Đề thi chọn HSG cấp trường môn Sinh học 9

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2443Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG cấp trường môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn HSG cấp trường môn Sinh học 9
Phòng GD &ĐT Mèo Vạc
Trường PT -DTNT 
	ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
 Đề chính thức
	MÔN SINH HỌC 9
	Năm học 2015 – 2016
	Thời gian : 150 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 3,0 đ ) Nêu các khái niệm về :Tính trạng , Giống (dòng ) thuần chủng ,Kiểu hình ,kiểu gen , tính trạng trội ,tính trạng Lặn ?
Câu 2 ( 3,0 đ ) Thế nào là biến dị ? Biến dị gồm những loại nào ? Ý nghĩa cùa biến dị nói chung trong chọn giống ?
Câu 3(3,5 đ) Vì sao ADN lại có tính đặc thù và đa dạng ?Nêu các chức năng của ADN vì sao chúng lại có các chức năng đó ?
Câu 4 ( 2,5 đ )Cho hai hợp tử của loài lúa nước 2n=24 đã nguyên phân liên tiếp đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương là 2256 NST đơn
a-Tìm tống số tế bào con thu được ?
b-Tính số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử .Biết rằng số tế bào con thu được từ hợp tử I nhiều gấp đôi số tế bào con thu được từ hợp tử II 
c-Cho biết số cromatit :
+Trong các tế bào con sinh ra từ hợp tử I khi chúng tiến hành đợt nguyên phân cuối cùng ?
+Trong các tế bào con con sinh ra từ hợp tử II khi chúng tiến hành nguyên phân cuối cùng ?
Câu 5 ( 4,0 đ ) Nguyên tắc bổ sung (NTBS) thể hiện qua các cơ chế di truyền nào ?Sự vi phạm NTBS gây ra hậu quả gì ?
Câu 6 (4,0 đ) Cho sơ đồ sau : Gen ( một đoạn ADN ) mARN Protein Tính trạng
 Bản chất mối quan hệ của sơ đồ trên ?
 Nếu mạch đơn của gen có tỉ lệ các nucleotit như sau A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4 trong đó số lượng A là 150 .
a-Tìm chiều dài của gen đo ?
b- Nếu gen đó tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi axit amin thì số lượng axit amin là bao nhiêu ? và lượng axit amin ở phân tử protiein hoàn chỉnh là bao nhiêu ?
 	.......................HẾT.........................
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Phòng GD &ĐT Mèo Vạc
Trường PT -DTNT 
	KÌ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
 	 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG CHẤM ĐIỂM 
	Môn sinh học 9
	 ( Đáp án gồm có 03 trang)	
STT
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3,0đ)
Tính trạng là :Là những đặc điểm về hình thái ,cấu tạo ,sinh lí của cơ thể ví dụ :thân cao , quả vàng ,chịu hạn tốt 
Giống (hay dòng thuần ) là : Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất ,các thế hệ sau giống các thế hệ trước 
Kiểu hình : Là tập hợp các tính trạng của cơ thể .kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện của môi trường .
Kiểu gen : Là tổ hợp tất cả các gen trong tế bào của cơ thể thuộc một loài sinh vật
Tính trạng trội :Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử hoặc dị hợp .trên thực tế có trội không hoàn toàn .
Tính trạng lặn : Là tính trạng chỉ xuất hiện kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn .
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
(3,0đ)
*Biến dị là : Là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
Gồm có : Biến dị di truyền như :Đột biến gen , Đột biến NST , Biến dị tổ hợp
 Biến dị khi không di truyền như thường biến
*Ý nghĩa cùa biến dị trong chọn giống :
- Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình chọn giống.
-Dựa vào yếu tố này mà con người chủ động dùng các phương pháp lai, gây đột biến để tạo ra những tính dạng quý.
0,5
0.75
0,75
0.5
0,5
Câu 3
(3,5 đ )
*ADN có tinh đặc thù và đa dạng là :
-Có cấu trúc đa phân mà đơn phân là các nucleotit ( A và G lớn T và X nhỏ hơn )
-Tính đặc thù cùa ADN do số lượng ,thành phần và trình tự sắp xếp các loại nucleotit
-Những cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN
*ADN gồm các chức năng sau :
-Lưu giữ thông tin di truyền. 
Vì : do cấu tạo đặc biệt của ADN dạng xoắn phải gồm 4 loại nucleotit .Trong đó các nuleotit ở một mạch liên kết với nhau ở một mạch bằng liên kết hóa trị ( Đ- P) bền vũng. Các nucleotit ở hai mạch nối với nhau bằng liên kết hydro kém bền vững hơn theo NTBS A lớn liên kết với T nhỏ và G lớn liên kết với X nhỏ.
