang 153), từ đầu đến ... “cho thêm gạo củi”, và trả lời câu hỏi: - Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ? Trả lời: Đó là những chi tiết: - Nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, Lãn Ông đã tự tìm đến thăm. - Ân cần chăm sóc đứa bé suốt một tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. - Ông không những không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi. B. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (7 điểm) NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON Ba em làm nghề gác rừng. Tình yêu rừng của ba đã sớm truyền sang em. Sáng hôm ấy, ba về thăm bà nội ốm. Chiều đến, em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc : “Hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ?” Thấy lạ, em lần theo dấu chân. Khoảng hơn chục cây to cộ đã bị bị chặt thành từng khúc dài. Gần đó có tiếng bàn bạc : Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa ? Qua khe lá, em thấy hai gã trộm. Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy. Em chạy theo đường tắt về quán bà Hai, xin bà cho gọi điện thoại. Một giọng nói rắn rỏi vang lên ở đầu dây bên kia : A lô ! Công an huyện đây ! Sau khi nghe em báo tin có bọn trộm gỗ, các chú công an dặn dò em cách phối hợp với các chú để bắt bọn trộm, thu lại gỗ. Đêm ấy, lòng em như lửa đốt. Nghe thấy tiếng bành bạch của xe chở trộm gỗ, em lao ra. Chiếc xe tới gần tới gần, mắc vào sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra. Bọn Trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì xe công an lao tới. Ba gã trộm đứng khựng lại như rô bốt hết pin. Tiếng còng tay đã vang lên lách cách. Một chú công an vỗ vai em : Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm ! Theo NGUYỄN THỊ CẨM CHÂU I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: (M1)(0,5 điểm) Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì ? A. Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất B. Phát hiện khoảng hơn chục cây to đã bị chặt và tiếng người bàn bạc C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 2: (M2)(0,5 điểm) Những việc làm thông minh và dũng cảm của bạn nhỏ ? A. Em đi loanh quanh theo lối ba vẫn đi tuần rừng B. Thắc mắc khi dấu chân người lớn trong rừng, lần theo dấu chân, lén chạy đi báo công an. Phối hợp với công an để bắt kẻ trộm. C. Lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc Câu 3: (M3)(0,5 điểm) Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ? A. Vì bạn nhỏ làm giúp ba công việc gác rừng B. Vì bạn nhỏ yêu rừng, sợ rừng bị phá, bạn hiểu rừng là tài sản chung nên có trách nhiệm giữ gìn C. Vì khi bắt được bọn trộm, bạn sẽ được hưởng phần gỗ đó Câu 4: (M4)(0,5 điểm) Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? A. Phải thông minh và dũng cảm khi đối phó với bọn xấu B. Phải biết coi trọng bản thân hơn việc bảo vệ rừng C. Cả hai ý trên đều đúng Câu 5: (M2)(0,5 điểm) Từ gạch chân trong câu “Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !” thuộc từ loại nào ? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ Câu 6: (M4) Cặp quan hệ từ “không nhữngmà còn.” trong câu “Bạn nhỏ không những thông minh mà bạn còn dũng cảm” biểu thị quan hệ gì ? A. Biểu thị quan hệ tăng tiến. B. Biểu thị quan hệ tương phản. C. Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 7: (M1)(1 điểm) Thoạt tiên phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào ? - Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc : “Hai ngày nay đâu có đoàn tham quan nào ?” Câu 8: (M2)(1 điểm) Câu chuyện “Người gác rừng tí hon” ca ngợi điều gì? - Ca ngợi ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. Câu 9: (M1)(1 điểm) Gạch chân các động từ có trong đoạn văn dưới đây Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Câu 10: (M3)(1 điểm) Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản. .. .. C. CHÍNH TẢ Buôn Chư Lênh đón cô giáo Y Hoa lấy trong gùi ra một trang giấy, trải lên sàn nhà. Mọi người im phăng phắc. Y Hoa nghe rõ cả tiếng đập trong lồng ngực mình. Quỳ hai gối lên sàn, cô viết hai chữ thật to, thật đậm: “Bác Hồ”. Y Hoa viết xong, bỗng bao nhiêu tiếng cùng hò reo: - Ôi, chữ cô giáo này! Nhìn kìa! - A, chữ, chữ cô giáo! Theo Nguyễn Đình Cẩn D. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Tả thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý nhất.
Tài liệu đính kèm: