Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2013 - 2014 môn thi: Địa lí thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 760Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2013 - 2014 môn thi: Địa lí thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12 năm học 2013 - 2014 môn thi: Địa lí thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN THI: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề này gồm 05 câu, 01 trang)
Câu I (4,0 điểm)
1/ So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
2/ Phân tích đặc điểm chế độ nhiệt trong tháng 7 ở nước ta.
Câu II (3,0 điểm) 
1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân số nước ta đông, còn tăng nhanh. Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta hiện nay.
2/ Tại sao ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp lại cao hơn ở nông thôn, còn ở khu vực nông thôn tỉ lệ lao động thiếu việc làm lại cao hơn ở thành thị? 
Câu III (5,0 điểm) 
	Dựa vào Atlat địa lý VN và kiến thức đã học, hãy
1/ Giải thích tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải lớn hàng đầu của nước ta.
2/ Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta. Tại sao những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta phát triển mạnh mẽ?
Câu IV (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của nước ta phân theo vùng năm 2000 và 2005 
(Đơn vị : tỉ đồng)
Các vùng
2000
2009
 Cả nước
- Trung du và miền núi phía Bắc
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Không xác định
336 100,3
15 988,0
57 683,4
8 414,9
15 959,6
3 100,2
184 141.3
35 463,4
15 349,5
2 298 086,6
126 839,2
489 644,1
50 526,1 
114 638,2
17 889,2
1 199 505,6 
229 287,5 
69 736,7
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2000 và năm 2009.
2/ Nhận xét quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta trong 2 năm trên. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
Câu V (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Nêu những hạn chế trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.
2/ Trình bày một số đặc điểm nổi bật trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Tại sao phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của vùng? 
--------------Hết--------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: ĐỊA LÍ 
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 05 trang)
Câu I (4,0 điểm)
1/ So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
2/ Phân tích đặc điểm chế độ nhiệt trong tháng 7 ở nước ta.
.
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
So sánh sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.
2,50
1
Đặc điểm
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Giới hạn
Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
Từ dãy Bạch Mã trở vào đến khối núi cực Nam Trung Bộ (Khoảng vĩ tuyến 110 B)
Hướng núi
tây bắc – đông nam
Vòng cung, quay lưng về phía đông.
Cấu trúc
Gồm các dãy núi song song và so le.
Gồm các khối núi và cao nguyên (d/c)
Độ cao
Thấp hơn
Cao hơn, có những đỉnh núi cao trên 2000m, đặc biệt khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.
Hình thái
- Hẹp ngang, được cao hai đầu, thấp trũng ở giữa:
Phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An, phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế, ở giữa là vùng đá vôi Quảng Bình và vùng đồi núi thấp Quảng Trị.
- Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông – Tây:
Sườn đông dốc; phía tây là bề mặt các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao 500 – 800 - 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
0.50
0.25
0.50
0,25
0,50
0,50
2
Phân tích đặc điểm chế độ nhiệt trong tháng 7 ở nước ta
1,50
- Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm... (dc)
Do MT lên thiên đỉnh ở BBC + gió mùa TN với t/c nóng ẩm.
- Chế độ nhiệt trong tháng 7 có sự phân hóa
+ Cao nhất: Miền Trung (DC) do hiện tượng phơn...
+ Khu vực phía Bắc cao thứ hai (dc trạm HN) do k/c hai lần MT lên thiên đỉnh ngắn...
+ Khu vực phía Nam thấp hơn...
+ Chế độ nhiệt có sự phân hóa theo đai cao (DC), trên các vùng núi cao, nhiệt độ thấp...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II (3,0 điểm)
1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh dân số nước ta đông, còn tăng nhanh. Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta hiện nay.
2/ Tại sao ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp lại cao hơn ở nông thôn, còn ở khu vực nông thôn tỉ lệ lao động thiếu việc làm lại cao hơn ở thành thị? 
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
III
3,0 điểm
1
Chứng minh dân số nước ta đông, còn tăng nhanh. Phân tích hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở nước ta hiện nay.
2,00
* Dân số nước ta đông, còn tăng nhanh:
- Dân số đông (diễn giải)
- Còn tăng nhanh (diễn giải)
* Hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh:
- Sức ép đối với sự phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế, vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng với tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. 
+ Làm chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Sức ép đối với việc phát triển xã hội:
+ Làm cho chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người thấp, các vấn đề phát triển văn hoá, y tế gặp nhiều khó khăn,...
+ Gây khó khăn đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội khác như vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh xã hội,...
- Đối với tài nguyên, môi trường: 
+ Sự suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
+ Ô nhiễm môi trường, không gian cư trú trật hẹp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Tại sao ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp lại cao hơn ở nông thôn, còn ở khu vực nông thôn tỉ lệ lao động thiếu việc làm lại cao hơn ở thành thị?	
1,00
- Ở khu vực thành thị tỉ lệ lao động thất nghiệp lại cao hơn ở nông thôn do: dân số tập trung đông (mật độ cao), chức năng kinh tế chủ yếu của đô thị là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nguồn lao động phải có chất lượng nhất định trong khi các hoạt động sản xuất này thường không có tính mùa vụ.-> tỉ lệ thất nghiệp của lao động ở đây cao.
- Còn ở khu vực nông thôn, chức năng kinh tế chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp đòi hỏi lao động chất lượng không cao. Sản xuất nông nghiệp lại có tính mùa vụ 
0,50
0,50
Câu III (4,0 điểm) 
1/ Dựa vào Atlat địa lý VN và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải tổng hợp lớn và quan trọng hàng đầu của nước ta.
2/ Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta. Tại sao trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta phát triển mạnh mẽ?
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
III
4,0 điểm
1
Hà Nội là đầu mối giao thông vận tải tổng hợp lớn và quan trọng hàng đầu của nước ta.
2,50
- HN tập trung nhiều loại hình giao thông (liệt kê)
- Có nhiều tuyến giao thông huyết mạch:
+ Đường bộ: quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18 (nêu rõ nơi bắt đầu, kết thúc, chiều dài, ý nghĩa)
+ Đường sắt: Thống Nhất, HN – Lào Cai, HN – HP,... (nêu rõ nơi bắt đầu, kết thúc, chiều dài, ý nghĩa)
+ Đường hàng không (diễn giải)
+ Đường sông (diễn giải)
- Tập trung cơ sở vật chất của ngành giao thông
- Có vị trí và vai trò đặc biệt tạo điều kiên và đòi hỏi giao thông phải phát triển mạnh (phân tích)
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
2
Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta. Tại sao trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta phát triển mạnh mẽ?
2,50
* Tình hình phát triển ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng
- Tình hình chung:
+ Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh (DC)
+ Do tốc độ tăng nhanh nên tỉ trọng của ngành tăng liên tục, ngày càng chiểm tỉ trọng cao trong cơ cấu GTSX CN (DC)
+ Cơ cấu của ngành đa dạng, gồm 4 nhóm ngành chính (diễn giải)
- Sự phát triển của các ngành sản xuất chính 
+ Bảng: Giá trị sản xuất của một số ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng nước ta, giai đoạn 2000 – 2007
+ Tất cả các ngành đều tăng (DC)
+ Tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau (DC)
* Giải thích
- Nhu cầu của thị trường lớn (trong nước đông dân, mức sống ngày càng tăng); thị trường ngoài nước ngày càng được mở rộng...
- Đầu tư đổi mới công nghệ, hợp tác liên doanh với nước ngoài trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành CNSXHTD.
- Ngành có nhiều thế mạnh để phát triển, đặc biệt về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ..
- Do đặc điểm ngành CN SXHTD là sản xuất ra nhiều loại hàng hóa thông dụng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân và cho xuất khẩu.
0,75
0,75
1,00
Câu IV (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của nước ta phân theo vùng năm 2000 và 2005 
(Đơn vị : tỉ đồng)
Các vùng
2000
2009
 Cả nước
- Trung du và miền núi phía Bắc
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Không xác định
336 100,3
15 988,0
57 683,4
8 414,9
15 959,6
3 100,2
184 141,3
35 463,4
15 349,5
2 298 086,6
126 839,2
489 644,1
50 526,1 
114 638,2
17 889,2
1 199 505,6 
229 287,5 
69 736,7
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2000 và năm 2009.
2/ Nhận xét quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta trong 2 năm trên. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
IV
4,0 điểm
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2000 và năm 2009.
2,00
* Xử lí số liệu:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của nước ta phân theo vùng. (Đơn vị:%)
Các vùng
2000
2009
 Cả nước
- Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Đồng bằng sông Hồng
- Bắc Trung Bộ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Không xác định
100
4,8
17,2
2,5
4,7
0,9
54,8
10,5
4,6
100
5,5
21,3
2,2
5,0
0,8
52,2
9,9
3,1
* Tính tỉ lệ bán kính: 
R2009 = 2,6.R2000
* Vẽ biểu đồ
 - Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn
- Yêu cầu: 
+ Chính xác về tỉ lệ bán kính.
+ Có tên và chú giải cho biểu đồ.
+ Đẹp, chính xác về tỉ lệ trên biểu đồ.
( Chú ý: Nếu học sinh sai dạng biểu đồ không cho điểm; sai hoặc thiếu một trong các nội dung trên thì bị trừ 0,25 điểm)
0,50
1,50
2
Nhận xét quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta trong 2 năm trên. Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước
2,00
* Nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp nước ta trong giai đoạn 2000 – 2009 có xu hướng tăng nhanh (DC)
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta không đều giữa các vùng ( DC)
- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng nước ta có sự thay đổi (DC)
- Ngành công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ (diễn giải)
* Giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất:
- VTĐL thuận lợi: giáp biển, nằm trong vùng KTTĐ, tiếp giáp nhiều vùng nguyên liệu lớn,
- ĐKTN – TNTN thuận lợi: địa hình bằng phẳng, dầu khí có trữ lượng lớn,
- ĐK KT – XH thuận lợi: lao động đông, có trình độ, tay nghề cao, năng động; thu hút đầu tư nhiều nhất, CSHT – CSVCKT hiện đại và hoàn thiện nhất,
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
Câu V (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Nêu những hạn chế trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.
2/ Trình bày một số đặc điểm nổi bật trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Tại sao phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
V
4,0 điểm
1
Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Nêu những hạn chế trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.
2,00
* Giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:
- Than: tập trung vùng Quảng Ninh, Na Dương, Thái Nguyên. Trong đó vùng than Quảng Ninh có trữ lượng lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á-trữ lượng thăm dò 3 tỷ tấn, chủ yếu than antraxít. Sản lượng khai thác trên 30 triệu tấn/năm. Than dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy luyện kim, nhiệt điện như Uông Bí (150 MW), Uông Bí mở rộng (300MW), Na Dương (110MW), Cẩm Phả (600MW)
- Sắt ở Yên Bái, kẽm-chì ở Bắc Kạn, đồng-vàng ở Lào Cai, bô-xit ở Cao Bằng.
- Thiếc Tĩnh Túc, sx 1000 tấn/nămà tiêu dùng trong nước & xuất khẩu.
- Apatid Lào Cai, khai thác 600.000 tấn/năm dùng để sản xuất phân bón.
- Đồng-niken ở Sơn La.
à giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
* Khó khăn: các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại & chi phí cao, CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề
1,50
0,50
2
Trình bày một số đặc điểm nổi bật trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ. Tại sao phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
2,00
* Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa:
- Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp và nguồn lao động dồi dào.
- Trong vùng đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kimnhư: nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn (Thanh Hóa), Hoàng Mai (Nghệ An), nhà máy thép liên hợp Hà Tỉnh.
- Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía đông bao gồm Thanh Hóa-Bỉm Sơn, Vinh, Huế với các sản phẩm CMH khác nhau.
 Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về điều kiện kỹ thuật & vốn. Cơ sở năng lượng là một ưu tiên trong phát triển CN của vùng. Việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu theo một số hướng,...
* Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng, GTVT sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?
- BTB là vùng giàu TNTN có điều kiện thuận lợi phát triển KT-XH. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thiếu năng lượng, GTVT chậm phát triển nên Kt của vùng còn chầm phát triển.
- Phát triển CSHT, GTVT góp phần nâng cao vị trí cầu nối của vùng, giữa khu vực phía Bắc và phía Nam theo hệ thống QL 1 và đường sắt Thống Nhất.
- Phát triển các tuyến đường ngang, và đường Hồ Chí Minh giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây, tạo ra sự phân công lao động hoàn chỉnh hơn.
- Phát triển hệ thống cảng biển, sân bay tạo điều kiên thu hút đầu tư, hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất
Do đó phát triển cơ sở hạ tầng GTVT sẽ góp phần tăng cường mối giao lưu, quan hệ kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển KT-XH.
1,00
1,00
Lưu ý ; nếu học sinh trình bày theo cách khác so với đáp án nhưng vẫn đảm bảo những nội dung theo yêu cầu vẫn có thể cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe+DA_THPT.doc