-Truyền đạt thông tin di tuyền : 
Vì : ADN có khả năng tự nhân đôi ở cuối kì trung gian theo NTBS nhờ đó mà NST được di truyền ổn định qua các thế hệ.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4 (2,5đ)
* Tính tổng số TB con thu được :
-Gọi x là số lượng TB con sinh ra của hai hợp tử sau các đợt nguyên phân (x >0 ).vậy ta có tổng số NST trong x TB con là : x.2n
-Số lượng NST đơn do môi trường cung cấp sau các đợt nguyên phân là :x.2n – 2.2n = 2256 hay 24(x – 2 ) =2256 x =96 
Vậy số TB con sinh ra sau các lần nguyên phân của 2 hợp tử là 96 tế bào
0,25
0,25
0,25
*Tính số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử.
Gọi a là số Tb do hợp tử I sau n đợt nguyên phân vậy ta có số Tb con của hợp tử II sau m nguyên phân a/2 vậy ta có .
 a + a/2=96 a = 64 = 2n n= 6 
 số tế bào con của hợp tử II là 32 = 2m m= 5
Vậy số lần nguyên phân của hợp tử I là 6
 Số lần nguyên phân của hợp tử II là 5
0,25
0,25
0,25
0,5
*Tính số cromatit của lần nguyên phân cuối cùng của hai hợp tử
-Hợp tử I : 64. (2n) =1536 NST
-Hợp tử II : 32.(2n ) =768 NST
0,25
0,25
Câu 5 (4,0 đ )
NTBS là : Nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơnitric A liên kết với T và G liên kết X trên mạch kép của phân tử ADN hay nguyên tắc cặp đôi giữa A với U và G với X trên phân tử tARN
NTBS thể hiện qua các cơ chế di truyền sau :
-Cơ chế tổng hợp ADN (sao mã ) :
Cuối kì trung gian ADN nhân đôi, các nucleotit ngoài môi trường tiến vào liên kết với các nucleotit trên hai mạch đơn của phân tử ADN theo NTBS A liên kết với T ,G liên kết với X
-Cơ chế tổng hợp ARN : 
Diễn ra trên mạch đơn của một đoạn phân tử ADN .Khi E. ARN polymeraza tách đôi mạch của gen ,tại mạch gốc của gen các nucleotit ( hoặc ribonucleotit ) ngoài môi trường nội bào tiến vào cặp đôi theo NTBS A liên kết với U và G liên kết với X và T mạch gốc liên kết với A trên phân tử ARN.
-Cơ chế tổng hợp Protein :
Phân tử tARN mang các bộ ba đối mã ngoài môi trường thành dòng liên tục tới phân tử mARN để thực hiện quá trình giải mã theo NTBS A với U ,G với X và ngược lại .
 * Sự vi phạm NTBS gây ra hậu quả :
Làm thay đổi cấu trúc của AND về số lượng, thành phẩn trình tự phân bố các nuleotit tạo nên gen mới hình thành sản phẩm Protein mới.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 6
(4,0 đ )
*Bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ là :
-Trình tự nucleotit mạch gốc của gen quy định trình tự nucleotit ( hay Ribonucleotit ) của phân tử mARN.
-Trình tự nucleoti (hoặc ribonucleotit ) của mARN quy định trình tự các axit amin trên phân tử protein theo nguyên tắc cứ 3 nucleotit tương ứng với 1 axit amin và biểu hiện thành tính trạng.
* Tính chiều dài của gen .
 -Do tỉ lệ một mạch của gen là
A : T : G : X =1 : 2 : 3 : 4 A/1 =T/2 = G /3 = X/4=100%/1+2+3+4
 A = 10 % , T= 20% ,G= 30% ,X = 40%
 - Do số lượng A=150 ta có T = 300 , G = 450 và X = 600
Vậy N/2 = A + T + G + X = 150 + 300 +450 +600 =1500
 -Do khoảng cách giữa các bậc thang nucleotit là 3,4 A0 nên chiều dài của gen là : L = N/2 .3,4 = 1500 . 3,4 =5100 A0
*Tính số lượng axit amin trong chuỗi axit amin và số lượng axit amin trong phân tử protin hoàn chỉnh .
-Tính số axit amin của chuỗi axit amin : Số nucleotit trên phân tử mARN là 1500 vậy số bộ ba sẽ là 1500/3 =500 bộ ba
 Vậy số axit amin trên chuỗi axit amin là 500 – 1 =499 (a.amin) do bộ ba cuối cùng không được giải mã.
-Tính số a.amin trên phân tử Protein hoàn chỉnh là : 499 – 1 = 498 (a.a )
Do bộ ba mở đầu bị cắt ra khỏi chuỗi a.amin để giả phóng phân tử protein.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
. HẾT .

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_cap_truong_MV.doc