Đề thi chọn HSG tỉnh Vĩnh Phúc lớp 11 THPT năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho học sinh thpt chuyên)

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4422Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG tỉnh Vĩnh Phúc lớp 11 THPT năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho học sinh thpt chuyên)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn HSG tỉnh Vĩnh Phúc lớp 11 THPT năm học 2013-2014 môn: Sinh học (dành cho học sinh thpt chuyên)
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ NGUỒN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN : SINH HỌC
(Dành cho THPT chuyên)
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1.
a. Nước từ đất được hấp thu vào tế bào lông hút là do dịch của tế bào lông hút ưu trương so với dung dịch đất. Em hãy giải thích tại sao tế bào lông hút lại có dịch tế bào ưu trương so với dịch đất?
b. Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
Câu 2. Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên?
Câu 3. 
a. Áp suất dương trong mạch rây (phloem) được hình thành như thế nào? 
b. Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ củ thì áp suất dương thay đổi như thế nào trong phloem từ rễ củ đến hoa?
Câu 4. Ở 1 số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100% nhưng nếu đem phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%. 
a. Giải thích hiện tượng trên? 
b. Nêu các đơn giản nhất để kiểm chứng giả thuyết trên.
Câu 5. Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng có kiểu uốn theo kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Giải thích?
Câu 6. 
a. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.“Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”.
b. Ở trẻ em, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu iốt kéo dài thì thường có biểu hiện suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển. Giải thích.
Câu 7. 
a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
b. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch sau khi tách rời khỏi cơ thể có còn đập không, tại sao?
Câu 8. 
a. Những phản ứng nào xảy ra khi máu về tim nhiều làm tăng áp lực trong tâm nhĩ?
b. Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
Câu 9. 
a. Ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucôzơ trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích?
b. Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmôn tuyến tuỵ với liều phù hợp, nhưng con vật vẫn chết. Dựa vào chức năng tuyến tuỵ, giải thích vì sao con vật vẫn chết.
Câu 10.Vì sao nồng độ progesteron trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ. Sự tăng và giảm nồng độ progesteron có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung?
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SINH 11 –CHUYÊN- NĂM 2013-2014
Câu 
Nội dung
Điểm
1
a. Dịch của tế bào lông hút ưu trương so với dịch đất là do:
- Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút................
- Nồng độ các chất tan (các axit hữu cơ, đường saccarozơ là sản phẩm của các quá trình chuyển hóa vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao..
b. Các con đường vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ:
- Con đường gian bào: Nước và các ion khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulo bên trong thành tế bào. Con đường này khi vào đến nội bì bị đai Caspari chặn lại nên phải chuyển sang con đường tế bào chất. Đai Caspari điều chỉnh dòng vận chuyển vào trung trụ
- Con đường tế bào chất: Nước và các ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong điều kiện ngày dài từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong điều kiện ngày ngắn (từ tháng 10 đến cuối tháng 1) muốn cho ra hoa thì phải xử lí kĩ thuật “thắp đèn” để tạo ngày dài nhân tạo......
- Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì, tồn tại ở 2 dạng:
+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ Pđ (P660, bước sóng 660 nm), kích thích sự ra hoa cây ngày dài (quang chu kỳ dài)
+ Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa Pđx (P730, bước sóng 730 nm), kích thích sự ra hoa cây ngày ngắn (quang chu kỳ ngắn). Hai dạng này có thể chuyển hoá cho nhau
- Trong điều kiện ngày dài, Pđ được tạo ra đủ nên kích thích hình thành hoocmôn ra hoa ở cây ngày dài. Trong điều kiện ngày ngắn, lượng Pđ tạo ra không đủ để kích thích hình thành hoocmôn ra hoa. Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo làm Pđx→ Pđ, nên lượng Pđ đủ để kích thích sự ra hoa của cây thanh long
0,25
0,5
0,25
3
a. 
- Đường được tạo ra ở nơi nguồn, sau đó được vận chuyển chủ động vào phloem.
- Áp suất thẩm thấu trong phloem cao kéo nước từ xylem vào..
- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch rây tăng tạo thành áp suất dương đẩy dòng dịch đến nơi chứa
b. Khi cây ra hoa, sử dụng đường từ thân củ thì áp suất dương lớn nhất ở phloem đầu gần thân củ và giảm dần về phía phloem gần với chồi hoa. 
0,25
0,25
0,25
0,25
4
a. 
- Khi còn tươi, lượng AAB (axit abxixic) cao gây ức chế quá trình nảy mầm. AAB cao làm làm cho các hạt này "ngủ" chờ thời tiết thuận lợi mới nảy mầm. Điều này thể hiện đặc điểm thích nghi sinh sản với khí hậu. 
- Khi phơi khô hạt một thời gian, hoạt tính của AAB bị mất, vì vậy hiệu suất nảy mầm tăng lên (hiện tượng này thường thấy ở cây một năm) b. Cách đơn giản nhất là đo hàm lượng AAB của hạt tươi và hạt đã phơi khô một thời gian rồi ngâm nước. 
0,25
0,25
0,5
5
a. 
- Ngọn cây mọc thẳng là do hướng đất âm, hướng sáng dương.
- Rễ cây phải mọc theo hướng đất dương theo chiều thẳng đứng nhưng nhu cầu về nước và chất dinh dưỡng nên rễ phải vòng lên qua các lỗ thủng vào nơi chứa đất ẩm, cứ thể tạo nên hình làn sóng của rễ. Thí nghiệm này thể hiện tính hướng kép: hướng đất và hướng nước
b. 
- Ngọn hướng sáng dương còn đầu rễ hướng đất dương.
- Dưới tác động của ánh sáng auxin ở phần ngọn và phần rễ chuyển về phía không có ánh sáng làm cho sự sinh trưởng, mặt dưới của phần chồi nhanh hơn làm cho phần ngọn mọc thẳng lên theo tính hướng sáng dương.
- Trong khi đó mặt dưới của rễ hàm lượng auxin lại quá cao do lượng auxin từ phần ngọn chuyển xuống gây ức chế sự sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên. Làm cho đỉnh rễ quay xuống hướng đất dương..
0,25
0,25
0,25
0,25
6
a. 
- Đúng ở chỗ: máu có màu đỏ thẩm vì giàu CO2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách,)sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim..
- Sai ở chỗ: “Rất ít chất dinh dưỡng” vì: chúng vừa mới được hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non nên giàu chất dinh dưỡng..
b. 
- Tyroxin là hooc môn sinh trưởng, có chức năng tăng cường chuyển hóa cơ bản ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Đối với trẻ em, tyroxin còn có vai trò kích thích sự phát triển đầy đủ của các tế bào thần kinh, đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ..
- Trẻ em thiếu iốt dẫn đến thiếu tyroxin làm cho tốc độ chuyển hóa cơ bản của các tế bào giảm xuống, cơ thể sinh trưởng và phát triển chậm, biểu hiện các triệu chứng suy dinh dưỡng; hệ thần kinh phát triển không hoàn thiện dẫn đến hoạt động kém, biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, .
0,25
0,25
0,25
0,25
7
a. So sánh điểm khác:
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, sau đó về tĩnh mạch. Máu trao đổi chất với tế bảo qua thành mao mạch
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
b. Cơ chế:
- Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động
- Giải thích: Do tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.,....
0,25
0,25
0,25
0,25
8
a.
- Tăng áp lực trong tâm nhĩ sẽ gây tăng nhịp tim và lực co tim bằng phản xạ do các thụ thể giãn của tâm nhĩ báo về trung khu điều hòa tim mạch. 
- Tăng áp lực trong tâm nhĩ còn làm giảm tái hấp thu Na+ và nước ở ống thận, tăng bài tiết nước tiểu, giảm huyết áp. 
b. 
- Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt.. - Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim.. 
0,25
0,25
0,25
0,25
9
a. Khi bị căng thẳng thần kinh (stress) tuỷ tuyến trên thận tiết ra adrênalin, một mặt tác động lên tim theo đường thể dịch làm tăng nhịp tim, một mặt phối hợp với cortizôn từ vỏ tuyến trên thận tiết ra gây chuyển hoá gluxit, lipit và prôtêin thành glucôzơ đưa vào máu làm tăng đường huyết 
b. Mặc dù tiêm hoocmôn tuyến tuỵ nhưng con vật vẫn chết vì tuyến tuỵ là một tuyến pha vừa tiết hoocmôn để điều hoà lượng đường trong máu, vừa tiết dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn, nên mặc dù có tiêm hoocmôn nhưng không có dịch tiêu hoá để tiêu hoá thức ăn
0,5
0,5
10
- Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kì kinh nguyệt tiết ra progesteron và estrogen làm cho nồng độ progesteron trong máu tăng lên. Thể vàng thoái hóa làm cho LH giảm từ đó gây giảm nồng độ progesteron trong máu
- Nồng độ progesteron tăng lên làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết ra FSH, LH, nang trứng không chín và trứng không rụng; nồng dộ progesteron giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH và LH..
0,5
0,5
Tổng
10 đ
.................... .. Hết ..................

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_THAM_KHAO.doc