UBND HUYỆN CHÂU THÀNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập –Tự do –Hạnh phúc ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi: GDCD; LỚP: 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi chính thức Câu 1: (5 điểm) Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp nào? Em tán thành hay không tán thành với ý kiến sau “Việc tiếp xúc, giao lưu với truyền thống của các dân tộc khác sẽ làm mai một truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Vì sao? * Tình huống: Chị gái em là sinh viên đi du học nước ngoài, trong dịp về quê đón tết cổ truyền, có dẫn theo 1 người bạn nước ngoài tên là Jenny. Khi gia đình em bày cỗ trên bàn thờ để cúng tổ tiên vào chiều 30 tết chị Jenny rất ngạc nhiên. - Em hãy giới thiệu để chị Jenny biết về phong tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. - Việc làm đó thể hiện điều gì? Nói lên truyền thống gì của dân tộc ta? Câu 2: (5 điểm) Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là gì? Nêu những điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo? Cho một ví dụ hoặc một tình huống mà trong ví dụ hoặc tình huống đó em có dùng một trong hai quyền trên. Câu 3: (5 điểm) Nêu đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật? * Tình huống: Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em: - Ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình? - Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó? Câu 4: (5 điểm) Hãy nêu một số quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ? Hiện nay tai nạn giao thông là mối quan tâm lớn của mọi người. Là học sinh em cần phải làm gì để góp phần giảm bớt tai nạn giao thông? * Tình huống: Hưng là học sinh lớp 9 (15 tuổi) mượn xe máy hon đa 50 phân khối rồi rủ Nam đua xe, "đánh võng" trên đường phố. Tại ngã tư, do phóng nhanh Hưng không dừng xe theo đèn báo, bị cảnh sát giao thông thổi còi bắt dừng, nhưng Hưng vẫn cố tình đi tiếp và gây va quẹt nhẹ vào một người đi xe đạp, làm hỏng xe nhưng không gây thương tích cho người. - Theo em, Hưng đã có những vi phạm pháp luật gì? Nếu là cảnh sát giao thông em sẽ xử lí vi phạm luật giao thông của Hưng như thế nào? - Hết - Họ và tên: ..................................................................... Số báo danh: ................................................................. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2013 -, 2014 Môn thi: GDCD - LỚP 9 Đề thi chính thức Nội dung Điểm Câu 1:, (5 điểm) - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp như: Yêu nước, cần cù lao động, nhân nghĩa, hiếu thảo, tôn sư trọng đạo, . - Không tán thành. Vì: Việc tiếp xúc, giao lưu với các truyền thống của các dân tộc không làm mai một mà còn làm giàu thêm truyền thống của dân tộc, nếu mình tiếp thu có chọn lọc * Tình huống: - Em sẽ giới thiệu đó là phong tục thờ cúng tổ tiên của Dân tộc Việt Nam, một nét đẹp văn hóa đặc trưng đã có từ lâu đời, Người Việt Nam thường cúng tổ tiên vào các ngày lễ, tết, ngày giỗ, - Việc làm đó thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, tưởng nhớ của con cháu đối với những người đã khuất để con cháu đời sau luôn nhớ đến tổ tiên của mình, không quên nguồn cội của mình. - Việc làm đó thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. 0.75 0.75 0.5 1.0 1.0 0,5 0,5 Câu 2: (5 điểm) Quyền khiếu nại: Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hoặc các hành vi, khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền tố cáo: Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những điểm giống nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo: - Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. - Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. - Là phương tiện để công dân tham gia quản lý Những điểm khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo: - Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại; Người tố cáo là mọi công dân - Khiếu nại nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân; Tố cáo nhằm ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, cơ quan và công dân. Ví dụ: (tùy theo ví dụ mà học sinh nếu, giám khảo xem xét cho điểm) 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 Câu 3: (5 điểm) * Đặc điểm của pháp luật: a. Tính quy phạm phổ biến: Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến b. Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật. c. Tính bắt buộc: (tính cưỡng chế) Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo quy định. * Bản chất của pháp luật: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ) * Vai trò của pháp luật: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội; giữ vững an ninh chính trị. trật tự an toàn xã hội, là phương tiên phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. * Tình huống: - Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình: đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lí. - Hành vi phạm pháp luật: đánh nhau với các bạn trong trường. Căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng. Câu 4: (5 điểm) Một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái. Khi vượt xe phải có báo hiệu và chú ý quan sát, chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước. Khi tránh xe ngược chiều, phải giảm tốc độ và đi về phía bên phải theo chiều xe chạy của mình. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe. Khi xuống phà, xe cơ giới xuống trước, xe thô sơ và người xuống sau, khi lên bến, người lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông. Để góp phần giảm bớt tai nạn giao thông học sinh cần phải: Thực hiện đúng những quy định của giao thông đường bộ: Không đi xe dàn hàng ngang, không thả tay. Tuyên truyền phổ biến rộng rãi về luật giao thông đường bộ cho mọi người, nhất là trong gia đình, cộng đồng dân cư. Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức nhằm truyên truyền luật giao thông đường bộ. Đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ. Tình huống: Hưng đã có những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ là: + Chưa đủ tuổi chạy xe gắn máy. + đua xe trái phép đánh võng trên đường + Không tuân theo đèn báo hiệu và lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông. + Gây va quẹt cho người khác Hưng bị xử phạt như sau: + Xử phạt hành chính: Phạt tiền với các lỗi nêu trên. + Phạt giam giữ xe gắn máy Thông báo hành vi vi phạm pháp luật của Hưng đến nhà trường để nhà trường có biện pháp xử lí. Hưng và gia đình có trách nhiệm sửa chữa xe hư hỏng cho người đi xe đạp. 1.5 1.5 1.0 1đ TỔNG CỘNG 20
Tài liệu đính kèm: