Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 thcs năm học: 2015 - 2016 môn: vật lí thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1769Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 thcs năm học: 2015 - 2016 môn: vật lí thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh năng khiếu lớp 8 thcs năm học: 2015 - 2016 môn: vật lí thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
TRƯỜNG THCS PHƯỢNG MAO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC: 2015-2016
Đề chính thức
Môn: Vật lí
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (10,0 điểm)
 Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. 108 km/h = ...m/s
A. 30 m/s	B. 20 m/s	C. 15m/s	D. 10 m/s
Câu 2. Một học sinh đi bộ từ nhà đến trường trên đoạn đường 3,6km, trong thời gian 40 phút. Vận tốc của học sinh đó là:
A.19,44m/s	B.15m/s	C. 1,5m/s	D. 2/3m/s
Câu 3. Mai đi bộ tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Mai đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Mai tới trường là:
A. 1000m	 B. 6 km	 C. 3,75 km	D. 3600m
Câu 4. Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Tân chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi Tân về tới nhà lúc mấy giờ.
A. 5h 30phút	B. 6giờ	C. 1 giờ	D. 0,5 giờ
Câu 5. Hai ô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 20km. Nếu đi ngược chiều thi sau 15 phút chúng gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 30 phút thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:
A. 20km/h và 30km/h	 B. 30km/h và 40km/h	
C. 40km/h và 20km/h	D. 20km/h và 60km/h
Câu 6. Hòa và Vẽ cùng đạp xe từ cầu Phú Bài lên trường ĐHSP dài 18km. Hòa đạp liên tục không nghỉ với vận tốc 18km/h. Vẽ đi sớm hơn Hòa 15 phút nhưng dọc đường nghỉ chân uống cafê mất 30 phút. Hỏi Vẽ phải đạp xe với vận tốc bao nhiêu để tới trường cùng lúc với Hòa.
A. 16km/h	B. 18km/h	C. 24km/h	D. 20km/h
Câu 7. Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là:
A.18km/h	 B.20km/h	 C.21km/h	 D.22km/h
Câu 8. Một ô tô đi từ Huế vào Đà Nẵng với vận tốc trung bình 48km/h. Trong đó nửa quãng đường đầu ôtô đi với vận tốc 40 km/h. Hỏi vận tốc ở nửa quãng đường sau?
A. 50km/h	B. 44 km/h	C. 60km/h	 D. 68km/h
Câu 9. Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc v1=20km/h. Trong nửa thời gian còn lại người đó đi với vận tốc v2=10km/h, nửa cuối cùng đi với vận tốc v3=5km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.
A. 10,9 km/h	B. 11,67km/h	C. 7,5 km/h	D. 15km/h
Câu 10. Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân
A. 1Pa	B. 2 Pa	C. 10Pa	D. 100.000Pa
Câu 11. Một bình hình trụ cao 2,5m đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình là:
A. 2500Pa	B. 400Pa	C. 250Pa	D. 25000Pa
Câu 12. Công thức tính lực đẩy Acsimét là:
A. FA= D.V	B. FA= Pvật	C. FA= d.V	D. FA= d.h
Câu 13. Một vật nặng 50kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng:
A. > 500N	 B. 500N	 C. < 500N	 D. Không đủ dữ liệu để xác định
Câu 14. Một người đi xe đạp, nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc 12km/h; nửa đoạn đường sau đi với vận tốc 18km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn đường là:
 A. 13,2km/h B. 14,4km/h C. 13,6km/h D. 15,0km/h
Câu 15. Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 6cm được thả vào nước. Người ta đo được phần khối gỗ nổi trên mặt nước có độ cao 2,4cm. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, khối lượng riêng của gỗ là:
 A. 400 kg/m3 B. 800 kg/m3 C. 600 kg/m3 D.720 kg/m3
Câu 16. Một cái bình hình trụ có chiều cao 60cm đựng đầy nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, áp suất của nước tại một điểm cách đáy bình 25cm là:
 A. 6000N/m2 B. 2500 N/m2 C. 3500 N/m2 D. 350 N/m2 
Câu 17. Người ta đổ nước đang sôi vào một bình chứa 0,5l nước ở nhiệt độ 100C. Nhiệt độ của nước trong bình sau khi có cân bằng nhiệt là 500C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường. Lượng nước sôi đã đổ vào bình là:
 A. 0,3lít B. 0,4 lít C. 0,45 lít D. 0,5 lít
Câu 18. Thả hai vật bằng nhôm và đồng có cùng khối lượng và cùng được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước lạnh. Sau khi đạt đến nhiệt độ cân bằng thì ta có thể kết luận:
 A. Nhiệt lượng của hai vật truyền cho nước bằng nhau.
 B. Nhiệt lượng của nhôm truyền cho nước lớn hơn của đồng.
 C. Nhiệt lượng của đồng truyền cho nước lớn hơn của nhôm.
 D.Vật bằng đồng tỏa nhiệt lượng, còn vật bằng nhôm thu nhiệt lượng. 
 ( Biết Cnhôm=880J/kg.K; Cđồng=380J/kg.K)
Câu 19. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với mặt gương một góc 400. Góc tới có giá trị nào sau đây?
 A. 500 B. 400 C. 100 D. 450
Câu 20. Một người cao 1,7m đứng đối diện với một gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng. Mắt người ấy cách đỉnh đầu 15 cm. Để người ấy nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương, thì chiều cao tối thiểu của gương là:
 A. 1,55m B. 0,775m C. 0,85m D. 15cm
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 10,0 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
 Một ô tô xuất phát từ M đi đến N, trên nửa quãng đường đầu đi với vận tốc v1 và trên nửa quãng đường sau đi với vận tốc v2. Một ô tô khác xuất phát từ N đi đến M, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1 và thời gian còn lại đi với vận tốc v2. Nếu xe đi từ N xuất phát muộn hơn 30 phút so với xe đi từ M thì hai xe đến địa điểm đã định cùng một lúc. Biết v1= 20 km/h và v2= 60 km/h. 
a. Tính chiều dài quãng đường MN. 
 	b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng gặp nhau tại vị trí cách N bao xa?
Câu 2. (2,5 điểm)
 Người ta đổ m1(kg) nước nóng vào m2 (kg) nước lạnh thì thấy khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước lạnh tăng 50C. Biết độ chênh lệch nhiệt độ ban đầu của nước nóng và nước lạnh là 800C.
 a. Tìm tỷ số 
 b. Nếu đổ thêm m1 (kg) nước nóng nữa vào hỗn hợp mà ta vừa thu được, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ hỗn hợp đó tăng thêm bao nhiêu độ? 
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình chứa và môi trường.
Câu 3. (2,5 điểm)
Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
 a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
 b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S .
Câu 4. (2,5 điểm)
Một vật bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 50cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9N. cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a)Tính lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên vật
b) Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật
.....Hết.....
Họ và tên thí sinh:...................................................................SBD:..........
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.
TRƯỜNG THCS PHƯỢNG MAO
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÝ
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10,0 điểm)
 Mỗi câu đúng được 0,5điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A
C
A
B
D
C
C
C
A
D
D
C
B
B
C
C
B
B
A
C
II. PHẦN TỰ LUẬN (10,0 điểm)
CÂU
YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
( 2,5 điểm)
 a) Gọi chiều dài quãng đường MN là S
Thời gian đi từ M đến N của ô tô thứ nhất là t1
 (1) 
0,5 
Gọi thời gian đi từ N đến M của ô tô thứ hai là t2. Ta có:
 ( 2)
0,5 
Theo bài ra ta có : hay 
Thay giá trị của v1 ; v2 vào ta có S = 60 km.
Thay S vào (1) và (2) ta tính được t1=2h; t2=1,5 h
0,5 
b) Gọi t là thời gian mà hai ô tô đi được từ lúc xuất phát đến khi gặp nhau. 
Khi đó quãng đường mỗi xe đi được trong thời gian t là:
 nếu (3)
 nếu (4)
0,25 
 nếu (5)
 nếu (6)
0,25 
Hai xe gặp nhau khi : S1 + S2 = S = 60 và chỉ xảy ra khi . 
Từ điều kiện này ta sử dụng (3) và (6):
20t + 15 + ( t - 0,75) 60 = 60
0,25 
Giải phương trình này ta tìm được và vị trí hai xe gặp nhau cách N là S2 = 37,5km
0,25 
Câu 2
( 2,5 điểm)
a.
Gọi t1, t2 là nhiệt độ ban đầu của nước nóng, nước lạnh
Sau khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ hỗn hợp là t
Ta có PTCBN m1C(t1-t) = m2C( t-t2) 
0,5
Theo bài ra t - t2 = 5t1 – t2 = 80 t1- t =75
Thay vào hay m1=15m2
0,5
b. Khi đổ thêm m1(kg) nước nóng vào hỗn hợp khi cân bằng nhiêt; nhiệt độ hỗn hợp là t’. 
 ta có pt cân bằng nhiệt
 m1C(t1- t’) = (m1 + m2)C(t’- t) 
0,5 
 mà t1 = 75 + t
Thay vào m1(75 +t - t’) = (m1 + m2)(t’- t) 
0,5 
Rút gọn ta có 4,412 0C
.
Vậy khi cân bằng nhiệt hỗn hợp đó tăng 4,4120C 
0,5 
Câu 3
( 2,5 điểm)
Hình vẽ
0,5
a/ + Lấy S1 đối xứng với S qua G1 
 + Lấy S2 đối xứng với S qua G2 
0,25
0,25
 + Nối S1 và S2 cắt G1 tại I cắt G2 tại J 
 + Nối S, I, J, S và đánh hướng đi ta được tia sáng cần vẽ.
0,25
0,25
b/ Ta phải tính góc ISR.
 Kẻ pháp tuyến tại I và J cắt nhau tại K 
 Trong tứ giác IKJO có 2 góc vuông I và J và có góc O = 600 Do đó góc còn lại IKJ = 1200
 Suy ra: Trong JKI có : I1 + J1 = 600 
 0,25
0,25
Mà các cặp góc tới và góc phản xạ I1 = I2 ; J1 = J2 
 Từ đó: => I1 + I2 + J1 + J2 = 1200
Xét SJI có tổng 2 góc : I + J = 1200 => IS J = 600
Do vậy : góc ISR = 1200 ( Do kề bù với ISJ )
 0,25
0,25
Câu 4
 ( 2,5 điểm)
V = 50cm3 = 0,00005m3
F = 3,9N; d = 10000N/m3
a) FA =? b) D = ?
0,5
a) Khi thả vật vào bình thì thể tích nước dâng lên thêm 50cm3 đó chính là thể tích của vật.
Do đó lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên vật là 
FA = d.V = 10000.0,00005 = 0,5(N)
0,5
b) Khi treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9N đó cũng là trọng lượng của vật do đó ta có P = F = 3,9(N)
Từ công thức p = d.V d = = 78000(N/m3)
 0,5
 0,5
Vậy khối lượng riêng của chất làm vật là 
Từ d = 10D D = = 7800(kg/m3)
0,5
-------------------------------Hết----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HSNK_LI_8.doc